Các loài cây trồng bổ sung từ năm 2002 đến nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 66)

T

TT Họ và tên

Các loài cây trồng bổ sung (cây)

Tổng

Lim Dổi Mỡ Cồng Dung Keo Gió Re Măng Xoan Dẻ Thông

1 Trần Ngọc Lâm 300 100 250 20.000 500 200 10 21.360

2 Phạm Quang Đề 1.000 - 1.000

3 Lưu Trọng Mỵ 200 - 200

4 Nguyễn Minh Lợi 2.000 2.000 500 1.000 5.500

5 Nguyễn Công Tuân 200 500 300 15.000 16.000

6 Đinh Thị Lựu 300 50 200 10.000 200 10.750

7 Nguyễn Mạnh Hà 600 50 10.000 400 11.050

8 Nguyễn Thanh Vinh -

9 Lưu Trọng Bắc 150 50 300 7.000 7.500

10 Lê Hồng Cư 100 2.000 4.000 6.100

11 Nguyễn Trọng Hiệp 300 300

12 Nguyễn Phi Khanh 250 30 200 480

13 Đào Văn Hạnh 30 1.000 1.030

14 Bùi Thị Hương 3.000 3.000

15 Nguyễn Phùng Chín 1.000 20 2 100 1.122

Tổng 650 100 3.800 5.210 700 73.500 520 200 12 100 200 400 85.392

58

3.4.5. Nguồn thu từ lƣơng và lƣơng hƣu

Trong thơn có 91 người đang hưởng lương nhà nước trong đó có 76 thành viên đang hưởng chế độ lương hưu, 15 người đang công tác và làm việc. Như vậy tỷ lệ người có thu nhập ổn định hàng tháng trong thôn Khe Năm chiếm 20.8% so với tổng dân số của thôn (91/438 khẩu).

Bên cạnh đó, trong 76 thành viên đang hưởng lương hưu có hơn 50% là công nhân Lâm trường. Theo danh sách các hộ hưởng lương thôn Khe Năm 100% các hộ giao đất giao rừng năm 2002 đều được hưởng lương hưu trong đó 8/15 hộ cả hai vợ chồng đều được hưởng. Tổng số tiền từ lương, lương hưu lên đến gần 1 tỷ đồng/năm/15 hộ gia đình.

Thơng qua số liệu phỏng vấn 34 hộ gia đình trong thơn (bao gồm tồn bộ 15 hộ gia đình được GĐGR năm 2002) thì có 26 hộ có thu nhập từ lương và lương hưu, còn lại 8 hộ khơng có. Trong đó tổng số tiền lương và lương hưu năm 2013 của 15 hộ gia đình được giao đất, giao rừng năm 2002 là 794,160,000 triệu đồng, cịn lại 13 hộ khác trong thơn là 614.520.000 triệu đồng.

Bên cạnh đó Thơng qua phỏng vấn hộ thì nguồn thu từ lương và lương hưu của 15 hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao so với tổng thu nhập của hộ gia đình.

49%

51% Nguồn thu từ lương

và lương hưu Nguồn thu từ các nguồn khác

Hình 3.14: Tỷ lệ thu nhập từ lƣơng

và lƣơng hƣu của 15 hộ gia đình

BIỂU ĐỒ TỶ LỆ THU NHẬP TỪ LƢƠNG VÀ LƢƠNG HƢU CỦA 15 HỘ GIA ĐÌNH NĂM 2013

59

Biểu đồ trên cho thấy tổng nguồn thu từ lương và lương hưu chiếm tới 49% tổng thu nhập bình quân của 15 hộ gia đình được GĐGR năm 2002 trong năm 2013. Như vậy nguồn thu ổn định từ lương và lương hưu đã góp phần khơng nhỏ vào kết quả duy trì, bảo vệ và phát triển rừng của các hộ gia đình từ năm 2002 đến nay. Theo chia sẻ của một số hộ gia đình tiền lương và lương hưu một phần được các hộ gia đình dùng vào việc tái đầu tư phát triển rừng như phát dọn thực bì, trồng cây bản địa, cây Keo và một phần dùng để duy trì cuộc sống hàng ngày. Điều này có thể minh chứng rằng để có được mơ hình rừng như ngày hơm nay nguồn thu nhập ổn định từ lương và lương hưu có vai trị quan trọng khơng chỉ đối với 15 hộ gia đình Thơng Khe Năm mà cịn cả các hộ khác trong thôn.

