Ổn định hệ sinh thái rừng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 69 - 71)

CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Hiệu quả từ việc bảo vệ rừng

3.5.2. Ổn định hệ sinh thái rừng

Qua khảo sát và thu thập Thông tin của tác giả hiện tại trong khu vực rừng cộng đồng thơn, rừng hộ gia đình cịn khá nhiều cây gỗ bản địa q, có giá trị cao

Stt Hình thức sử dụng

Số hộ

Ghi chú

2006 2013

1 Nước khe suối 8 15 Số liệu thu thập trên 34 phiếu phỏng vấn hộ gia đình

2 Nước giếng đào 34 34

3 Nước giếng khoan

4 Khác (cụ thể...)

Trƣớc khi GĐGR năm 2002:

Nước thiếu 2 tháng/năm vào mùa khô.

Năm 2006:

Nguồn nước ổn định và không bị thiếu.

Đến nay:

Nguồn nước dồi dào, sạch và thừa dùng cho sinh hoạt, tưới tiêu.

61

như: Lim, Táu, Giổi, Mỡ, Cồng, Kiền kiền, Re. Trong rừng các lồi cây có nhiều độ tuổi và kích thước khác nhau. Theo chia sẻ của các hộ và quan sát của tác giả cây gỗ nơi đây có 3 cấp độ chính:

Cây to thường là Lim, Re, Kiền Kiền, vanh giao động từ 200-300cm; Các cây gỗ nhỡ như: Cồng, Giổi mỡ, Lim có Vanh 80-120cm;

Cây gỗ nhỏ: Cây mới tái sinh và được người dân trồng từ những năm 2002 khi được giao rừng;

Trong rừng những cây gỗ to chiếm số lượng khơng nhiều và tập trung ở 6-7 hộ, cịn lại ở các hộ khác là cây gỗ trung bình và nhỏ. Theo Ơng Trần Ngọc Lâm, 51 tuổi tại thơn Khe Năm chia sẻ:

“Cách đây 30-40 năm ở rừng này nhiều Lim và cây gỗ khác có giá trị nhưng

bị Lâm trường và người dân chặt phá hết rồi, những cây gỗ to cịn sót lại là do chúng tôi tự bảo vệ do cây gần nhà, địa hình dốc khó khai thác và biết là cây có giá trị nên cố gắng không cho ai chặt phá mặc dù lúc đó chưa phải là đất của mình”.

Trên diện tích rừng được giao người dân chỉ tác động rất nhỏ như hàng năm các thành viên trong gia đình tự đi phát dọn, cắt tỉa những cây dây leo phi mục đích và tham gia đi tuần tra, bảo vệ hàng tuần. Toàn bộ khu rừng được giao cho cộng đồng thôn Khe Năm năm 2002 đều được các hộ dân bảo vệ và phát triển hợp lý và hiệu quả. Phần lớn các hộ sau khi được giao đất, giao rừng đều đầu tư công sức, nguồn vốn đề trồng bổ sung những cây bản địa vào khu vực đất trống, ít cây rừng. Các lồi cây được lựa chọn đa phần là loài cây bản địa, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng nơi đây như Lim, Mỡ, Cồng, De. Hàng năm các thành viên trong gia đình tự đi phát dọn, cắt tỉa những cây dây leo, tu bổ rừng, tham gia hoạt động bảo vệ rừng theo quy định. Vì vậy mà cấu trúc hệ sinh thái rừng nơi đây ngày càng phát triển và ổn định hơn. Điều này đã được tác giả trình bày ở trên liên quan đến so sánh chất lượng rừng năm 2002 và năm 2013.

62

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)