Khái quát tình hình KTXH, dân số và mức sống hộ gia đình của TP.ĐN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách phát triển nhà ở cho hộ thu nhập thấp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 27 - 30)

3.1.1 Tình hình KTXH của TP.ĐN

Từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương đến nay, Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu nổi bật về phát triển KTXH, ngày càng khẳng định vai trò trung tâm KTXH của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Kinh tế thành phố liên tục đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao, cùng với đó là q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân của TP.ĐN tăng từ 9,39%/năm giai đoạn 1997-2000 lên 13,15%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Trong giai đoạn 2006-2010, do chịu ảnh hưởng nặng nề của 2 cơn bão Chanchu và Xangsane, và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng đã giảm xuống còn 10,97%/năm nhưng vẫn cao hơn nhiều so với của cả nước là 6,7%/năm.

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP theo giá so sánh 1994

Đồng thời, TP.ĐN còn nổi lên như một “hiện tượng” trong việc chỉnh trang và phát triển hạ tầng đô thị, cho thấy tốc độ đơ thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ. Năm 1997, diện tích nội ơ khoảng 5.000 ha, nay đã tăng lên gần gấp 5 lần với 24.151 ha (Cục Thống kê TP.ĐN, 2011). Tính đến 9/2009, tổng diện tích đất thu hồi trên địa bàn TP.ĐN là 11.488 ha với tổng số hộ bị giải tỏa đền bù khoảng 82.740 hộ (Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, 2009), chủ yếu để phát triển CSHT, hình thành các khu cơng nghiệp tập trung, khu đô thị mới... Đến nay, mạng lưới điện, bưu chính viễn thơng, cấp thốt nước, các tuyến đường giao thông huyết mạch đã tương đối hoàn chỉnh, diện mạo một thành phố hiện đại ngày càng rõ nét. Tiến trình đơ thị hóa diễn ra với tốc độ khá cao đã thúc đẩy KTXH phát triển, nâng cao điều kiện sống của nhân dân nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, mà trước tiên là vấn đề nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng. Trong số 82.740 hộ bị giải tỏa, có 41.282 hộ thuộc diện giải tỏa thu hồi đi khỏi nơi cư trú, 21.125 hộ giải tỏa một phần, và 20.333 hộ thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Tổng số hộ giải tỏa được bố trí đất tái định cư khoảng 35.324 hộ, vẫn còn 5.958 hộ (14,43%) chưa được giải quyết (Văn phịng Thành ủy Đà Nẵng, 2009). Bên cạnh đó, các hộ phụ sinh sống theo các hộ chính bị giải tỏa và các hộ có giá trị đền bù thấp cũng gặp khó khăn về chỗ ở. Các đối tượng này ước tính chiếm 10% tổng số hộ giải tỏa (tương đương 8.274 hộ).

3.1.2 Quy mô dân số và mức sống hộ gia đình qua các cuộc tổng điều tra xã hội học

3.1.2.1 Quy mô dân số và hộ gia đình

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009, TP.ĐN xếp thứ 59 trên cả nước về diện tích với 1.256 km2 (trong đó đất liền là 978,1 km2); xếp thứ 43 về số dân với 887.435 người; mật độ dân số xếp thứ 13 với 907 người/km2

tính trên đất liền. Dân số phân bố không đều giữa các quận, huyện. Quận tập trung đông dân cư gồm Hải Châu, Sơn Trà và đặc biệt là quận Thanh Khê có mật độ dân số cao nhất Thành phố với 18.380 người/km2

, . TP.ĐN có 5 phường có mật độ trên 30.000 người/km2 và có dấu hiệu quá tải về nhà ở, đất ở là Tân Chính, Hải Châu 2, Tam Thuận, Nam Dương, Vĩnh Trung.

Kết quả Tổng điều tra cũng cho thấy số người trung bình trong mỗi hộ gia đình khá thấp so với tồn quốc và có xu hướng giảm dần về quy mô. Theo Tổng điều tra năm 1999 bình qn có 4,72 người/hộ, đến 2009, mỗi hộ chỉ còn 3,19 người. Vào năm 1999, hộ gia đình phổ biến là 5 người, đến năm 2009 hộ gia đình phổ biến là 4 người. Quy mơ hộ gia đình

nhỏ đi trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng tương ứng với việc số hộ gia đình tăng lên và có sự phân tán dân ra nhiều nơi. Nhu cầu sống riêng lẻ từng gia đình tạo ra nhu cầu lớn và đa dạng hơn về đất ở, nơi ở, CSHT…

Hiện Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất nước. Dân số khu vực nội thành năm 2009 của TP.ĐN là 773.470 người, chiếm tỷ lệ 86,87% tổng dân số.

