Huy động vốn từ Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 49 - 52)

- Tỷ giá hối đoá

b. Doanh thu du lịch

2.2.1. Huy động vốn từ Ngân sách Nhà nước

Trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền, địa phương, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều nỗ lực trong công tác thu ngân sách. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn năm 2005-2010 đạt 34.370 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 37,60%; trong đó thu ngân sách địa phương đạt 28.005 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 51,34%, thu trợ cấp từ trung ương đạt 6.365 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 15,44%. Năm 2005 tổng thu ngân sách toàn tỉnh 3.566 tỷ đồng, trong đó thu trợ cấp từ trung ương 645 tỷ đồng, đến năm 2010 tổng thu ngân sách toàn tỉnh 9.402 tỷ đồng, tăng 163,66% so với năm 2005, trong đó thu trợ cấp từ trung ương tăng 137,52% so với năm 2005. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt 30,07%.

Bảng 2.3: Thu ngân sách tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cộng

I Tổng thu ngân sách 3.566 3.698 4.983 5.411 7.310 9.402 34.370 Tỉ lệ tăng (%) 114,82 3,70 34,75 8,59 35,10 28,62 37,60 1 Thu ngân sách địa

phương 2.921 2.951 4.025 4.317 5.921 7.870 28.005 Tỉ lệ tăng (%) 193,27 1,03 36,39 7,25 37,16 32,92 51,34 2 Thu trợ cấp từ TW 645 747 958 1.094 1.389 1.532 6.365 Tỉ lệ tăng (%) -2,86 15,81 28,25 14,20 26,97 10,30 15,44

II GDP 8.107 10.176 12.867 16.721 19.791 24.498 92.160III Thu NSĐP/GDP (%) 36,03 29,00 31,28 25,82 29,92 32,13 30,07 III Thu NSĐP/GDP (%) 36,03 29,00 31,28 25,82 29,92 32,13 30,07

(Nguồn: Sở Tài chính và Cục Thống kê)

Biểu đồ 2.3: Thu ngân sách tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010

3.566 3.698 4.983 5.411 7.310 9.402 2.921 2.951 4.025 4.317 5.921 7.870 645 747 958 1.094 1.389 1.532 - 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng thu ngân sách Thu ngân sách địa phương Thu trợ cấp từ TW

Qua phân tích số liệu cho thấy, mặc dù tỉnh Bình Thuận đã có nhiều nổ lực trong việc huy động vốn vào ngân sách, có sự gia tăng qua các năm, nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, do trong cơ cấu tỉnh thì khu vực nơng lâm ngư vẫn cịn chiếm tỷ trọng cao, chưa có sự phát triển mạnh mẽ trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, tình hình phát triển kinh tế địa phương vẫn còn chậm, các doanh nghiệp kinh doanh vẫn chưa phát huy hiệu quả, việc thực hiện luật thuế chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng thất thu thuế, nhất là đối với khu vực kinh tế tư nhân, do đó nguồn thu ngân sách địa phương vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu chi ngân sách nên tỉnh Bình Thuận vẫn cịn nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương.

Nguồn thu ngân sách của tỉnh chủ yếu sử dụng chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển là rất quan trọng, đóng vai trị trong việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh để góp phần tạo nguồn thu lớn hơn trong những năm tới.

Bảng 2.4: Chi ngân sách tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cộng

I Tổng chi 1.957 2.198 2.361 2.730 3.055 4.046 16.347 Tỉ lệ tăng (%) 14,51 12,31 7,42 15,63 11,90 32,44 15,70 1 Chi đầu tư phát

triển 730 939 904 895 1.066 1.351 5.885

Tỷ trọng (%) 37,30 42,72 38,29 32,78 34,89 33,39 36,56 Tỉ lệ tăng (%) -7,94 28,63 -3,73 -1,00 19,11 26,74 10,30 2 Chi thường xuyên 1.227 1.259 1.457 1.835 1.989 2.292 10.059 Tỷ trọng (%) 62,70 57,28 61,71 67,22 65,11 56,65 61,78 Tỉ lệ tăng (%) 61,87 2,61 15,73 25,94 8,39 15,23 21,63

(Nguồn: Sở Tài chính)

Biểu đồ 2.4: Chi Ngân sách tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010

1.957 2.198 2.361 2.730 3.055 4.046 730 939 904 895 1.066 1.351 1.227 1.259 1.457 1.835 1.989 2.292 - 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng chi Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên

Qua phân tích số liệu cho thấy, tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm, tổng chi ngân sách giai đoạn năm 2005-2010 đạt 16.347 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 15,70%; trong tổng chi ngân sách nhà nước, chi đầu tư phát triển có sự gia tăng đáng kể, năm 2010 đạt 1.351 tỷ đồng, tăng 85% so với năm 2005.

Điều này cho thấy chính quyền, địa phương tỉnh Bình Thuận đã hết sức nổ lực trong việc huy động nguồn vốn và sử dụng phần lớn ngân sách để chi đầu tư phát triển

nền kinh tế, trong đó tập trung đầu tư cơng trình giao thơng, đầu tư và nâng cấp đường điện, hệ thống chiếu sáng, cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, bưu chính viễn thông đến các khu du lịch. Trong giai đoạn 2005-2010, hàng năm bình quân chi đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình phục vụ phát triển du lịch chiếm từ 25-30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản toàn tỉnh. Đây là tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu đầu tư hàng năm, thể hiện sự quan tâm của chính quyền, địa phương đối với việc phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 49 - 52)