So sánh trạng thái rừng năm 2002 và 2013

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 52)

CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.3. So sánh trạng thái rừng năm 2002 và 2013

Cơ sở để tác giả tiến phân loại các trạng thái rừng năm 2013 dựa trên quy định về các trạng thái rừng và đất rừng năm 1984 (gọi tắt là quy phạm 84). Kết quả phân loại các trạng thái rừng năm 2002 cũng dựa trên quy phạm này.

Thông qua bảng số liệu 3.3 và biểu đồ thống kê trạng thái rừng năm 2002, năm 2013 chúng ta có thể nhận thấy sau hơn 10 năm khoanh nuôi, quản lý, bảo vệ hiện trạng rừng tại Khe Năm thay đổi đáng cả về diện tích lẫn trạng thái rừng.

Bảng 3.4: Số liệu thống kê trạng thái, diện tích rừng năm 2002 và 2013

Stt Trạng thái Năm Thay đổi

2002 (m2) 2013 (m2) 1 IA 27,200 0 -27,200 2 IIA 312,400 0 -312,400 3 IIIA1 + Nứa 231,600 379,500 147,900 4 IB 58,400 0 -58,400 5 IIB 38,800 181,700 142,900 6 IIB + Nứa 0 65,800 65,800 7 NIIA 150,800 0 -150,800 8 Gi + N + Gỗ 0 99,900 99,900 9 Keo II + Mỡ II 82,000 174,300 92,300 Tổng 901,200 901,200

Hình 3.10: Thống kê trạng thái rừng năm 2002 và năm 2013

Năm 2002 có 8 trạng thái đất lâm nghiệp nhưng đến năm 2013 chỉ còn 5 trạng thái đất lâm nghiệp. Như vậy, trong quá trình bảo vệ phát triển rừng của các hộ có 4 trạng thái IA, IB, IIA, NIIA năm 2002 đã phát triển sang trạng thái khác phù hợp và tốt hơn. Đây là kết quả của những tác động tích cực của các hộ lên diện tích rừng mà họ được giao. Theo bản đồ hiện trạng rừng giao năm 2002 trạng thái IA, IB là đất trống, trảng cây bụi và nằm ở phía chân đồi giáp ranh với nhà của các hộ dân đã bị tác động khá mạnh và được chuyển đổi hoàn toàn sang rừng trồng Keo và cây bản địa; còn trạng thái rừng IIA và NIIA nằm ở giữa lưng chừng đồi ít bị tác động hơn do đó có thời gian phục hồi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới. Từ số liệu trên và các chỉ số điều tra hiện trạng rừng năm 2013 rõ ràng trạng thái rừng đang thay đổi theo theo 2 xu hướng:

- IA + IB được thay thế bằng trạng thái mới là Keo + cây bản địa với tổng diện tích thay thế là 85,600m2 tương đương 8,56ha. Đồng thời nâng tổng diện tích trồng Keo và cây bản địa lên 134,200m2 tương đương với hơn 13 ha.

Trạng thái IA + IB năm 2002 so với năm 2013

Trạng thái IIA + NIIA năm 2002 So với năm 2013

- IIA + NIIA phát triển và chuyển thành các trạng thái IIB, IIB + N, IIIA1 + N, Gi + N + Gỗ với tổng diện tích là 463,200 m2 tương đương với hơn 46 ha. Đây cũng là 2 trạng thái thay đổi nhiều nhất so với các trạng thái khác và đặc biệt sự thay đổi này hoàn toàn theo hướng tự nhiên

Năm 2013 xuất hiện thêm hai thái rừng mới là IIB + N, Gi + N + Gỗ với tổng diện tích lần lượt là 65,800m2

(6,58ha) và 99,900m2 (9,9ha) phần diện tích cịn lại chuyển sang các trạng thái IIB, IIIA1 + N. Việc xuất hiện trạng thái mới và diện tích đất lâm nghiệp IIIA 1 + N tăng so với năm 2002 chứng tỏ cơng tác bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ gia đình trong thơn Khe Năm là phù hợp và có hiệu quả. Bên cạnh đó có thể thấy rõ nhất chỉ số thay đổi tích cực thơng qua trạng thái rừng IIB (rừng trung bình) tăng từ 38,800m2 năm 2002 lên 181,700m2 năm 2013 (tăng 142,900m2) và trạng thái rừng IIB + Nứa mới hình thành với tổng diện tích 65,800m2. Qua hình ảnh vệ tinh và quan sát thực tế cho thấy quá trình tái sinh và phát triển cây rừng diễn ra khá nhanh, đặc biệt là khu vực giữa đồi. Theo chia sẻ của chủ hộ Ông Trần Ngọc Lâm, những cây rừng năm 2002 cao khoảng 1m hiện nay đã cao tới 7-8m và đường kính thân trung bình cũng lớn hơn 6cm (cây gỗ bắt đầu cho trữ lượng gỗ).

