Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 28 - 30)

- Tỷ giá hối đoá

1.2.1. Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

Qua thực tiễn của các nước có mức tăng trưởng cao cho thấy vốn là một nhân tố đặc biệt quan trọng, là chìa khóa của sự thành cơng về tăng trưởng. Nhật Bản và các nước công nghệp mới (NIC) đã đạt được những thành quả vượt bậc về kinh tế nhờ thực hiện tốt chính sách huy động và đầu tư vốn. Vốn đã đóng góp hơn 50% mức tăng trưởng thu nhập của các nước này trong một thời gian dài. Vai trò quan trọng của vốn thể hiện ở chỗ, muốn khai thác tốt các nguồn lực tự nhiên như đất đai, tài nguyên thì ln cần có một lượng vốn đầu tư nhất định. Mơ hình tăng trưởng kinh tế của Harrod - Domar đã chứng minh là có sự quan hệ tỉ lệ thuận giữa tỉ lệ vốn đầu tư và tỉ lệ tăng trưởng thu nhập quốc nội (GDP). Quan hệ giữa mức tăng vốn đầu tư và tăng trưởng đã được xác lập bằng phương trình kinh tế:

Mức tăng GDP = Mức tăng vốn đầu tư /ICOR

Trong đó ICOR (Incremental Capital Output Ratio) là hệ số tăng trưởng vốn - đầu ra, biểu thị hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư.

Như vậy, bên cạnh việc sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả thì việc tỷ lệ vốn đầu tư tăng lên sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng tăng và ngược lại.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chỉ là một điều kiện tiền đề để tạo ra sự phát triển. Phát triển kinh tế là cả một quá trình làm biến đổi sâu sắc về mọi mặt kinh tế xã hội của một đất nước cả về số lượng và chất lượng trong dài hạn. Phát triển kinh tế đòi hỏi sự tăng trưởng phải được duy trì liên tục trong dài hạn, tạo nên những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế và cấu trúc xã hội theo hướng hiện đại. Nền kinh tế hoạt động với năng suất và hiệu quả càng cao, hàng hóa càng có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ mơi trường được nâng cao, đời sống vật chất và văn hóa của người dân được cải thiện rõ rệt.

Ngoài những tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc duy trì lâu dài nguồn cung cấp vốn đầu tư một cách hiệu quả sẽ góp phần quan trọng để đạt những mục tiêu phát triển kinh tế. Điều này thể hiện trước hết ở tác động của vốn đầu tư đến việc phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế một cách vững chắc. Việc kiến tạo cơ sở hạ tầng luôn phải đi trước một bước để mở đường cho nền kinh tế phát triển. Ngân hàng Thế giới đã nhận định rằng sự gia tăng tổng sản phẩm quốc gia thường tương ứng với sự

gia tăng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Vì vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải có một lượng vốn đủ lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Mặt khác, để đạt được mục đích phát triển kinh tế nhanh và bền vững, cần phải tạo cơ cấu kinh tế tối ưu phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi nước. Một cơ cấu kinh tế tối ưu luôn bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hòa cả về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng và lãnh thổ. Ở đây, vốn đầu tư đóng vai trị quan trọng trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực tiềm năng tạo ra động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tối ưu, từ đó tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững.

Vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế còn thể hiện qua việc vốn bảo đảm sự kết hợp cấn đối giữa tiết kiệm và đầu tư. Tiết kiệm chính là nguồn gốc của đầu tư, nhưng việc tiết kiệm và đầu tư được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau, do đó dễ dẫn đến tình trạng nền kinh tế bị thừa hoặc thiếu vốn bởi các chủ thể khác nhau do đó dễ dẫn đến tình trạng nền kinh tế bị thừa hoặc thiếu vốn làm cho sự phát triển không ổn định, tăng trưởng thấp, thất nghiệp gia tăng. Trong tình trạng thừa vốn, nhà nước phải khuyến khích đầu tư và kích cầu tiêu dùng để tiêu hóa tốt lượng vốn từ tiết kiệm. Trong trường hợp thiếu vốn, nhà nước phải có chính sách thu hút vốn từ bên ngồi, kiểm soát và nâng cao hiệu quả hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời phải thực hành tiết kiệm để nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trong nước. Sự chu chuyển vốn sẽ tạo nên sự cân bằng vĩ mơ giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần ổn định và phát triển kinh tế.

Vốn còn là điều kiện không thể thiếu trong việc tạo ra công ăn việc làm, qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Vốn đầu tư góp phần quan trọng trong việc phát triển giáo dục, y tế, văn hóa thúc đẩy xã hội theo hướng công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 28 - 30)