Cơ sở xây dựng giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 48 - 49)

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào mạng lƣới kinh tế toàn cầu, song song với sự phát triển của các hoạt động giao thƣơng thì dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cũng ngày càng trở nên quan trọng. Hoạt động này nhƣ một công cụ để thuyết phục bên thứ ba (là Chủ đầu tƣ, nhà thầu chính, ngƣời thụ hƣởng hoặc là bên cho vay trong trƣờng hợp bảo lãnh vay vốn, là đối tác xuất khẩu trong trƣờng hợp bảo lãnh nhập khẩu hàng hóa, …) tin tƣởng rằng đối tác của mình sẽ thực hiện đúng các nghĩa vụ theo các hợp đồng đã giao kết. Nhƣ vậy, bảo lãnh ngân hàng là một kênh mà các doanh nghiệp cần tận dụng để mở rộng mạng lƣới giao dịch kinh doanh, đồng thời là một kênh mà các ngân hàng thƣơng mại cần khai thác để phát triển khách hàng, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Xét về bản chất, bảo lãnh ngân hàng chỉ khác với nghiệp vụ cho vay ở chỗ, bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ cho khách hàng

trong tƣơng lai khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo các hợp động cam kết với đối tác của họ, còn nghiệp vụ cho vay là sự cấp vốn trực tiếp của ngân hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm quản trị rủi ro thì cần thiết phải xem bảo lãnh ngân hàng nhƣ nghiệp vụ cho vay.

Hiện nay, dịch vụ bảo lãnh là nguồn thu phí dịch vụ đáng kể trong tổng cơ cấu dịch vụ của BIDV vừa chứa đựng tiềm ẩn rủi ro. Do đó, giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh là nhằm đƣa các giải pháp để gia tăng nguồn thu phí dịch vụ và đồng thời đảm bảo quản lý đƣợc rủi ro dịch vụ bảo lãnh để hƣớng tới hoàn thiện sản phẩm mục tiêu: hiệu quả cao, tiện lợi, an toàn cho khách hàng và đối tác tin cậy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)