Lịch sử hình thành thơn Khe Năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 36)

CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Lịch sử hình thành thơn Khe Năm

Thôn Khe Năm cách Trung tâm xã Sơn Kim 1,3km, cách Thị trấn Tây Sơn 2,5km và cách Quốc lộ 8 khoảng 1km.

- Phía Bắc thơn giáp với đỉnh Eo Co Lá;

- Phía Nam giáp với thơn Trưng; - Phía Tây giáp với thơn Kim

Cương II và thơn An Phú;

- Phía Đơng giáp với Thị trấn Tây Sơn.

Tổng diện tích đất tự nhiên của thơn là 385,83ha, trong đó 337.3 ha đất rừng (nằm trọn trong Tiểu khu 51); đất nông nghiệp 5ha (đất trồng lúa 3 ha, đất trồng màu 2ha), đất cơ sở hạ tầng, mặt nước, vườn chiếm 43,8 ha. Phần lớn diện tích rừng được giao cho thôn theo Nghị định 163/NĐ-CP năm 2002 và Nghị định 181/NĐ-CP năm 2009.

Tổng số hộ của thôn là 118 chủ yếu là các hộ người Kinh (115 hộ) và 3 hộ dân tộc Mán. Nhân khẩu tồn thơn là 438 người, trong đó có 212 nam và 226 nữ.

Tổng thu nhập bình quân/đầu người đạt 18.000.000đ/năm với nguồn thu chủ yếu từ chăn nuôi, trồng trọt đặc biệt là từ làm thêm (bốc Keo, khai thác lâm sản phụ, đi lấy mật ong rừng, nghề phụ xây dựng…)2.Trong thơn có 4 hộ gia đình thuộc diện nghèo (9 khẩu); 7 hộ gia đình cận nghèo (25 khẩu), trong đó 3 hộ có rừng và 4 hộ khơng có rừng; 16 hộ gia đình trung bình; 92 hộ gia đình khá 92. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tương đối cao đạt 56,4% trong tổng dân số thôn (247 lao động/438 nhân khẩu. Số người theo học các trường cao đẳng, đại học là 28 người trong đó 16 người đã tốt nghiệp và đang cơng tác. Trong thơn có 75 người hiện đang hưởng chế

2 Số liệu báo cáo của xã Sơn Kim 1 năm 2013.

Hình 3.1: Sơ đồ thơn Khe Năm - Sơn Kim 1 - Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh

độ lương hưu và 15 người đang công tác và hưởng lương nhà nước chiếm 20,6%. Số người về hưu chủ yếu là công nhân Lâm trường Hương Sơn trước đây.

Số hộ có rừng 80 hộ/118 hộ với tổng diện tích được giao là 337,3ha. Tổng số diện tích Keo đã trồng trong thôn khoảng 43ha, một số hộ trồng Keo từ năm 2002. Tính đến thời điểm hiện tại nguồn thu từ trồng Keo của các hộ có thể đạt con số cao nhất đạt khoảng 1,5 tỷ đồng trong năm 2013, trong đó hộ anh Hịa và Ơng Cẩm bán được hơn 1 tỷ đồng3

.

Tồn thơn có 50 con Trâu và 64 con Bò, 41 con Hươu. Thơn có 1 trại lợn khoảng 500 con được hình thành từ dự án hỗ trợ giống con, kĩ thuật, thức ăn và đầu ra của Công ty cổ phần chăn nuôi CP. Trong những năm qua, thôn Khe Năm cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các dự án và hợp tác song phương như Dự án Bảo tồn Đa dạng Sinh học Bắc Trường Sơn (2000 - 2005), Dự án giao đất giao rừng của Trung tâm TEW (2002), Chương trình 135 giai đoạn I và giai đoạn II và Chương trình xây dựng nơng thôn mới (2011).

Theo chia sẻ của người dân trong thôn, những người nguyên là cán bộ Lâm trường quốc doanh Hương Sơn đã về hưu:

“Trước những năm 1980 toàn bộ diện tích đất ở, đất sản xuất, đất rừng tự

nhiên thôn Khe Năm nằm trọn trong địa phận quản lý của Lâm trường Hương Sơn. Thời bấy giờ có 5 con khe lần lượt có tên là khe Cơ Điện, khe Chu Vi, khe Bệnh Viện, khe Bà Liễn, khe Đá Mài đều chảy qua địa phận của thôn. Năm con khe trên đều đổ vào khe Lớn nằm ở gần cuối thôn lúc bấy giờ. Thời điểm đó phần lớn các cơng nhân Lâm trường Hương Sơn đều sử dụng nguồn nước từ 5 Khe này để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày”.

