Đa dạng hoá các hình thức tín dụng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 31 - 38)

2. 2 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khu vực

3.2.1.3Đa dạng hoá các hình thức tín dụng

Kinh tế ngoài quốc doanh đa dạng về quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu về khối lợng vốn vay, thời gian vay, phơng thức trả vốn và lãi... là không giống nhau. Chính vì vậy mà Ngân hàng với phơng châm “ lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu phục vụ”, phải đa ra đợc loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng.

Hiện nay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, sở giao dịch I chủ yếu áp dụng phơng thức cho vay từng lần. Phơng thức cho vay này đợc coi là biện pháp tối u để đảm bảo an toàn cho vốn vay và tạo thế chủ động cho ngân hàng. Nhng trên thực tế, phơng thức cho vay này đòi hỏi mỗi lần vay, doanh nghiệp phải lảm đơn xin vay, khế ớc nhận nợ, trình các chứng từ hợp đồng kinh tế, phải qua nhiều khâu kiểm duyệt. Trong khi đó, nhu cầu vốn hoạt động của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trờng đa dạng, phong phú, đòu hỏi độ nhanh nhạy cao. Vì vậy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có vòng quay vốn nhanh rất ngại vay với phơng thức này. Do đó, để thu hút thêm lợng khách hàng tới vay vốn tại sở thì sở giao dịch I cần vận dụng một cách rộng rãi phơng thức cho vay theo hạn mức. Hiện nay, hình thức này mới chỉ đợc áp dụng với các doanh nghiệp nhà nớc, tuy nhiên để mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, sở cần áp dụng hình thức này đối với những doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có uy tín và là khách hàng thờng xuyên của sở vì đây là phơng thức cho vay rất phù hợp với tính năng động, nhanh nhạy của cơ chế thị trờng, rất thuận lợi cho khách hàng vay vốn có tốc độ quay vòng thờng xuyên, tạo điều kiện để vốn tín dụng luân chuyển đều đặn qua quỹ ngân hàng. Qua đó cũng tăng cờng đợc vai trò kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Còn phơng

thức cho vay từng lần chỉ nên áp dụng với các khách hàng vay vốn không thờng xuyên, chu chuyển vốn chậm, quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ dứt điểm từng dự án hay từng thơng vụ nhất định.

3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lợng tín dụng.

3.2.2.1 Nâng cao chất lợng thẩm định trớc khi cho vay.

Trớc khi phát ra một khoản tiền vay, Ngân hàng cần phải biết rõ mọi chi tiết có liên quan đến khách hàng của mình nhằm đảm bảo cho món vay của mình đợc sử dụng một cách có hiệu quả và có khả năng đợc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Tức là Ngân hàng phải tiến hành các biện pháp phân tích và đánh giá khách hàng của mình. Đây là một việc làm cực kỳ quan trọng bởi vì khi đã giao tiền cho ngời vay thì Ngân hàng chỉ còn quyền sở hữu còn quyền sử dụng khoản tiền đó hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng. Nếu không có những thông tin đầy đủ, kịp thời và xác thực nhất về khách hàng của mình thì ngân hàng sẽ không có những thái độ ứng xử kịp thời, phù hợp. Việc phân tích đánh giá khách hàng cần đảm bảo các nội dung:

- Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu t, phơng án sản xuất kinh doanh khả thi.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay.