3.5. Hiệu quả từ việc bảo vệ rừng

3.5.1. Có đƣợc hệ thống nƣớc ổn định sau khi đƣợc giao đất, giao rừng

Hiện nay, trong thơn mặc dù hộ gia đình nào cũng có giếng khoan nhưng những hộ có nguồn nước bắt từ khe suối thì đều sử dụng cho việc đun nấu hàng ngày. Theo chia sẻ của các hộ dân sống trong thôn, trước những năm 2002 khi rừng chưa được giao phần lớn các hộ dân phải sử dụng nước

giếng khoan hoặc nước từ các khe trong Rú (Rừng) nhưng không đều và chất lượng nước cũng không tốt đặc biệt là vào mùa mưa lũ làm ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, chăn nuôi, làm ruộng của người dân nơi đây. Khơng những vậy nguồn nước này cịn bị cạn kiệt mất 2 tháng/năm vào mùa khô. Tuy nhiên, chỉ sau 3-4 năm được giao rừng theo Nghị định 163/NĐ-CP các hộ dân đều phấn khởi vì nguồn nước dồi dào và ổn định hơn ngày xưa. Nước lấy từ các khe về rất trong, sạch; nước chảy cả ngày, cả đêm chính vì thế hầu hết các gia đình sống trong thôn đều tự thiết kế đường dẫn nước từ khe về dùng cho sinh hoạt gia đình, cho chăn ni và làm ruộng.

Theo chia sẻ của Chị Phạm Thị Nga thôn Khe Năm “Giữ rừng được nhất là có cái Nác mà ăn”

60

Sơ đồ nguồn cung cấp nƣớc từ khu rừng đƣợc giao đối với các hộ gia đình thơn Khe Năm

Bảng 3.7: Bảng thống kê số liệu sử dụng nƣớc tại thôn Khe Năm

Như vậy, thành quả quan trọng nhất theo nhận định chung của người dân thôn Khe Năm trong công tác GĐGR là đã tạo nên cơ hội lớn để họ có một nguồn nước sinh hoạt ổn định với chất lượng ngày càng được cải thiện.

Ngoài ý nghĩa trên chúng ta có thể hiểu thêm rằng muốn có nguồn nước khe đều đặn thì phải có rừng và muốn bảo vệ được rừng cần phải có sự đồng lịng, đồng sức cùng bảo vệ của các hộ dân cùng sinh sống trong thôn cũng như sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương.

3.5.2. Ổn định hệ sinh thái rừng

Qua khảo sát và thu thập Thông tin của tác giả hiện tại trong khu vực rừng cộng đồng thơn, rừng hộ gia đình cịn khá nhiều cây gỗ bản địa q, có giá trị cao

Stt Hình thức sử dụng

Số hộ

Ghi chú

2006 2013

1 Nước khe suối 8 15 Số liệu thu thập trên 34 phiếu phỏng vấn hộ gia đình

2 Nước giếng đào 34 34

3 Nước giếng khoan

4 Khác (cụ thể...)

Trƣớc khi GĐGR năm 2002:

Nước thiếu 2 tháng/năm vào mùa khô.

Năm 2006:

Nguồn nước ổn định và không bị thiếu.

Đến nay:

Nguồn nước dồi dào, sạch và thừa dùng cho sinh hoạt, tưới tiêu.