Những khu vực rừng ở vị trí có nhiều ánh sáng cây rừng phát triển nhanh, đều hơn và thường nằm ở vị trí giữa đồi. Điều đó chứng tỏ các trạng thái IIA và NIIA phát triển và chuyển sang trạng thái mới ổn định hơn là hoàn toàn hợp lý. Như vậy, dựa trên kết quả so sánh diễn biến trạng thái rừng năm 2002 so với năm 2013, đất rừng thôn Khe Năm đã có nhiều biến động theo chiều hướng tích cực. Cụ thể, diện tích đất trống, thảm cây bụi được thay thế bằng diện tích rừng trồng phù hợp với điều kiện nông hộ. Các trạng thái rừng IIA và NIIA được phát triển và chuyển sang trạng thái rừng mới có trữ lượng và chất lượng rừng tốt hơn.

3.4. Những nhân tố ảnh hƣớng đến quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thơn Khe Năm

Để có được những chỉ số cụ thể liên quan đến thay đổi chất lượng rừng theo chiều hướng tích cực các hộ gia đình thơn Khe Năm đã có những nhân tố, điều kiện thuận lợi góp phần vào thành cơng trên. Những nhân tố này có được một phần nhờ chính năng lực của các chủ rừng cũng như có được sự đồng lịng ủng hộ của cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức khác. Chính nhờ vào những nhân tố đó rừng Khe Năm đã thực sự trở thành điểm sáng trong công tác quản lý bảo về rừng không chỉ đối với xã Sơn Kim 1 mà còn đối với cả tỉnh Hà Tĩnh.

3.4.1. Ý thức bảo vệ rừng của các hộ gia đình, cộng đồng và các bên liên quan

Trong những năm qua các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, ban ngành trong và ngồi Xã đã góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của mơ hình quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng thôn Khe Năm. Việc phối kết hợp nhịp nhàng giữa chủ hộ gia đình và các bên liên quan giúp rừng Khe Năm cũng như đời sống của các hộ dân trong Thôn ngày càng cải thiện. Điều đó được thể hiện thơng qua sơ đồ Venn dưới đây:

3.4.1.1. Phân công lao động và liên kết giữa các hộ gia đình cùng nhau quản lý,

bảo vệ rừng

Mặc dù khơng chính thống nhưng các hộ gia đình tự mặc định và hiểu với nhau việc bảo vệ rừng là nghĩa vụ chung của cả cộng đồng bởi nếu rừng của một hộ gia đình bị xâm hại thì rừng của các hộ khác cũng sẽ bị xâm hại và sẽ ảnh hưởng chung đến cả cộng đồng. Do đó, với diện tích được giao các hộ đã liên kết lại thành nhóm cùng nhau bảo vệ và phát triển rừng.

Việc tuần tra, bảo vệ rừng được chia theo nhóm hộ. Cứ 2-3 hộ gia đình liền kề hình thành một nhóm có trách nhiệm tuần tra trên tồn bộ diện tích đất rừng của các hộ đó. Khi phát hiện ra điều gì bất thường các hộ sẽ bàn bạc và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp xâm phạm đất rừng trái phép. Bên cạnh đó hộ gia đình cũng tự phân cơng thành viên trong gia đình đi tuần tra, bảo vệ đồng thời kết hợp phát tỉa những cây dây leo quấn quanh cây gỗ hay kết hợp lấy củi đun. Việc tuần tra bảo vệ theo hình thức nhóm hộ giữa các hộ gia đình đã hạn chế tối đa những tác động từ bên ngồi lên diện tích rừng được giao.

Ngồi ra các thành viên trong thơn cịn kết hợp với các chủ rừng khác thành lập nên Mạng lưới Đất rừng của vùng với một mục đích chung là cùng nhau bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng. Mạng lưới cũng tự soạn thảo Quy chế bảo vệ phát triển rừng với những điều lệ cụ thể, rõ ràng. Quy chế này đã có được sự đồng thuận của tất cả các thành viên và được chính quyền xã Sơn Kim 1 thông qua và ban hành.