Trong đó, ngân hàng đặc biệt quan tâm chú ý tới các vấn đề sau :

*Về tài sản thế chấp. Hiện nay, các ngân hàng rất coi trọng tài sản thế chấp khi quyết định cho vay vì họ luôn có t tởng cho rằng tài sản thế chấp là an toàn nhất, bởi khi món vay không đợc hoàn trả sẽ phát mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Trên thực tế nó làm giảm khả năng vay vốn của khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xung quanh sở giao dịch I

hiện nay đang hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực thơng mại, kinh doanh các mặt hàng có khả năng tiêu thụ nhanh nên họ thờng có nhu cầu vay các khoản vốn ngắn hạn và vay thờng xuyên để bổ sung vốn lu động thiếu hụt. Thế nhng khi doanh nghiệp muốn vay vốn lại không đảm bảo yêu cầu về tài sản thế chấp do không có , hay có nhng cha đợc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản . Mặt khác, chính bản thân tài sản thế chấp lại chứa đựng nhiều rủi ro khi có những biến động về giá cả, hơn nữa chi phí phát mại không phải là nhỏ. Do vậy, sở cần phải nhìn nhận lại vấn đề tài sản thế chấp, không nên coi đó là một nguyên tắc tín dụng.

* Tính khả thi của dự án, phơng án là nhân tố quyết định đến việc khách hàng có khả năng trả đợc nợ ngân hàng hay không. Tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là phơng tiện cuối cùng, là nguồn trả nợ thứ hai để giúp ngân hàng không bị mất vốn khi chẳng may rủi ro xảy ra. Một điều chắc chắn rằng trớc khi cho vay không một tổ chức tín dụng nào lại muốn phải xử lý tài sản bảo đảm nợ vay của doanh nghiệp để thu hồi nợ, đây là điều bất đắc dĩ. Chính vì vậy, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thực sự có năng lực, có kinh nghiệm đánh giá, xem xét tính khả thi của dự án trên cả ba phơng diện : kỹ thuật, tài chính, kinh tế-xã hội để có thể đa ra những quyết định đúng đắn. Ngoài ra, thông qua quá trình thẩm định , cán bộ ngân hàng có thể t vấn thêm cho khách hàng các vấn đề có liên quan tới tính khả thi của dự án đó, phòng tránh rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng.

3.2.2.2 - Tăng cờng công tác kiểm tra, kiểm soát sau mỗi món vay.

Việc kiểm tra một cách thờng xuyên tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp giúp sở đảm bảo rằng doanh nghiệp sử dụng vốn đúng theo mục đích trong hợp đồng , bên cạnh đó nó cũng giúp sở sớm nhận ra những khó khăn của doanh nghiệp để phối hợp giải quyết. Hiện nay, ở sở giao dịch I công tác này hầu nh không đợc thực hiện một cách triệt để và tích cực. Sau khi giải ngân, các cán bộ tín

dụng thờng quan tâm đến việc cho vay món vay mới và chờ đến hạn trả nợ của khách hàng mà ít chú trọng việc kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay. Đây là nguyên nhân khiến cho vốn vay ngân hàng không đợc sử dụng có hiệu quả hoặc không đúng mục đích. Vì vậy, hàng quý hoặc 6 tháng một lần sở phải yêu cầu khách hàng gửi các báo cáo, tài liệu cần thiết nh tình hình doanh thu, chi phí, báo cáo lu chuyển tiền tệ, tình hình luân chuyển hàng hoá để làm cơ sở cho việc phân tích…

khả nảng hoàn trả vốn vay. Ngoài ra, sở có thể kiểm tra trực tiếp tại cơ sở kinh doanh của khách hàng và nắm bắt những thông tin tình hình xung quanh ngành mà trong đó doanh nghiệp vay vốn hoạt động, thông qua các phơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các bạn hàng của doanh nghiệp.

Đối với tài sản thế chấp, sở giao dịch I cần tích cực hơn nữa trong việc kiểm tra lại tài sản đề phòng khách hàng sử dụng tài sản đã thế chấp trái luật định . Sở cũng có thể thực hiện kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng nh vậy sẽ sớm nhận ra các sai sót để sửa chữa kịp thời.

3.2.2.3 Có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn, xử lý, thu hồi nợ quá

hạn.