61

như: Lim, Táu, Giổi, Mỡ, Cồng, Kiền kiền, Re. Trong rừng các lồi cây có nhiều độ tuổi và kích thước khác nhau. Theo chia sẻ của các hộ và quan sát của tác giả cây gỗ nơi đây có 3 cấp độ chính:

Cây to thường là Lim, Re, Kiền Kiền, vanh giao động từ 200-300cm; Các cây gỗ nhỡ như: Cồng, Giổi mỡ, Lim có Vanh 80-120cm;

Cây gỗ nhỏ: Cây mới tái sinh và được người dân trồng từ những năm 2002 khi được giao rừng;

Trong rừng những cây gỗ to chiếm số lượng không nhiều và tập trung ở 6-7 hộ, còn lại ở các hộ khác là cây gỗ trung bình và nhỏ. Theo Ông Trần Ngọc Lâm, 51 tuổi tại thôn Khe Năm chia sẻ:

“Cách đây 30-40 năm ở rừng này nhiều Lim và cây gỗ khác có giá trị nhưng

bị Lâm trường và người dân chặt phá hết rồi, những cây gỗ to cịn sót lại là do chúng tơi tự bảo vệ do cây gần nhà, địa hình dốc khó khai thác và biết là cây có giá trị nên cố gắng không cho ai chặt phá mặc dù lúc đó chưa phải là đất của mình”.

Trên diện tích rừng được giao người dân chỉ tác động rất nhỏ như hàng năm các thành viên trong gia đình tự đi phát dọn, cắt tỉa những cây dây leo phi mục đích và tham gia đi tuần tra, bảo vệ hàng tuần. Toàn bộ khu rừng được giao cho cộng đồng thôn Khe Năm năm 2002 đều được các hộ dân bảo vệ và phát triển hợp lý và hiệu quả. Phần lớn các hộ sau khi được giao đất, giao rừng đều đầu tư công sức, nguồn vốn đề trồng bổ sung những cây bản địa vào khu vực đất trống, ít cây rừng. Các lồi cây được lựa chọn đa phần là loài cây bản địa, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng nơi đây như Lim, Mỡ, Cồng, De. Hàng năm các thành viên trong gia đình tự đi phát dọn, cắt tỉa những cây dây leo, tu bổ rừng, tham gia hoạt động bảo vệ rừng theo quy định. Vì vậy mà cấu trúc hệ sinh thái rừng nơi đây ngày càng phát triển và ổn định hơn. Điều này đã được tác giả trình bày ở trên liên quan đến so sánh chất lượng rừng năm 2002 và năm 2013.

62

3.5.3. Ổn định sinh kế hộ gia đình 3.5.3.1. Thu nhập từ cây trồng 3.5.3.1. Thu nhập từ cây trồng

Từ cuối năm 2005, một số hộ chủ động phát tỉa những diện tích được giao phía chân đồi nơi có nhiều cây bụi, cây dây leo, nứa để trồng bổ sung Keo. Đến nay, có hộ đã thu hoạch được 2 lứa và tiếp tục trồng lứa thứ 3. Do diện tích trồng Keo chỉ là tận dụng, trồng bổ sung ở phía chân rừng và những vùng đất trống nên nguồn thu lợi không nhiều. Tuy

nhiên, theo chia sẻ của nhiều hộ dân thì Keo trồng trên các diện tích này phát triển tốt, to, thẳng mà lại khơng tốn nhiều tiền đầu tư mua phân bón. Phần lớn tiền bán Keo được đầu tư quay trở lại vào rừng như mua giống cây bản địa trồng bổ sung hay đầu tư cho phát triển vườn hộ gia đình. Theo Ơng Hịa chia sẻ các hộ dân lựa chọn cách trồng như vậy là rất đúng vì nếu phát hết cây rừng để trồng Keo thì chỉ được năm thứ nhất, năm thứ hai là tốt cịn về sau thì cây khơng cịn gì để ăn. Cịn trồng dặm, trồng bổ sung ở các vị trí chân đồi cây Keo cũng như các cây bản địa sẽ được hưởng nguồn dinh dưỡng từ rừng chảy về nên sẽ nhanh lớn và nhanh được thu hoạch hơn nơi khác.

