Công tác phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 41 - 42)

- Tỷ giá hối đoá

2.1.2.2. Công tác phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

- Đường bộ: Trong các năm qua, bằng nhiều nguồn vốn tỉnh đã tiến hành đầu tư nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, có nhiều cơng trình góp phần quan trọng vào việc chỉnh trang đô thị, thu hút du khách và nhà đầu tư, đó là: Tuyến đường Thuận Quý - Tiến Thành - Phan Thiết - Hòa Thắng, Hàm Minh - Thuận Quý, Quốc lộ 1A - Tà Cú, Tà Cú - ĐT712, đường xuống biển Khu du lịch Tiến Thành, đường vào Khu du lịch Thác Bà, đường ĐT Chí Cơng - Bình Thạnh, mở rộng đường du lịch Bình Thạnh - Chùa Hang; tuyến đường 706B Phan Thiết - Mũi Né. Hoàn thành hệ thống vĩa hè (phía biển) khu vực Hàm Tiến - Mũi Né, thành phố Phan Thiết; các bãi đầu xe ở khu du lịch Đồi Dương, Hòn Rơm (Phan Thiết), Bình Thạnh (Tuy Phong), Tân Hải (La Gi)…

- Đường sắt: Nâng cấp tuyến đường sắt và các ga trên tuyến đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh, hiện đã có tuyến đường sắt chạy hàng ngày phục vụ khách du lịch từ Sài Gòn đi Phan Thiết và ngược lại. Hiện đang xây dựng ga Phan Thiết mới (cách ga cũ 1,5 km về phía Bắc) với cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đồng thời hoàn chỉnh tuyến đường sắt nhánh nối ga Mương Mán - ga Phan Thiết mới.

- Đường biển: Đã xây dựng và đưa ra vào sử dụng các cảng cá Phan Thiết, cảng Phú Quý, hiện đang xây dựng cảng Hòn Rơm, đồng thời cải tạo và nâng cấp các cảng La Gi, cảng Phan Rí Cửa

- Sân bay: Nâng cấp sân bay Phú Quý, đồng thời phối hợp Bộ Giao thông Vận tải xúc tiến nghiên cứu xây dựng sân bay du lịch tại xã Hịa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

- Thơng tin liên lạc: Đầu tư xây dựng hơn 300 trạm BTS, hồn thành phủ sóng di động các khu du lịch: Vĩnh Tân, Bình Thạnh, Hịa Thắng, Mũi Né - Hòn Rơm, Long Sơn - Suối Nước, Tiến Thành, Thuận Quý, Tân Thành Tân Tiến, Tân Hải, Hàm Thuận - Đa My. Mở rộng mạng truyền hình cáp phục vụ nhu cầu của du khách cho hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trong tỉnh. Phát triển mạng lưới các Bưu cục tại các khu du lịch với mật độ 1,96 km/điểm.

- Hệ thống cấp điện: Hoàn thành xây dựng lưới điện 22KV phủ khắp các khu du lịch và các khu quy hoạch du lịch; nâng cao công suất trạm biến áp 110 KV Phan Thiết từ 65MVA lên 80MVA, trạm 110KV Hàm Thuận Nam từ 40 MVA lên 65 MVA. Điện năng phục vụ cho hoạt động du lịch tại các khu du lịch trọng điểm được duy trì, khơng cắt điện tiết giảm. Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đường điện chiếu sáng cho các tuyến đường Phan Thiêt - Tiến Lợi - Tiến Thành, tuyến bãi sau Mũi Né, tuyến Thuận Quý - Tân Thành, QL 1A - Tà Cú.

- Hệ thống cấp, thoát nước: Nhà máy nước Phan Thiết có cơng suất 25.000 m3/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất; nhiều hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt và phục vụ du lịch như: Hệ thống cấp nước Lầu Ơng Hồng - Đá Ơng Địa - Hàm Tiến - Mũi Né - Hòn Rơm, hệ thống cấp nước khu du lịch Thuận Quý - Khe Gà - Hòn Lan, hệ thống cấp nước khu vực Bình Thạnh - Tuy Phong…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 41 - 42)