Chuẩn mực đạo đức thể hiện trong mối quan hệ với tài vật

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 121 - 125)

- Các cơng trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là cơng

3.4.1. Chuẩn mực đạo đức thể hiện trong mối quan hệ với tài vật

Thích Ca đặc biệt phê phán hành động tà hạnh, phi đạo đức “lấy của không cho”. Trong Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống, Thích Ca đã nhắc đi nhắc lại đến 14 lần: “Người này lấy vật khơng có của những người

khác, tức là ăn trộm” [29, tr. 365-371]. Thích Ca đặc biệt phê phán và phỉ báng hành động bất thiện đó. Lấy của khơng cho, từ món tài vật nhỏ đến khối tài sản lớn, đó là vơ vét, là chiếm dụng, là tham ô, là đục khoét, là xâu mọt của quốc gia. Nó là nguồn gốc của những tranh giành, của sở hữu phi pháp,

của tiêu sài bất chính. Trong quan hệ cá nhân với cá nhân, đó là trộm cắp. Trong quan hệ cá nhân và xã hội, đó là tham ơ, chiếm dụng bất hợp pháp. Trong quan hệ quốc gia với quốc gia, đó là bóc lột, là xung đột, là chiến tranh. Vì vậy, lấy của không cho, từ trong tư tưởng đến hành động đều là mầm họa. Đó là việc làm đáng bị chê trách, bị phỉ báng và phải bị trừng phạt.

Về hưởng thụ và mong cầu tài sản cá nhân, Thích Ca dạy người gia chủ có ba điều đáng quở trách:

Ở đây, này gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh là điều khiển trách thứ nhất. Khi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng uy vũ và sức mạnh xong người ấy thấy bất an trong lịng vì việc chiếm đoạt tài sản bằng sức mạnh là điều khiển trách thứ hai. Khơng có chia sẻ mà độc dụng tài sản, không mang tài sản để bố thí, giúp đỡ người khác là khiển trách thứ ba. [41, tr.480].

Những điều được tán thán đối với việc tìm cầu và hưởng thụ tài sản cá nhân, Thích Ca dạy:

Này gia chủ, vị hưởng dục này tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia sẻ và làm các công đức. Người ấy hưởng thọ tài sản ấy, đúng chuẩn mực, đúng pháp và người ấy đáng được ca ngợi [41, tr.485-486].

Khi trả lời một nữ du sỹ ngoại đạo tên là Sùcimukhi hỏi về việc thụ dụng đồ ăn vừa khất thực về và nguồn gốc của đồ ăn đấy có phải có được một cách phi đạo đức với các tà hạnh hay khơng, Thích Ca trả lời:

Ni sống bằng những tà mạng như địa lý và súc sinh minh (nghề hèn hạ), ăn cúi mặt xuống. Nôi sống bằng những tà mạng như thiên văn và súc sinh minh (nghề hèn hạ), ăn ngưỡng mặt lên. Nôi sống bằng những tà mạng như đưa tin tức, làm trung gian môi giới, ăn hướng mặt về bốn phương chính. Ni sống bằng những tà mạng như bói tốn và các nghề hèn hạ, ăn hướng mặt về bốn phương phụ. Ta không nuôi sống bằng những tà mạng và các nghề hèn hạ. [35, tr.389-390].

Suy cho cùng, mỗi người sống trên cuộc đời này dù có làm nghề nọ, nghiệp kia, nhưng cũng khơng ngồi hai chữ kiếm sống. Kiếm ăn là để ni thân, từ đó mới có cơ sở để làm những điều cao đẹp và to lớn khác. Tuy nhiên, khơng thể vì miếng ăn mà làm bất kỳ cơng việc hay nghề nghiệp nào. Có những cơng việc, dù trong xã hội xưa hay xã hội nay, được coi là nghề, nhưng thực đó là những nghề khơng xứng đáng, khơng ngay chính. Việc kiếm lợi từ những cơng việc đó đều gọi là tà mạng, hay tà mệnh (hành động kiếm sống khơng ngay chính) đi ngược với những hành động, việc làm kiếm sống chính đáng (chính mạng, hay chính mệnh). Thích Ca chỉ ra những tà mạng đó là: làm nghề xem xét địa lý, chiêm đốn thiên văn, trung gian mơi giới tin tức, bói tốn. Nó khơng chính đáng và được cho là tà mạng vì nó dựa trên niềm tin khơng có căn cứ của người khác, nó được thực hiện khơng trên cơ sở của luật nhân - quả. Và phần lớn, nó được thực hiện trên những sự phỏng đoán, dọa dẫm, lợi dụng niềm tin của người khác. Những công việc này hiện nay chúng ta đang cho là mê tín dị đoan. Thích Ca phê phán những hành vi thể hiện mê tín dị đoan. Đó là các hành vi khơng ngay chính, vơ đạo đức và cần được xã hội phê phán, loại bỏ. Nếu kiếm ăn, trục lợi từ các hành vi đó đều là hành vi phi pháp, vô đạo đức.