Việc trồng Keo ở ven chân đồi, trồng bổ sung các loài cây lâm nghiệp bản địa ở các khu vực rừng thưa là hướng đi hoàn tồn đúng đắn khơng những mang lại lợi ích chung cho khu vực về vấn đề môi trường mà cịn góp phần ổn định sinh kế cho người dân nơi đây. Bên cạnh đó việc bảo vệ được những cây to nên hàng năm sẽ thu hút Ong mật, các loài thú rừng như Chồn, Lợn, Gà rừng về ngày càng nhiều hơn hệ sinh thái rừng sẽ ngày càng được cải thiện (Kết quả phỏng vấn hộ gia đình, 2013).

Bà Nguyễn Thị Đào chia sẻ: Có cây Lim họ đã trả tới

90 triệu đồng nhưng gia đình tơi nhất quyết khơng bán. Bán được một cây thì sẽ bán nhiều cây và tạo ra ảnh hưởng

không tốt tới con cháu cũng các hộ gia đình sống trong

63

Bảng 3.8: Nguồn thu từ bán Keo năm 2013 của 15 hộ gia đình

Stt Họ và tên Địa chỉ Tổng thu từ bán Keo

năm 2013 (VNĐ) Ghi chú

1 Trần Ngọc Lâm Khe Năm 70.000.000

2 Nguyễn Công Tuân Khe Năm 16.000.000

3 Phạm Quang Đề Khe Năm 500.000

4 Nguyễn Thị Hương Khe Năm 30.000.000

5 Đinh Thị Lưu Khe Năm 52.000.000

6 Nguyễn Mạnh Hà Khe Năm 40.000.000

7 Lưu Trọng Bắc Khe Năm 1.000.000

8 Lê Hồng Cư Khe Năm 10.000.000

9 Nguyễn Trọng Hiệp Khe Năm 2.700.000

10 Đào Văn Hạnh Khe Năm 6.000.000

11 Nguyễn Trọng Hiệp Khe Năm 3.000.000

12 Nguyễn Minh Lợi Khe Năm 0

13 Nguyễn Thị Lan Khe Năm 0

14 Nguyễn Thành Vịnh Khe Năm 0

15 Trần Thị Huy Khe Năm 0

Tổng thu từ bán Keo năm 2013

231.200.000

64

Như vậy, năm 2013 tổng nguồn thu từ bán Keo của 11 hộ gia đình là 231.200.000đ chiếm 18% so với tổng thu nhập năm 2013 là 1.574.475.000đ. Trong đó hộ thu được nhiều nhất là Ông Lâm với 70.000.000đ và ít nhất là Ơng Đề là 500.000đ. Điều này cho thấy ngồi các nguồn thu khác thì thu nhập từ việc bán Keo cũng đã góp phần vào ổn định sinh kế của 11 hộ gia đình. Tuy nhiên, trong những năm tới nguồn thu này sẽ giảm bởi diện tích trồng Keo được thay thế dần bằng diện tích trồng cây bản địa, cây ăn quả.

3.5.3.2. Thu hái lâm sản ngoài gỗ

Phần lớn các hộ chia sẻ nguồn thu từ lâm sản ngồi gỗ trong diện tích rừng được giao chưa có nhiều. Nguồn thu có được do các hộ đi lấy sản phẩm ở các vùng khác ngoài khu rừng được giao. Trước đây diện tích cây Mây, Hèo tập trung nhiều ở phía dưới chân đồi, song đến thời điểm hiện tại các hộ đã phát tỉa để trồng Keo và các loài cây bản địa khác. Phần giữa sườn đồi trở lên phía trên đỉnh có rất nhiều Nứa, Giang song các hộ cũng rất ít khi khai thác để bán do đường đi lại khó khăn và giá trị kinh tế đem lại không cao. Măng nứa là sản phẩm chủ yếu và có thường xun trên diện tích rừng được giao. Thời gian thu hoạch măng trong năm tập trung vào tháng 8,9 dương lịch. Dù vậy, cũng rất ít hộ lấy bán mà chỉ sử dụng trong gia