Cũng chính vì vậy mà khơng biết vơ tình hay hữu ý những người đi trước đã đặt tên là thôn “Khe Năm” và từ đây thơn Khe Năm chính thức được cơng nhận và trở thành đơn vị hành chính quản lý của xã Sơn Kim từ năm 1991.

3.2. Vai trò của rừng và q trình hình thành, phát triển rừng thơn Khe Năm qua các giai đoạn

3.2.1. Vai trò của rừng đối với ngƣời dân Khe Năm

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài ngun vơ cùng q giá, nó giữ một vai trị rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của lồi người. Rừng điều điều hóa khí hậu (tạo oxy, điều hịa nước, ngăn chặn gío bão, chống xói mịn đất,…) bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống, rừng còn giữa vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loài động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,…ngồi ra nó cịn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và anh ninh quốc phòng. Với người dân Khe Năm rừng của các Nhóm hộ gia đình đã và đang quan lý bảo có vai trị rất quan trọng với cộng đồng người dân nơi đây.

Đối với mơi trƣờng

Rừng Khe Năm có tác dụng điều hịa tiểu khí hậu của Thơn thơng qua việc giảm nhiệt chiếu từ mặt trời xuống tồn thơn và làm mát khơng khí. Điều này người dân Khe Năm cảm nhận rất rõ bởi các nóng oi bức của gió mùa Tây-Nam (người dân nơi đây gọi là Gió Lào). Hàng năm cứ bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch ở những nơi đất trống, không có rừng của huyện Hương Sơn nhiệt độ lên rất cao tới hơn 400

C và kèm theo là gió cấp 6, cấp 7 đặc biệt là những nơi giáp với nước bạn Lào thì sức nóng và gió càng mạnh hơn. Với người dân Khe Năm nhờ bảo vệ được rừng, có được nguồn nước nên đã hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ gió Lào mang đến. Theo người dân sống trong thôn chia sẻ vào mùa nắng gắt nhất nhiệt độ ở đây cũng chỉ 38-390C nhưng bù lại khơng khí lại mát hơn nơi khác do có rừng xung quanh che phủ làm giảm độ nóng, có nguồn nước tự chảy từ các khe trong rừng quyện vào các cơn gió giúp điều hịa tốt khí hậu đối với thơn Khe Năm.

Đất đai

Rừng mất đất thì kiệt, đất kiệt thì rừng cũng suy vong. Ở những nơi rừng bị phá hủy thì đất dần bị thối hóa diễn ra mãnh liệt và nhanh chóng, khiến cho các vùng đất này hình thành khu đất trống, đồi trọc, trơ sỏi đá, mất dần tính giữ nước, độ chua tăng

cao, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến các sinh vật. Hiện tượng bào mịn, rửa trơi cũng diễn ra nhanh, đất khơng cịn độ bám dễ bị sạt lở. Với thơn Khe Năm thì điều đó rất ít xảy ra. Nhờ cơng tác bảo vệ rừng tốt mà đất rừng ở đây có độ phì nhiêu cao. Điều đó được thể hiện thông qua chỉ số trồng và thu hoạch Keo của các hộ gia đình. Từ năm 2002 đến nay, có hộ gia đình đã thu hoạch được 3 lứa Keo và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Kết quả này có được là nhờ giữ được rừng ở trên cao, nhờ giữ được rừng nên hạn chế hiện tượng bào mịn, sạt lở, nhất là ở những nơi có địa hình dốc, lớp đất mặt khơng giữ được hệ thống vi sinh vật và các khoáng chất hữu cơ có trong đất. Chính vì thế mà cây rừng, cây trồng ở thôn Khe Năm ngày càng tươi tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình và cộng đồng sống trong thôn.

