Kết quả nghiên cứu từ thực hiện chính sách quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 149 - 151)

- Các cơng trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là cơng

4.2.2. Kết quả nghiên cứu từ thực hiện chính sách quản lý nhà nƣớc

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, qua ảnh hưởng cụ thể và trực tiếp của các GTĐĐ được đánh giá là tốt đẹp của tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đến ĐĐXH và VHXH, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định, văn hóa và đạo đức tơn giáo có nhiều điểm tương đồng với ĐĐ xã hội mới. Trên cơ sở những ảnh hưởng tích cực của văn hóa, ĐĐ tôn giáo tới xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong cương lĩnh và nghị quyết của mình sẽ lãnh đạo Nhà nước và cụ thể hóa các thiết chế để thúc đẩy việc phát huy GTVH, ĐĐ tốt đẹp của tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trong đờ i sống xã hội. Những đóng góp của tơn giáo, trong đó có vai trị quan trọng của Phật giáo, cho xã hội là không thể phủ nhận. Tại cuộc gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với chức sắc, chức việc có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, diễn ra vào 08/9/2019 tại thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ đã ghi nhận và khuyến khích các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, với giáo lý nhân văn của mình hãy phát huy mạnh mẽ và thiết thực hơn nữa mọi nguồn lực tơn giáo, để đóng góp hiệu quả vào phát triển, xây dựng và bảo vệ đất nước [5]. Trong các nguồn lực đó, trước hết phải đánh giá cao nguồn lực về văn hóa và đạo đức tơn giáo. Phật giáo là một tơn giáo tiêu biểu, có số lượng chức sắc, tín đồ đơng nhất ở Việt Nam. Thực tế trong đời sống xã hội, Phật giáo cũng luôn là tôn giáo đi đầu trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo, y tế, giáo dục, chung tay cùng các cấp chính quyền, chia sẻ vơi người dân để với bớt gánh nặng thiên tai, dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo. Chỉ trong mấy tháng đầu năm 2020, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp Giáo hội Phật giáo từ trung ương đến tận cơ sở thờ tự đã đóng góp tiền và hiện vật ủng hộ cơng tác phịng, chống dịch bệnh Covid-19 với tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng [6]. Có được hoạt động xã hội đầy ý nghĩa nhân văn này, là xuất phát từ giá trị đạo đức trong bản chất giáo lý của Phật giáo đã được hiện thực hóa trong đời sống xã hội.

Trong nội dung chuẩn bị văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, Tiểu ban kinh tế - xã hội đã giao Ban Tơn giáo Chính phủ thực hiện nghiên cứu và báo cáo kết quả chuyên đề số 32 với chủ đề “Đánh giá việc thực hiện chính sách tơn giáo giai đoạn 2011-2020 và mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030, kế hoạch 5 năm 2021-2025”, trong đó phần đề cập đến nguồn lực văn hóa, đạo đức tơn giáo có khẳng định:

Phật giáo là tơn giáo truyền thống của người Việt. Đạo đức, văn hóa Phật giáo có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa, đạo đức xã hội Việt Nam. Phật giáo, với những giá trị nhân văn trong giáo lý, tinh thần nhập thế tích cực với trách nhiệm xã hội cao cả, cùng những giá trị văn hóa đạo đức sâu sắc, hệ thống trong kinh điển, được hoằng truyền mỗi ngày qua lời thuyết pháp và đời sống tu hành của các vị tăng ni, được tiếp nhận và cụ thể hóa trong đời sống của tín đồ, Phật tử và cộng đồng xã hội, sẽ luôn nhận được sự quan tâm từ các giai tầng trong xã hội [7, tr.57]. Đây là nhận định có căn cứ thực tiễn và lý luận từ cơng trình nghiên cứu nghiêm túc của do Viện Nghiên cứu Chính sách Tơn giáo thuộc Ban Tơn giáo Chính phủ thực hiện, đã được Tiểu ban kinh tế - xã hội phục vụ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nghiệm thu, đánh giá cao. Trên cơ sở nhận định, đánh giá này về giá trị đạo đức Phật giáo, báo cáo chuyên đề cũng đề xuất thể chế hóa quan điểm phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo của Đảng, để tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ, phát

huy các giá trị đạo đức tôn giáo phù hợp với đạo đức xã hội, góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của người dân. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tơn giáo phù hợp với văn hóa, đạo đức dân tộc tạo nên bản sắc dân tộc, loại bỏ những yếu tố phản văn hóa, phi đạo đức, ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức xã hội, nhất là trong một bộ phận giới trẻ hiện nay [7, tr.88].

Như vậy, có thể nói cả trong thực tiễn chính sách nhà nước, thực tiễn cơng tác quản lý và cả trong công tác tổng kết thực tiễn thành lý luận để tiếp tục đề xuất chủ trương, chính sách với Đảng, Nhà nước, cơng tác tơn giáo và cơng tác văn hóa đã khẳng định giá trị đạo đức Phật giáo, được thể hiện căn bản và hệ thống qua kinh tạng, phản ánh sự phù hợp với đạo đức xã hội Việt Nam, có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành đạo đức xã hội. Quá trình vận hành của giá trị đạo đức Phật giáo trong đời sống thực tiễn hiện nay đã thực hiện chức năng quan trọng, đó là góp phần điều chỉnh hành vi, loại bỏ các yếu tố phi đạo đức, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc và ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w