Thống kê trạng thái rừng năm 2002 và năm 2013

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 53 - 54)

Năm 2002 có 8 trạng thái đất lâm nghiệp nhưng đến năm 2013 chỉ còn 5 trạng thái đất lâm nghiệp. Như vậy, trong quá trình bảo vệ phát triển rừng của các hộ có 4 trạng thái IA, IB, IIA, NIIA năm 2002 đã phát triển sang trạng thái khác phù hợp và tốt hơn. Đây là kết quả của những tác động tích cực của các hộ lên diện tích rừng mà họ được giao. Theo bản đồ hiện trạng rừng giao năm 2002 trạng thái IA, IB là đất trống, trảng cây bụi và nằm ở phía chân đồi giáp ranh với nhà của các hộ dân đã bị tác động khá mạnh và được chuyển đổi hoàn toàn sang rừng trồng Keo và cây bản địa; còn trạng thái rừng IIA và NIIA nằm ở giữa lưng chừng đồi ít bị tác động hơn do đó có thời gian phục hồi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới. Từ số liệu trên và các chỉ số điều tra hiện trạng rừng năm 2013 rõ ràng trạng thái rừng đang thay đổi theo theo 2 xu hướng:

- IA + IB được thay thế bằng trạng thái mới là Keo + cây bản địa với tổng diện tích thay thế là 85,600m2 tương đương 8,56ha. Đồng thời nâng tổng diện tích trồng Keo và cây bản địa lên 134,200m2 tương đương với hơn 13 ha.

Trạng thái IA + IB năm 2002 so với năm 2013

Trạng thái IIA + NIIA năm 2002 So với năm 2013

- IIA + NIIA phát triển và chuyển thành các trạng thái IIB, IIB + N, IIIA1 + N, Gi + N + Gỗ với tổng diện tích là 463,200 m2 tương đương với hơn 46 ha. Đây cũng là 2 trạng thái thay đổi nhiều nhất so với các trạng thái khác và đặc biệt sự thay đổi này hoàn toàn theo hướng tự nhiên

Năm 2013 xuất hiện thêm hai thái rừng mới là IIB + N, Gi + N + Gỗ với tổng diện tích lần lượt là 65,800m2

(6,58ha) và 99,900m2 (9,9ha) phần diện tích cịn lại chuyển sang các trạng thái IIB, IIIA1 + N. Việc xuất hiện trạng thái mới và diện tích đất lâm nghiệp IIIA 1 + N tăng so với năm 2002 chứng tỏ công tác bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ gia đình trong thơn Khe Năm là phù hợp và có hiệu quả. Bên cạnh đó có thể thấy rõ nhất chỉ số thay đổi tích cực thơng qua trạng thái rừng IIB (rừng trung bình) tăng từ 38,800m2 năm 2002 lên 181,700m2 năm 2013 (tăng 142,900m2) và trạng thái rừng IIB + Nứa mới hình thành với tổng diện tích 65,800m2. Qua hình ảnh vệ tinh và quan sát thực tế cho thấy quá trình tái sinh và phát triển cây rừng diễn ra khá nhanh, đặc biệt là khu vực giữa đồi. Theo chia sẻ của chủ hộ Ông Trần Ngọc Lâm, những cây rừng năm 2002 cao khoảng 1m hiện nay đã cao tới 7-8m và đường kính thân trung bình cũng lớn hơn 6cm (cây gỗ bắt đầu cho trữ lượng gỗ).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)