Hình 3.15: Tỷ lệ nguồn thu từ bán Keo so với tổng thu nhập của

11 hộ gia đình GĐGR năm 2013

BIỂU ĐỒ TỶ LỆ THU NHẬP TỪ BÁN KEO SO VỚI TỔNG THU NHẬP CỦA 11 HỘ GIA ĐÌNH

65

đình hay biếu, tặng người thân ở các vùng khác. Trong tương lai nếu có được thị trường và có được phương thức chế biến, bảo quản tốt có lẽ đây sẽ là sản phẩm cho thu hoạch ổn định hàng năm bởi diện tích gỗ xen nứa chiếm gần 50% tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao.

Trong quá trình phỏng vấn tác giả cũng đã cố gắng bóc tách và hỏi sâu về hoạt động thu hái sản phẩm ngoài gỗ nhằm có được các chỉ số cụ thể, tuy nhiên theo nguồn thông tin và số liệu thu thập được nguồn thu từ loại sản phẩm này trên diện tích 90,12ha cho 15 hộ là rất ít và chỉ sử dụng để ăn. Ước tính mỗi hộ cả năm tiêu thụ khoảng 60kg – 80kg măng tương đương khoảng 240.000đ - 360.000đ/hộ/năm (mức giá tại thời điểmm phỏng vấn là 4.000đ/kg). Như vậy, trong 1 năm với diện tích rừng 90,12ha đã cung cấp cho 15 hộ gia đình khoảng 900kg-1.200kg măng tương đương với 3.600.000-4.800.000đ và chiếm 0,23-0,3% tổng thu nhập của 15 hộ gia đình trong năm 2013. Ngồi ra cịn có nhiều các hộ khác trong thơn cũng sử dụng Măng tại diện tích rừng trên với mục đích sử dụng cho sinh hoạt gia đình. Tuy nguồn thu từ nguồn Măng giang, Măng nứa khơng nhiều nhưng lại có vai trị quan trọng bởi đây là nguồn thực phẩm tại chỗ các hộ gia đình khơng mất tiền mua. Các sản phẩm cịn lại như cây Nứa, Giang, Hèo gần như không bán mà chỉ sử dụng cho hộ gia đình để làm phên, vách che chắn chuồng trại, đan rổ, rá khi cần thiết.

3.5.3.3. Thu hái củi, sử dụng gỗ làm chuồng trại, nhà cửa

Hiện nay, 15 hộ gia đình đều khai thác nguồn củi đun từ rừng và kết hợp với nguyên liệu bếp ga để dùng cho sinh hoạt gia đình và chăn ni. Củi lấy từ rừng các hộ thường sử dụng để đun nước, nấu cơm, hầm xương, nấu cám lợn. Bếp ga chỉ sử dụng để đun nấu các món ăn nhanh như xào, luộc. Qua phỏng vấn, trung bình một hộ dùng hết khoảng 2 bình gas/năm tương đương với số tiền khoảng 900.000đ (mức giá bán tại Sơn Kim 1 tại thời điểm phỏng vấn). Như vậy nguồn nguyên liệu chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt gia đình vẫn là củi đốt và chủ yếu được lấy trong diện tích rừng được giao. Theo chia sẻ của người dân trong thôn, trung bình mỗi hộ gia đình có từ 3-5 người thường sử dụng hết 1 bó củi trị giá khoảng 10.000- 15.000đ/ngày/hộ, như vậy nếu phải đi mua ở ngoài thì trung bình 1 tháng sẽ mất

66

khoảng 300.000-450.000đ/hộ và một năm sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí từ 3.600.000-5.400.000đ/hộ/năm để mua củi. Chỉ cần làm phép tính nhỏ một năm nếu 15 hộ gia đình phải đi mua củi ở ngoài sẽ hết số tiền giao động từ 54.000.000- 81.000.000đ/15 hộ/năm tương đương với 3,4-5,1% tổng thu nhập của 15 hộ gia đình năm 2013. Đây là con số không hề nhỏ đối với một nhóm hộ gia đình sinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)