Mối quan hệ giữa các nhân tố ĐHCT và chi phí sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm định tác động của điều hành công ty đến việc lực chọn các quyết định tài chính (Trang 61 - 67)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Mối quan hệ giữa các nhân tố ĐHCT và chi phí sử dụng vốn

Các bảng từ bảng 4.17 đến bảng 4.21 chi phí sử dụng vốn của cơng

ty được phân loại dựa vào các số thành phần và số tổng ĐHCT. Kết

quả cho thấy chi phí sử dụng vốn của những cơng ty có ĐHCT kém cao hơn . Sự khác

biệt lớn xảy ra khi các công ty được phân loại theo

. Những kết quả này nhất quán với thuyết chi phí đại diện cho rằng do cấu trúc vốn của những cơng ty có ĐHCT kém đi xa mức tối ưu hơn các

cơng ty có ĐHCT tốt dẫn đến chi phí vốn cao.

Bảng 4.17 thể hiện chi phí sử dụng vốn của các cơng ty có ĐHCT kém cao

hơn rất nhiều so với các cơng ty có ĐHCT tốt (chi phí sử dụng vốn tại các công ty ĐHCT kém là 15,21 trong khi chi phí sử dụng vốn của các cơng ty ĐHCT tốt chỉ là 0,54).

Bảng 4.17 – Chi phí sử dụng vốn của các công ty được phân loại theo biến tổng các nhân tố ĐHCT N ĐHCT TỐT ĐHCT KÉM 2007 109 1,22 45,36 2008 109 (0,52) (0,53) 2009 109 0,92 0,81 2007-2009 327 0,54 15,21

Nguồn: Báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM

Kết quả cũng tương tự khi phân loại các công ty theo biến thành phần Ban quản lý (bảng 4.18). Chi phí sử dụng vốn của các cơng ty có thành phần Ban quản lý độc lập là 0,62, trong khi chi phí sử dụng vốn của các cơng ty có thành phần Ban quản lý thiếu độc lập là 9,11.

Bảng 4.18 – Chi phí sử dụng vốn của các cơng ty được phân loại theo biến thành phần Ban quản lý ĐHCT TỐT ĐHCT KÉM 2007 109 1,45 27,01 2008 109 (0,53) (0,52) 2009 109 0,95 0,85 2007-2009 327 0,62 9,11

Nguồn: Báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM

Tuy nhiên, khi các công ty được phân loại theo lương thưởng khuyến khích cho nhà quản lý thì chi phí sử dụng vốn của các cơng ty có chính sách lương thưởng khuyến khích tốt cao hơn các cơng ty có chính sách lương thưởng khuyến khích kém (bảng 4.19).

Bảng 4.19 – Chi phí sử dụng vốn của các cơng ty được phân loại theo biến thành phần Ban quản lý ĐHCT TỐT ĐHCT KÉM 2007 109 20,20 (0,87) 2008 109 (0,53) (0,44) 2009 109 0,89 0,63 2007-2009 327 6,86 (0,23)

Nguồn: Báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM

Và chi phí sử dụng vốn của các cơng ty có quyền cổ đơng mạnh mẽ và trình bày minh bạch thơng tin ĐHCT thì thấp hơn rất nhiều so với các cơng ty có quyền cổ đơng kém và trình bày thiếu minh bạch thông tin ĐHCT (bảng

4.20 và bảng 4.21).

Bảng 4.20 – Chi phí sử dụng vốn của các cơng ty được phân loại theo biến quyền cổ đông ĐHCT TỐT ĐHCT KÉM 2007 109 0,36 24,04 2008 109 (0,56) (0,51) 2009 109 1,04 0,84 2007-2009 327 0,28 8,12

Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM Bảng 4.21 – Chi phí sử dụng vốn của các cơng ty được phân loại theo biến

trình bày minh bạch thơng tin ĐHCT

ĐHCT TỐT ĐHCT KÉM 2007 109 3,37 21,35 2008 109 (0,62) (0,51) 2009 109 1,11 0,85 2007-2009 327 1,28 7,23

Kết luận chương 4

Qua bảng thống kê mô tả (Bảng 4.1), kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình vốn lớn hơn nợ dài hạn của các công ty niêm yết tại Việt Nam, điều này cho thấy nợ không được các công ty tại Việt Nam sử dụng như một cơ chế ĐHCT để kiểm sốt các chi phí đại diện. Đồng thời, bảng 4.1 cũng cho thấy các cơng ty có khuynh hướng tăng nợ để tận dụng các lợi thế của nợ, làm tăng giá trị công ty. Tuy nhiên, việc tăng nợ khá nhiều dẫn đến nguy cơ thiếu khả năng thanh toán trong các năm tiếp theo do phải thanh toán thêm khoản vay dài hạn.

Các bảng từ bảng 4.2 đến bảng 4.6 thể hiện cấu trúc vốn của các công ty được chia thành vốn theo giá trị thị trường và vốn theo giá trị sổ sách, và được phân loại theo biến số tổng các nhân tố ĐHCT và từng nhân tố thành phần của ĐHCT. Khi phân loại cấu trúc vốn theo biến số tổng ĐHCT, kết quả cho thấy ĐHCT tốt hay kém không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc vốn theo giá trị thị trường. Tuy nhiên, khi cấu trúc vốn được phân loại theo các biến số thành phần thì cho thấy ĐHCT khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau đến cấu trúc vốn, như sau:

- Khi phân loại cấu trúc vốn theo thành phần Ban quản lý cho thấy những

cơng ty nào có ĐHCT tốt thì theo đuổi chính sách nợ tối ưu nhằm làm tăng giá trị công ty thông qua việc phát hành nợ, phù hợp với những kết luận của Abor (2007) cho rằng HĐQT càng độc lập thì lực đòn bẩy cao hơn.