Các tổ chức, đoàn thể khác Người dân sống ngoài thơn Các ban ngành liên quan Cộng đồng thơn Chính quyền địa phương Rừng 15 hộ gia đình

Đối với các thành viên trong gia đình việc phân chia trách nhiệm trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khá rõ ràng từ việc kiếm củi, phát rừng, trồng cây, thu hái lâm sản ngoài gỗ…

Bảng 3.5: Bảng phân cơng lao động trong hộ gia đình liên quan đến quản lý bảo vệ rừng

Giới Nam giới (18- 60 tuổi) Nữ giới (18- 55 tuổi) Ngƣời già (>60 tuổi) Trẻ em (14- 18 tuổi) Phát dọn thực bì X X X X Ươm cây X X X X Trồng cây X X X X

Tuần tra bảo vệ rừng X X

Phát dọn cây dây leo X X

Xử lý vi phạm X

Lấy củi về đun X X

Chọn gỗ làm chuồng

trại X

Thu hái lâm sản phụ: Mây, hèo, măng

X X

Bắt ong X

“Nguồn LISO: Điều tra thực địa năm, 2013”

Như vậy, với hộ gia đình và cộng đồng thôn Khe Năm vấn đề giới trong phân công lao động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là khá rõ ràng. Tùy từng nội dung công việc cụ thể mà thành phần và vai trò tham gia của từng thành viên trong gia đình, cộng đồng cũng khác nhau. Những việc nặng nhọc như lấy gỗ làm chuồng trại, xử lý vi phạm, bắt ong đều do đàn Ông phụ trách, các hoạt động nhẹ hơn như Công việc

tuần tra, phát tỉa cây leo, trồng cây con do phụ nữ đảm nhiệm, những hoạt động khác ít địi hỏi sức khỏe như đóng bầu thì người già và trẻ em hỗ trợ.

Chính nhờ sự phân cơng khá rạch rịi, hợp lý trong từng hộ gia đình tại thơn Khe Năm nên công tác quản lý, bảo vệ rừng trong những năm qua luôn được thực hiện tốt. Quan trọng hơn cả là từng thành viên trong gia đình ln ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng.

3.4.1.2. Cộng đồng ngƣời dân thôn Khe Năm

Rừng của 15 hộ gia đình được coi là niềm tự hào của cộng đồng thôn Khe Năm bởi nó khơng chỉ mang lại hiệu quả to lớn về việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, nước tưới tiêu cho đồng ruộng mà cịn góp phần không nhỏ trong việc ổn định sinh kế chung cho các hộ gia đình sống trong thơn. Rừng Khe Năm hàng năm cung cấp một lượng lớn sản phẩm phụ đặc biệt là măng nứa, măng giang. Chủ hộ gia đình cũng rất thoải mái và sẵn sàng cho các thành viên sinh sống trong thôn vào thu hái với mục đích sử dụng cho gia đình. Hoạt động này khơng những tăng tình đồn kết, chia sẻ lợi ích giữa các hộ có rừng và khơng có rừng trong thơn mà còn giúp việc bảo vệ, phát hiện đối tượng xâm hại rừng hiệu quả hơn. Cũng chính vì vậy mà tình cảm và ý thức của người dân nơi đây luôn rất cao và sẵn sàng tham gia hỗ trợ chủ hộ gia đình trong quá trình bảo vệ phát triển rừng. Điều đó, được thể hiện rõ nhất qua mơ hình tương tác cùng quản lý bảo vệ và hưởng lợi từ rừng của 15 hộ gia đình và cộng đồng thơn Khe Năm:

Nam giới đảm nhận công việc đòi hỏi nhiều sức khỏe Nữ giới đảm nhiệm

cơng việc địi hỏi sức khỏe vừa phải và kỹ thuật

Trẻ em và người già đảm nhiệm cơng việc ít địi hỏi sức khỏe

Các nhóm hộ gia đình cùng với cộng đồng thơn đã tự thảo luận, xây dựng quy chế và trình lên UBND xã góp ý, bổ sung. Đến nay, quy chế bảo vệ rừng thơn Khe Năm chính thức được thơng qua. Đây là cơ sở để các hộ gia đình, cộng đồng xử lý các trường hợp vi phạm cũng như định hướng phát triển rừng. Qua chia sẻ, phỏng vấn, Ơng Phạm Bá Minh - trưởng thơn Khe Năm, Ông Phạm Quang Đề và Ông Trần Ngọc Lâm cho biết người

dân thôn Khe Năm đã thực hiện nghiêm túc các qui định liên quan đến việc sử dụng gỗ và các sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ trong khu rừng được giao. Giữa các hộ không bao giờ có khúc mắc, tranh chấp hay mâu thuẫn trong quá trình quản lý bảo vệ mà ngược lại luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc quản lý rừng. Ông Trần Ngọc Quang chia sẻ:

“Lim ở đây tái sinh nhanh thật, chính cây ni cách đây 35 năm khi tôi mới 16 tuổi cây mẹ đã bị chặt về làm chuồng trâu thế mà bây giờ đã cây con tái sinh từ gốc mẹ đã to thế này, tơi khơng thể qn được vì gốc cây vẫn cịn đánh dấu vết tích tơi chặt”.