Bảo vệ nguồn nƣớc, chống lũ lụt, giảm ơ nhiễm mơi trƣờng

Một vai trị khơng kém phần quan trọng của rừng thơn Khe Năm là điều hịa nguồn nước, giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước ngầm, hạn chế hiện tượng lắng đọng, dịng sơng, lịng hồ. Một minh chứng cho thấy vùng Hương Sơn là vùng hay bị ảnh hưởng của lũ lụt của tỉnh Hà Tĩnh như trận lụt lịch sử năm 2002 và năm 2013 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và tài sản. Tuy nhiên, với người dân thơn Khe Năm lại ít bị ảnh hưởng bởi những tác động này. Điều này, phần nào chứng tỏ việc bảo vệ rừng tốt sẽ hạn chế được những thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài ra rừng Khe Năm cịn cung cấp các loại gỗ và lâm sản ngồi gỗ có giá trị sử dụng cho con người trong nhiều lĩnh vực như: Thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ nội thất, dược liệu, nghiên cứu khoa học,…

3.2.2. Quá trình hình thành, phát triển rừng thôn Khe Năm qua các giai đoạn 3.2.2.1. Giai đoạn năm 1977 trở về trƣớc 3.2.2.1. Giai đoạn năm 1977 trở về trƣớc

Tồn bộ diện tích rừng Khe Năm đều thuộc Lâm trường Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh quản lý, bảo vệ và khai thác. Phần lớn người dân địa phương sống trong khu vực lúc bấy giờ đều là công nhân của Lâm trường hay là người nhà của những cơng nhân này. Ngồi những thành viên sống trong khu lán trại của Lâm trường cịn có khoảng 40 hộ sinh sống độc lập bên ngoài. Những hộ này đều là công nhân của

Lâm Trường ở tách ra sau khi xây dựng gia đình. Hiện nay, địa điểm khu lán trại trước đây được quy hoạch và xây dựng thành Hội qn thơn hay chính là Nhà văn hóa thơn Khe Năm.

Hiện trạng rừng tự nhiên tại khu vực thôn Khe Năm lúc này bị tác động khá mạnh bởi chủ trương, chính sách của Nhà nước cho phép Lâm trường khai thác gỗ tự nhiên để xây dựng, phục hồi và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh. Ơng Phạm Bá Minh trưởng thơn Khe Năm chia sẻ:

“Thời bấy giờ từng đồn xe nối đi nhau chở rất nhiều gỗ vận chuyển qua con đường chính của thơn Khe Năm bây giờ. Các lồi cây gỗ chủ yếu khai thác trong khu vực này là Lim, Táu, Kiền Kiền, Giổi…Trong thôn lúc nào cũng nghe thấy tiếng máy, tiếng người rất nhộn nhịp”.

Cũng chính vì vậy rừng xung quanh thôn Khe năm bị phá nát và khai thác

kiệt quệ, nguồn nước cung cấp cho các hộ gia đình cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.

3.2.2.2. Giai đoạn 1986 - 1987

Hình thành xóm của Lâm trường: trong thơn có khoảng 60 hộ gia đình sinh sống, các hộ gia đình và các thành viên sống ở đây đã tự bầu tổ trưởng của xóm nhằm phụ trách, đơn đốc các hoạt động chung của xóm như ma chay, cưới hỏi hay các hoạt động khác. Hiện trạng rừng tại thời điểm này của thôn Khe Năm thay đổi khá nhiều so với trước đây vì diện tích rừng xung quanh thơn đang tái sinh và phát triển trở lại. Một số diện tích rừng nghèo được thay thế bằng rừng trồng như Giổi, Lim, Mỡ…Đối với những khu vực xa dân cư, khó chăm sóc Lâm trường đã quy hoạch thành vùng rừng tái sinh tự nhiên sau khai thác. Cùng lúc đó, các hộ là cơng nhân Lâm trường tách ra ở riêng đã tự khoanh ni các diện tích rừng liền kề với nhà để bảo vệ, chăm sóc và coi đó như rừng cá nhân của mình mặc dù Nhà nước chưa có quyết định cho phép.

3.2.2.3. Giai đoạn 1990-1991

Sát nhập thôn Khe Năm vào xã Sơn Kim: UBND xã Sơn Kim có văn bản chính thức sát nhập thơn Khe Năm vào cơ cấu hành chính của xã. Hệ thống quản lý

hành chính của thơn đã có Bí thư thơn, Xóm trưởng và các Ban liên quan để quản lý, hỗ trợ và phát triển thôn.