- Kết quả tương tự khi phân loại cấu trúc vốn theo lương thưởng khuyến

khích cho nhà quản lý, điều này nhất quán với thuyết quản lý cố thủ cho rằng những cơng ty có chính sách lương thưởng khuyến khích liên kết mục tiêu của nhà quản lý và mục tiêu của cổ đơng yếu kém thì thích phát hành vốn hơn nợ.

- Các cơng ty có quyền cổ đông yếu kém sử dụng nợ như một công cụ

thiếu minh bạch thì sử dụng nợ nhiều hơn. Những kết quả này cho thấy thị trường khơng ủng hộ các cơng ty có ĐHCT yếu kém do hạn chế quyền cổ đông và không truyền đạt thông tin minh bạch đến thị trường.

Các bảng từ bảng 4.7 đến bảng 4.11 thể hiện mối quan hệ giữa ĐHCT và dòng lưu chuyển tiền của các công ty, kết quả như sau:

- Với biến số tổng các nhân tố ĐHCT, các cơng ty có ĐHCT tốt cũng như

các cơng ty có ĐHCT kém đều thích phát hành vốn hơn nợ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu bằng tiền, cho thấy nhân tố tổng ĐHCT bị thất bại trong kiểm sốt chi phí đại diện (Jung và các cộng sự, 1996).

- Trái lại, khi phân loại các công ty theo biến số thành phần Ban quản lý,

kết quả cho thấy các cơng ty có ĐHCT tốt phát hành nợ nhiều hơn vốn, và các cơng ty có ĐHCT kém phát hành vốn nhiều hơn nợ.

- Các cơng ty có chính sách lương thưởng khuyến khích tốt hay kém đều

tài trợ cho nhu cầu tiền mặt bằng việc phát hành vốn, nhưng cơng ty có chính sách lương thưởng tốt, liên kết được động cơ của nhà quản lý và động cơ của cổ đông phát hành vốn nhiều hơn, và phát hành cả nợ để bổ sung cho nhu cầu tiền mặt. Điều này cho thấy lương thưởng khuyến khích dự trên vốn khơng ảnh hưởng đến đầu tư. Tuy nhiên, những cơng ty có quyền cổ đông yếu kém phát hành nợ nhiều hơn để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu, điều này nhất quán với nghiên cứu của Jiraporn P. (2006) cho rằng những công ty nào chấp nhận tỷ lệ nợ cao thì có quyền cổ đơng yếu kém.

- Những công ty minh bạch thông tin ĐHCT thì có đủ thu nhập để trang

trải chi tiêu, hơn nữa họ dựa vào những chứng chỉ nợ và cổ tức để kiểm sốt chi phí đại diện, trong khi những cơng ty trình bày thơng tin ĐHCT thiếu minh bạch thì thích phát hành vốn hơn nợ, điều này nhất quán với vấn đề quản lý cố thủ.

- Cũng như các nghiên cứu trước đây, các cơng ty có ĐHCT tốt trả cổ tức

Các bảng từ bảng 4.12 đến bảng 4.16 kiểm tra tác động của ĐHCT đến việc đầu tư và tài trợ của công ty, như sau:

- Các cơng ty có ĐHCT tốt tài trợ cho đầu tư thấp hơn các công ty có

ĐHCT kém, do vậy các cơng ty có ĐHCT kém phải phát hành nhiều vốn và nợ hơn để tài trợ cho đầu tư.

- Tuy nhiên, các cơng ty có lương thưởng khuyến khích tốt hay kém đều tài

trợ cho đầu tư như nhau, nhưng các cơng ty có chính sách lương thưởng tốt có thu nhập bằng tiền mặt cao hơn nhiều so với các cơng có chính sách lương thưởng kém.

- Các cơng ty có quyền cổ đơng cao tài trợ cho đầu tư nhiều hơn bằng phát

hành vốn nhiều hơn, và các công ty có quyền cổ đơng yếu kém phát hành nợ nhiều hơn.

- Các công ty minh bạch thông tin ĐHCT có thu nhập bằng tiền mặt cao

hơn các cơng ty thiếu minh bạch trong trình bày thơng tin ĐHCT.

Các bảng từ bảng 4.17 đến bảng 4.21 trình bày mối quan hệ giữa ĐHCT và chi phí sử dụng vốn, kết quả cho thấy các cơng ty có ĐHCT tốt thì chi phí sử dụng vốn thấp hơn nhiều so với các cơng ty có ĐHCT yếu kém, sự khác biệt lớn xảy ra khi phân loại theo thành phần Ban quản lý. Những kết quả này nhất quán với thuyết chi phí đại diện cho rằng cấu trúc vốn của những cơng ty có ĐHCT kém đi xa mức tối ưu hơn các cơng ty có ĐHCT tốt dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN ĐHCT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kiểm định tác động của điều hành công ty đến việc lực chọn các quyết định tài chính (Trang 61 - 67)