Huy động vốn từ Tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 52 - 55)

- Tỷ giá hối đoá

b. Doanh thu du lịch

2.2.2. Huy động vốn từ Tín dụng ngân hàng

Nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế ngày càng tăng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, các tổ chức tín dụng đã đa dạng các biện pháp huy động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong giao dịch với ngân hàng, do đó việc huy động nguồn vốn qua kênh tín dụng gia tăng, năm 2005 nguồn vốn huy động là 1.564 tỷ đồng, đến năm 2010 nguồn vốn huy động là 8.196 tỷ đồng tăng 424% so với năm 2005 (gấp 5,24 lần). Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2005- 2010 là 25.540 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 39,43%.

Bảng 2.5: Tổng nguồn vốn tín dụng ngân hàng giai đoạn 2005-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn vốn 1.564 2.086 3.141 4.503 6.050 8.196

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Thuận)

Biểu đồ 2.5: Tổng nguồn vốn tín dụng ngân hàng giai đoạn 2005-2010

1.564 2.086 3.141 4.503 6.050 8.196 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Qua đó, các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng sử dụng các nguồn vốn huy động này thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế.

Trong giai đoạn 2005-2010, tình hình huy động vốn để cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đều tăng qua các năm, tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn cuối năm 2010 là 5.658 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình qn là 40,98%/năm. Cơ cấu dư nợ tín dụng đến cuối năm 2010, nếu phân theo thành phần kinh tế thì khu vực tư nhân, cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất 72,61%, kế là hỗn hợp 21,56%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 3,84%, nhà nước 1,56%, tập thể 0,44%; Phân theo khu vực, thì ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, có số dư nợ 3.130 tỷ đồng tăng 499% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 55,32%, trong đó phần lớn của các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào du lịch. Do đó, việc huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong những năm vừa qua đã góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó đặc biệt là phát triển ngành du lịch.

Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn đến 31/12 giai đoạn 2005-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dư nợ 2.669,0 3.665,0 5.004,0 6.201,0 8.741,0 11.165 Phân theo thành phần 1.047,8 1.757,0 2.475,0 2.959,0 3.927,0 5.658,0 - Nhà nước 31,8 112,0 79,0 684,0 73,0 88,0 - Tập thể 6,8 7,0 16,0 26,0 26,0 25,0 - Tư nhân, cá thể 998,0 1.437,0 2.122,0 1.926,0 3.343,0 4.108,0

- Có vốn đầu tư nước ngoài 11,2 96,0 142,0 144,0 132,0 217,0 - Hỗn hợp - 105,0 116,0 179,0 353,0 1.220,0

Phân theo khu vực 1.047,8 1.757,0 2.475,0 2.959,0 3.927,0 5.658,0

- Nông lâm ngư nghiệp 432,0 618,0 788,0 802,0 1.000,0 1.360,0 - Công nghiệp và xây dựng 93,5 173,0 213,0 197,0 631,0 1.168,0

Bên cạnh việc huy động nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tại Bình Thuận cũng đã đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn của các thành phần kinh tế nhằm giải quyết những khó khăn về vốn lưu động góp phần duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng dự nợ ngắn hạn cuối năm 2010 là 5.507 tỷ đồng gấp 3,4 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 28,26%/năm. Trong đó dư nợ khu vực dịch vụ tăng qua các năm, với tốc độ tăng bình quân 35,21%/năm.

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng ngắn hạn đến 31/12 giai đoạn 2005-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dư nợ 2.669,0 3.665,0 5.004,0 6.201,0 8.741,0 11.165 Phân theo thành phần 1.621,2 1.908,0 2.529,0 3.242,0 4.814,0 5.507 - Nhà nước 148,3 125,0 65,0 103,0 150,0 113,0 - Tập thể 0,53 1,0 1,0 3,0 8,0 12,0 - Tư nhân, cá thể 1.469,0 1.528,0 2.376,0 2.953,0 4.146,0 4.801,0

- Có vốn đầu tư nước ngoài 3,37 3,0 9,0 3,0 16,0 16,0 - Hỗn hợp - 251,0 78,0 180,0 494,0 565,0

Phân theo khu vực 1.621,2 1.908,0 2.529,0 3.242,0 4.814,0 5.507

- Nông lâm ngư nghiệp 682,1 749,0 974,0 1.197,0 1.533,0 1.507,0 - Công nghiệp và xây dựng 268,6 290,0 616,0 409,0 1.109,0 1.146,0 - Dịch vụ 670,5 869,0 939,0 1.636,0 2.172,0 2.854,0

(Nguồn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận)

Trong tổng dư nợ tín dụng ngân hàng, mặc dù dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ tín dụng trung và dài hạn, nhưng tỷ trọng của nợ vay trung và dài hạn có xu hướng tăng lên, từ mức 39,26%/năm vào năm 2005, đến năm 2010 đã tăng lên 50,67%. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động từ kênh nguồn tín dụng tại Bình Thuận được tập trung đầu tư phát triển ngày càng gia tăng, mà phần lớn là đầu tư vào du lịch.

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ tín dụng đến 31/12 giai đoạn 2005-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng dư nợ 100 100 100 100 100 100

Dư nợ trung và dài hạn 39,26 47,94 49,46 47,72 44,93 50,67 Dư nợ ngắn hạn 60,74 52,06 50,54 52,28 55,07 49,33

(Nguồn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận)

Nhìn chung, tình hình huy động vốn đầu tư qua kênh tín dụng ngân hàng tại tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua đã có sự gia tăng qua các năm nhằm đáp ứng được một phần nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong đó có ngành du lịch.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đầu tư thì quy mơ huy động vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng cịn nhỏ, và các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến tỉnh đầu tư kinh doanh du lịch, do đó nguồn vốn tín dụng trong thời gian qua vẫn chưa đóng vai trị là một trong những kênh chủ yếu để huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch tại Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 52 - 55)