Rừng nhóm hộ gia đình

- Cung cấp nguồn nước ổn định; - Cung cấp củi đốt;

- Cung cấp nguồn lâm sản phụ; - Chống sói mịn rửa trơi;

- Cung cấp nguồn giống cây bản địa.

Cộng đồng thôn Khe Năm

- Phát hiện Thông báo tới chủ rừng đối tượng lạ vào xâm hại; - Không chặt phá cây rừng; - Cùng tham gia hỗ trợ xử lý khi có người xâm hại rừng;

- Hỗ trợ trồng rừng.

Hình 3.12: Ơng Trần Ngọc Quang đứng

cạnh cây Lim tái sinh sau 35 năm

Ý thức hệ trong việc bảo vệ và phát triển rừng thôn Khe Năm được phát huy tốt ngay trong chính các hộ có rừng. Việc thế hệ trẻ thường xuyên cùng tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng với Ông, bà, bố, mẹ đã chứng minh điều đó. Đặc biệt, sự nhận thức được các giá trị quan trọng của rừng được minh chứng bằng hành động cụ thể như không chặt phá, bán gỗ trong rừng vì những thú vui, ham mê của thanh niên mà ngược lại còn tuyên truyền và kiên quyết đấu tranh với những hành vi xâm hại rừng. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý bảo bảo vệ rừng của cộng đồng người dân Khe Năm.

Rõ ràng rừng của các nhóm hộ gia đình thơn Khe Năm có được sự thành công như ngày hôm nay không thể không kể đến những lỗ lực, hỗ trợ của cộng đồng Thôn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

3.4.1.3. Ủng hộ và quan tâm của chính quyền địa phƣơng và các ban ngành

Quy chế bảo vệ và phát triển rừng thơn Khe Năm chính thức được chính quyền xã Sơn Kim 1 Thông qua vào ngày 22/9/2013. Trong quy chế ghi rõ những quy định bảo vệ và phát triển rừng của thôn, đối tượng tham gia, quyền lợi và tổ chức thực hiện.

Theo chia sẻ của trưởng thơn Khe Năm, hàng năm chính quyền xã kết hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn tổ chức các khóa tập huấn, chia sẻ liên quan đến cơng tác bảo vệ và phát triển rừng như: tuyên truyền Luật bảo vệ phát triển rừng, phịng chống cháy rừng, khuyến khích người dân ươm và trồng cây bản địa, cấm săn bắt các loại thú rừng hay tham quan các mơ hình Nơng – Lâm kết hợp nhằm ổn định sinh kế hộ gia đình.

Bên cạnh đó việc phối kết hợp giữa người dân với chính quyền địa phương trong việc quản lý, khai thác và mua bán lâm sản phụ được thực hiện nghiêm túc. Ví dụ: gia đình muốn khai thác gỗ củi cong queo, lâm sản phụ hay khai thác Keo trong rừng thì gia đình phải làm đơn và trưởng thơn xác nhận sau đó Xã sẽ cử người kiểm tra rồi kết hợp với Hạt kiểm lâm xác nhận đúng là gỗ củi lúc đó mới cho khai thác và bán. Khi bán thì Xã khơng thu bất cứ kinh phí nào, tuy nhiên yêu cầu đúng trình

tự như trên. Khơng những vậy đối với những người vào mua lâm sản phụ cũng phải Thông báo với UBND Xã về việc vào thu mua lâm sản phụ hay khai thác Keo.

Đối với hộ gia đình muốn phát dọn diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt để chuyển đổi sang rừng trồng đều phải có đơn gửi UBND xã. Trên cơ sở đơn của các hộ, chính quyền Xã sẽ nghiên cứu và xét duyệt đơn đồng thời cử cán bộ có chun mơn liên quan đến thẩm định tại thực địa sau đó có báo cáo tới cấp trên để quyết định. Nếu thấy phù hợp, cơ quan có thẩm quyền sẽ xét duyệt đơn. Nếu chưa phù hợp chính quyền sẽ cử cán bộ chuyên mơn xuống tận hộ gia đình để chia sẻ và phân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)