Từ năm 1990 đến nay thơn Khe Năm đã có 3 trưởng thơn là Ơng Phan Trọng Mỵ (1990 - 2000), Ông Phan Văn Liêu (2000 - 2005), Ông Phạm Bá Minh (từ 2005 đến nay). Thời điểm này tại một số diện tích đất rừng gần khu dân cư đang được người dân tiếp tục tự khoanh ni bảo vệ với mục đích cung cấp củi đun, ổn định nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp. Phần lớn khu vực này đang trong giai đoạn tái sinh phục hồi sau khai thác và một số hộ có trồng xen một số lồi cây bản địa như Lim, Giổi, Cồng…

3.2.2.4. Giai đoạn 1992-1993

Thực hiện Quyết định 327/QĐ-CP năm 1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 327/CT về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. Với quyết định này, trong thơn đã có 15 hộ được khốn bảo vệ rừng. Các hộ được nhận khoán bảo vệ rừng đều là cán bộ của các Lâm trường. Phần lớn diện tích rừng nhận khốn bảo vệ thời điểm đó chính là diện tích đất lâm nghiệp mà các hộ dân đã tự khoanh nuôi bảo vệ từ những năm trước đó. Thời kỳ này, rừng tái sinh khá nhanh với tập đoàn các loài cây bản địa như Lim, Táu, Giổi…Một số hộ cũng đã tự trồng bổ sung một số cây bản địa như Cồng vào các vùng đất trống được giao. Lúc này nguồn nước cung cấp cho các hộ gia đình cũng rất hạn chế do bị ảnh hưởng bởi các tác động quá mức lên khu rừng nơi người dân lấy nước để sinh hoạt.

3.2.2.5. Giai đoạn năm 2002 đến nay

Giao đất lâm nghiệp và liên kết hộ gia đình để quản lý bảo vệ rừng. Cuối năm 2002, 15 hộ trong thôn Khe Năm trước đây đã được khoán bảo vệ theo Quyết định 327/QĐ-CP năm 1992 đã chính thức được giao 90,12 ha diện tích đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐ-CP. Diện tích đất lâm nghiệp được giao nằm trọn trong diện tích đất lâm nghiệp mà các hộ được khốn bảo vệ từ năm 1993. Chương trình giao đất lâm nghiệp do Trung tâm TEW cùng phối kết hợp với UBND huyện Hương Sơn thực hiện. Trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhiều hộ gia đình có nhiều sáng kiến tác động khác nhau như trồng dặm các loài cây bản địa

vào diện tích đất trống, phát bỏ các diện tích tre, nứa ở phía chân rừng giáp ranh với khu vực chuồng trại, nhà ở để trồng Keo hay trồng các loài cây khác như Cồng, Mỡ…Bên cạnh đó, cơng tác quản lý bảo vệ rừng được các hộ gia đình quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Việc liên kết thành nhóm hộ gia đình để cùng phối kết hợp với các hộ khác trong thơn, với cấp chính quyền, ban ngành địa phương trong cơng tác thực thi các chính sách, các quy định liên quan đến rừng cũng được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc.

Năm 2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai. Nghị định này ra đời thay thế Nghị định163/NĐ-CP và một số nghị định khác. Đến năm 2009 trong thơn Khe Năm đã có thêm 65 hộ được giao đất lâm nghiệp với tổng diện tích 249,91ha theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Phần lớn diện tích này là các diện tích rừng nghèo kiệt sau khai thác do Lâm trường Hương Sơn quản lý bảo vệ. Sau khi được giao đất, giao rừng một số hộ đã tiến hành trồng dặm cây bản địa, một số hộ để tái sinh tự nhiên và một số hộ khác trồng Keo. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu khơng cho phép và đây là phần diện tích đất lâm nghiệp mới giao từ năm 2009 cho các hộ nên chưa có nhiều biến động về trữ lượng rừng vì vậy, tác giả khơng tiến hành nghiên sâu mà chỉ tập trung vào phần đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình từ năm 2002 theo Nghị định 163/NĐ-CP.

3.3. Trạng thái và chất lƣợng rừng giao cho 15 hộ gia đình theo Nghị định 163/NĐ-CP.

3.3.1. Thời điểm năm 2002

Tại thời điểm giao có 15 hộ tại thơn Khe Năm được giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐ-CP với tổng diện tích là 90,12ha nằm gọn trong tiểu khu 51 với thời hạn giao quản lý bảo vệ là 50 năm. Trong quá trình giao đất lâm nghiệp các hộ tự xác định ranh giới các diện tích rừng mà hộ gia đình đang quản lý, bảo vệ, tự giải quyết các xung đột, vướng mắc. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ, tư vấn tổ chức của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)