Con đƣờng du nhập Phật giáo vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 87 - 91)

- Các cơng trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là cơng

2.3.2. Con đƣờng du nhập Phật giáo vào Việt Nam

Cũng theo tác giả Thiền uyển tập anh khi nhắc lời của Pháp sư Đàm Thiên tâu với vua Cao Tổ Tùy Văn Đế (590 - 618), Trung Quốc, rằng cõi Giao Châu có đường thơng sang Thiên Trúc (Ấn Độ), đường đó cịn gần hơn từ Thiên Trúc sang Trung Quốc, như vậy Giao Châu theo đạo Phật trước Trung Quốc, bấy giờ đã có các vị sư là Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương từ cõi Tây Trúc đến truyền đạo [121, tr.32-33]. Với cứ liệu lịch sử quan trọng này, có thể khẳng định, Phật giáo du nhập vào Việt Nam ở giai đoạn đầu là trực tiếp từ Ấn Độ. Con đường du nhập Phật giáo vào Việt Nam là đường thủy và đường bộ.

Về mặt địa lý, chúng ta có thể thấy rõ, Việt Nam và Ấn Độ có con đường biển thơng thương. Đây chính là con đường truyền giáo đầu tiên của Phật giáo từ Ấn Độ sang Việt Nam [95, tr.13]. Trên con đường này, vào những năm đầu Công nguyên các thương nhân đi từ Nam Ấn Độ, theo gió mùa Tây Nam, đi về phía Đơng Nam Á, đến Malaixia, Indonexia, vượt eo biển Malacca vào Biển Đông và đến Việt Nam. Theo các đồn thương nhân đó là các tu sỹ Phật giáo. Họ đến, dừng chân và truyền Phật giáo, thời điểm này là Phật giáo Nguyên thủy, vào đất Giao Châu (phía Bắc Việt Nam hiện nay).

Song song với đường thủy theo hướng Nam, các tăng sỹ ở miền Trung và Bắc Ấn Độ còn theo đường bộ qua Lào và qua Myanmar sang Vân Nam, Nam Trung Quốc đến Việt Nam truyền đạo. Con đường bộ này cũng được ghi nhận vào khoảng thế kỷ II [95, tr.21]. Mặc dù vậy, nó được cho là con đường khó khăn hơn đường thủy phía Nam. Con đường này cũng khẳng định, Phật giáo được các tăng sỹ Ấn Độ trực tiếp đến truyền vào Việt Nam. Tuy trong suốt nghìn năm Bắc thuộc sau này, Phật giáo Việt Nam chịu tác động và ảnh hưởng trực tiếp từ Phật giáo Đại thừa Trung Quốc. Nhưng các nhà khoa học và giới Phật giáo đều khẳng định một số nội dung sau: (1) Phật giáo truyền đến Việt Nam trực tiếp từ Ấn Độ; (2) con đường du nhập Phật giáo đến Việt Nam đầu tiên là đường thủy; (3) các tăng sỹ đầu tiên truyền Phật giáo đến Việt Nam là tăng sỹ người Ấn Độ; (4) Phật giáo giai đoạn đầu truyền tới Việt Nam thông qua các tăng sỹ người Ấn Độ là Phật giáo Nguyên thủy có trung tâm ở phía Nam Ấn Độ; (5) vùng đất được Phật giáo Nguyên thủy do tăng sỹ Ấn Độ truyền đến Việt Nam giai đoạn đầu là vùng Giao Châu với trung tâm là Luy Lâu và chứng tích là tháp Phật tại cửa biển Đồ Sơn, Hải Phòng.

Tiểu kết chƣơng 2

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ thời kỳ cổ đại, có lịch sử trên 2500 năm phát triển và phổ biến đến tất cả các châu lục trên toàn thế giới. Cùng trong quá trình phát triển và phổ biến đó, Phật giáo cũng tự thân có những vận động, biến đổi chính trong giáo lý, quan điểm hành đạo cũng như cách tổ chức tăng đoàn và hoạt động tu học của lực lượng tăng, ni, tín đồ Phật tử. Hiện nay, Phật giáo là tơn giáo có số lượng tín đồ lớn thứ 4 trên thế giới (sau Ki tô giáo, Hồi giáo, Hin đu giáo) và có sự ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống nhân loại. Khi tìm hiểu về lịch sử phát triển của Phật giáo, Phật giáo Nguyên thủy, nghiên cứu sinh đã trả lời câu hỏi nêu ra trong phần Câu hỏi nghiên cứu: Phật giáo Nguyên thủy và kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli có những nội dung cơ bản gì. Từ đó, nghiên cứu sinh đi đến một số nhận định sau đây:

- Phật giáo ra đời trong bối cảnh lịch sử xã hội Ấn Độ cổ, với những tiền đề và cơ sở về xã hội là chế độ đẳng cấp hà khắc, xác lập vị trí của giai cấp thống trị với những đặc quyền đặc lợi; tiền đề kinh tế là sự phát triển tương đối cao của lực lượng và quan hệ sản xuất; tiền đề tư tưởng là các triết thuyết, học phái, trào lưu tư tưởng, trào lưu tôn giáo nở rộ; và tiền đề nội tại tự thân đó là thái tử Tất Đạt Đa với sự chiêm nghiệm thực tại xã hội và những nan đề đưa ra khơng có lời giải đã thơi thúc ơng ra đi tìm chân lý.

- Người sáng lập Phật giáo - Tất Đạt Đa là một thái tử, người được chỉ định kế vị ngai vàng. Ơng được ni dạy và chăm sóc trong mơi trường tốt. Ông được thụ giáo tất cả mọi lĩnh vực kiến thức xã hội từ những vị thầy là các bậc hiền triết lỗi lạc đương thời. Đó chính là nền tảng tư duy để ông thành tựu và tự chứng đạt được những chân lý trong tự nhiên và xã hội, và biến đó thành tinh thần cơ bản trong giáo lý Phật giáo sau này.

- Với bản thân thuộc tầng lớp cao, tầng lớp quý tộc (sau Bà la môn) trong xã hội đẳng cấp hà khắc Ấn Độ, đáng lý Tất Đạt Đa phải thể hiện sự đặc quyền, đặc lợi trên vị thế xã hội kế vị ngai vàng của mình. Nhưng khơng, với tâm thức tôn trọng con người, và tôn trọng sự bình đẳng xã hội, Phật giáo ra đời đã chính diện phản đối trật tự đẳng cấp hà khắc của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, vì chính mục tiêu tơn trọng con người, bình đẳng giữa các hạng người, và giải thốt con người khỏi những trói buộc, kìm hãm của tự thân, tự nhiên và xã hội.

- Thời kỳ Thích Ca sống và hoằng truyền giáo pháp của mình, chính là thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy thuần chất nhất. Sau khi ơng nhập diệt trong vịng 100 năm tinh thần thuần chất và nguyên thủy trong những lời dạy của Thích Ca cơ bản vẫn được các đệ tử, đệ tôn của ông kế thừa trọn vẹn và hoằng truyền cho thế hệ sau. Giai đoạn này, Phật giáo là một tơn giáo thực hành, ít phơ triển giáo lý huyền hoặc mà tập trung cho việc hướng dẫn hành động và sự tu dưỡng trong thân tâm con người.

- Cốt tủy trong tinh thần giáo lý Phật giáo Nguyên thủy thể hiện qua 5 bộ kinh Nikàya, là những lời dạy làm những việc thiện, lánh những điều ác, để từ đó vun bồi cơng đức và trí tuệ, cùng với việc hành trì giới luật và nhiếp

tâm không bị vọng tưởng những tà kiến để tiến dần tới cảnh giới an lạc. Bản chất mục đích giáo dục của Phật giáo chính là giáo dục các chuẩn mực đạo đức và thực hành đạo đức.

- Lịch sử Phật giáo Nguyên thủy ghi nhận 6 kỳ kết tập kinh điển. Đó chính là q trình kinh điển Phật giáo được thống nhất, chỉnh lý, và ghi chép cố định thành văn bản để phổ biến khắp thế giới. Việc tập hợp và ghi chép đó đã hình thành nên Tam tạng kinh điển Phật giáo. Trong đó, Kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy là một thành phần quan trọng, ghi lại lời dạy của Thích Ca với đệ tử của ơng và các thành thành phần khác trong xã hội.

- Trong các hệ tạng kinh điển Phật giáo thì kinh tạng Nguyên thủy văn hệ Pali được xác định là dạng thức văn bản sớm nhất, ghi chép chân xác, đáng tin cậy và trung thực với lời dạy của Thích Ca, thể hiện cốt tủy của tinh thần Phật giáo ở giai đoạn đầu tiên cho chính người khai lập đạo tuyên thuyết.

- Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, thế kỷ thứ II - III, trực tiếp từ các tăng sỹ Ấn Độ. Giáo lý Phật giáo được truyền vào Việt Nam giai đoạn đầu là giáo lý Phật giáo Nguyên thủy. Mặc dù vậy, Phật giáo Việt Nam là thống nhất và có tính liền mạch từ khi được du nhập cho đến ngày nay.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w