Bảng 3.1: Cơ cấu dân số theo khu vực của TP.ĐN

Cơ cấu dân số 1/4/1979 1/4/1989 1/4/1999 1/4/2009

Thành thị 83,44% 84,79% 85,64% 86,87%

Nông thôn 16,56% 15,21% 14,36% 13,13%

Nguồn: Cục Thống kê TP.ĐN (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 TP.ĐN

Dân số Đà Nẵng đã tăng nhanh trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm bình quân trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2009 là 2,63%, xếp thứ 6 trên cả nước về tốc độ tăng trưởng. Trong đó, tỷ lệ tăng tự nhiên chỉ khoảng 1,2%và tỷ lệ tăng do di cư khoảng 1,4%. Mỗi năm tại Đà Nẵng tăng cơ học khoảng 15.000 người, chủ yếu là tăng do di cư từ các tỉnh lân cận.

Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm của TP.ĐN và cả nước

Nguồn: Cục Thống kê TP.ĐN (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 TP.ĐN

Tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế dẫn đến sự gia tăng số lượng người nhập cư trong những năm qua đã tạo điều kiện và động lực cho kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng mang đến những ảnh hưởng nhất định trong công tác quản lý đơ thị. Trong đó, việc giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho người nhập cư cần được lưu tâm.

2,36% 2,31% 2,63% 2,10% 1,70% 1,20% 0% 1% 2% 3% 1979-1989 1989-1999 1999-2009 Đà Nẵng Toàn quốc

3.1.2.2 Mức sống hộ gia đình

Cùng với tăng trưởng kinh tế, GDP bình qn đầu người của TP.ĐN có sự cải thiện đáng kể, an sinh xã hội được đảm bảo và mức sống dân cư liên tục được nâng cao. Năm 1997, GDP bình quân đầu người của TP.ĐN là 3,6 triệu đồng/năm, đến năm 2010 đã tăng lên đến 29,6 triệu đồng/năm, (Cục Thống kê TP.ĐN, 2010). Từ lâu, TP.ĐN đã khơng cịn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,7% cuối năm 2006 ước còn 0% cuối năm 2010 theo chuẩn quốc gia, và từ 7,67% cuối năm 2006 ước còn 0,77% cuối năm 2010 theo chuẩn riêng của TP.ĐN (Phụ lục 3).

Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, mức độ phân hóa giàu nghèo cũng ngày càng rõ rệt. Bảng 3.2 cho thấy mức độ chênh lệch giữa nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm 5) và nhóm hộ có thu nhập thấp nhất (nhóm 1) của TP.ĐN qua các kỳ điều tra mức sống hộ gia đình đã ngày càng tăng. Nếu năm 2002 mức chênh lệch này là 5,4 lần thì đến năm 2010 đã tăng lên đến 6,6 lần. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng cũng là một trong những nguyên nhân đẩy các hộ gia đình có thu nhập thấp ngày càng xa quỹ nhà ở trên thị trường bởi khả năng chi trả cho nhà ở của họ ngày càng cách xa nhóm hộ giàu.

Bảng 3.2: Mức độ chênh lệch thu nhập trong dân số của TP.ĐN

ĐVT: 1000 VNĐ, giá hiện hành Năm Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Chênh lệch giữa nhóm 5 với nhóm 1 (lần) 2002 462,6 178,7 281,1 373,9 509,7 971,1 5,4 2004 670,2 251,0 397,1 551,8 770,9 1.379,6 5,5 2006 853,0 319,8 515,2 689,9 956,0 1.785,2 5,6 2008 1.366,6 489,8 804,2 1.071,7 1.499,6 2.962,6 6,1 2010 1.897,0 667,7 1.026,8 1.397,5 1.988,8 4.420,9 6,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010), Kết quả khảo sát Mức sống dân cư năm 2010 (Điều tra mức sống hộ gia đình 2 năm 1 lần - VHLSS)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách phát triển nhà ở cho hộ thu nhập thấp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 27 - 30)