Khi vua Pasennadi nước Kosala đi đến xem tài sản của vị triệu phú gia chủ ở Sàvatthi chết mà khơng có con nối dõi và thừa kế được xử lý như thế nào, Thích Ca nói với vua Pasennadi:

Thưa đại vương, một kẻ không phải chân nhân, dầu cho có được tài sản lớn khơng đem lại an lạc cho mình, khơng đem lại an lạc cho cha mẹ, khơng đem lại an lạc cho vợ con, không đem lại an lạc cho các người phục vụ, cho các người làm công hoan hỷ, không đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu. Tài sản nếu khơng thọ dụng chân chính, đưa đển tổn giảm, không đưa đến thọ thưởng [33, tr.201-202].

Nghĩa là Thích Ca phê phán việc thọ dụng tài sản phi nghĩa và khơng do mình tạo lập chính đáng. Ơng nhấn mạnh tính chân chính của nguồn gốc tài sản:

Và bậc chân nhân, thưa đại vương, có được tài sản lớn, đem lại an lạc cho mình, đem lại an lạc cho cha mẹ, đem lại an lạc cho vợ con, đem lại an lạc cho người phục vụ, cho người làm công, đem lại an

lạc cho bạn bè thân hữu. Các tài sản của người ấy thọ dụng chân chính, thì vua chúa khơng cướp đoạt, hay trộm cắp không cướp đoạt, hay không bị lửa đốt, hay không bị nước cuốn trôi, hay không bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. [33, tr. 202-203].

Tài sản chân chính là của mình, do mình tạo lập một cách chính đáng, khơng phải dùng vũ lực cướp đoạt, không dùng các hành động phi pháp tạo tác, không dùng các cơng việc tà mạng tạo dựng sẽ là chính đáng thuộc về mình. Chỉ khi tạo dựng tài sản như vậy và thọ dụng tài sản như vậy mới được thực sự an lạc, hạnh phúc, mới khơng bị nhà chức trách sung cơng, thậm chí khơng sợ bị cướp bóc hay thù nghịch chiếm đoạt. Tài sản là chính nghĩa thì đến thiên tại địch họa cũng khơng sợ làm tổn hại. Đó là cách tạo lập và thụ dụng tài sản phù hợp với những chuẩn mực đạo đức.

Cũng về nội dung hưởng thụ vật dục, khi nói pháp với vị thơn trưởng Ràsiya, Thích Ca chỉ rõ:

Này Thơn trưởng, có người hưởng thụ vật dục, cầu tìm tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, người ấy không tự vui sướng, không hoan hỷ, không san sẻ, không làm các công đức. Người ấy hưởng thụ với tâm tham trước, đắm say, phạm tội, không thấy sự nguy hiểm. Người ấy bị chỉ trích [36,tr.522-523].

Ngược lại là người được tán thán, được ngợi khen:

Ở đây, này Thơn trưởng, có người hưởng thọ vật dục, cầu tìm tài sản hợp pháp và khơng dùng sức mạnh. Người ấy tự mình vui sướng, hoan hỷ, san sẻ và làm các công đức. Người ấy hưởng thụ các tài sản ấy, khơng có tham trước, khơng có say đắm, khơng có phạm tội, vị ấy được tán thán [36, tr.530-531].

Đối với tài vật thì có hai điều, đó là tạo lập và thụ dụng. Thích Ca chỉ rõ, tạo lập hay cầu tìm phải hợp pháp, nghĩa là đúng với các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử xã hội, phù hợp với quy định của pháp luật, và đặc biệt khơng dùng vũ lực. Với việc cầu tìm tài sản, Thích Ca nhấn mạnh, phải bằng con đường chính nghĩa, tự thân, bằng cơng sức và trí tuệ. Đặc biệt khơng được dùng sức mạnh, đe dọa vũ lực, cướp bóc, chiếm đoạt bằng vũ lực. Đó là

cầu tìm và tạo lập tài sản hợp pháp. Đối với việc thụ dụng tài vật thì cũng có hai điều, tự thân thụ dụng thì phải giản ước, tiết kiệm; chia sẻ cho người khác thụ dụng thì phải chân thành, bằng tình yêu thương và trách nhiệm đối với người khác, nhất là những người thiệt thòi và yếu kém trong xã hội. Việc chỉ bày cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng, Thích Ca muốn tuyên truyền những giá trị đạo đức trong việc ứng xử với tài vật là:

Không trộm cắp và tạo tác từ các hành động phi pháp;

Xây dựng, tạo tác chính đáng từ chính nghề nghiệp, năng lực bản thân; Tiết kiệm, khơng hoang phí, chia sẻ cho cho cộng đồng cùng thụ hưởng; Không tham đắm thụ hưởng tài sản và thường xuyên làm các công đức.

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w