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là một vấn đề bức xúc đối với hầu hết các ngân hàng nói chung và đối với sở I nói riêng, đặc biệt là ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nó có thể bắt nguồn từ sự làm ăn kém hiệu quả của khách hàng, từ sự quản lý lỏng lẻo của ngân hàng hoặc do tác động của những yếu tố khách quan. Để kiểm tra, ngăn chặn nhằm giảm nợ quá hạn xuống mức chấp nhận đợc thì trớc hết, Sở giao dịch phải lựa chọn khách hàng khi cho vay. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi vay vốn cần quan tâm tới tính khả thi của dự án xin vay chứ không nhất thiết là đủ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và đủ vốn đối ứng. Tiếp đến, trong quá trình cho vay ,sở phải giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng để phát hiện

kịp thời những tình huống có vấn đề, tìm biện pháp khắc phục hoặc bảo toàn vốn vay cho mình.

Thực tế , tại sở giao dịch nợ quá hạn chủ yếu phát sinh là do nguyên nhân từ phía khách hàng. Vấn đề đặt ra là sở giao dịch có biện pháp xử lý nh thế nào vừa đảm bảo thu hồi đợc nợ vừa không gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngời vay, đồng thời giữ đợc quan hệ tốt giữa sở với khách hàng.

Đối với những doanh nghiệp đến hạn trả nợ nhng vì lý do khách quan nào đó dẫn đến chậm trả ( ví dụ nh cha đợc thanh toán tiền bán hàng, hàng hoá bị ứ đọng không tiêu thụ đợc do thị trờng trong và ngoài nớc biến động mạnh ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp ) thì sở có thể gia hạn nợ cho khoản vay đó, tuỳ theo đó là…

khoản vay ngắn hạn hay trung, dài hạn để áp dụng quy định của NHNN và của NHNo&PTNT VN.

Đối với những đơn vị hoạt động kinh doanh thua lỗ cha có khả năng trả nợ : trong trờng hợp đơn vị thực sự cần thêm vốn của sở giao dịch và có thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả sau khi vay vốn thì sở sẽ tiếp tục cho vay với điều kiện doanh nghiệp đó phải trình bày rõ về kế hoạch kinh doanh , lợi nhuận thu về là bao nhiêu. Sau khi cử cán bộ xem xét, đánh giá một cách cẩn thận, nếu thấy khả thi, sở có thể cho vay bằng cách gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn vào trong hạn, theo cách này nợ quá hạn sẽ giảm và doanh số cho vay tăng. Hoặc sở cũng có thể cho đơn vị vay thêm vốn, giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi và từ đấy có đủ tiền để trả nợ vay và các khoản nợ trớc đây.

Đối với những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thua lỗ lớn, nợ quá hạn lâu ngày, không đủ điều kiện tối thiểu để tiếp tục đầu t : sở phải ngừng cấp tín dụng, tiến hành lập kế hoạch và đa ra các giải pháp thu hồi nợ cụ thể nh giao kế hoạch thu hồi nợ quá hạn cho từng cán bộ, kí kết văn bản cam kết trả nợ với lãnh đạo các doanh nghiệp đấy. Quan trọng hơn là tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan chức

năng có thẩm quyền nh Viện kiểm soát nhân dân, toà án trong việc bán các tài sản đảm bảo, thu hồi nợ quán hạn.

3.2.2.4 Đẩy mạnh công tác dự phòng rủi ro .

Tín dụng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng , đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để hạn chế bớt những hậu quả do rủi ro mang lại thì lập quỹ dự phòng rủi ro là một biện pháp không thể thiếu. Nhng việc lập quỹ nh thế nào để vừa phát huy tác dụng của nó mà vẫn không ảnh hởng tới lợi nhuận hàng kỳ của sở cũng là vấn đề cần xem xét. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro vẫn phải thực hiện nghiêm túc theo quy định nhng cách trích lập có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của sở. Nhằm hạn chế những ảnh hởng đến kết quả kinh doanh, sở có thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép đợc trích lập theo từng kì với các tỉ lệ thích hợp khác nhau , thay vì trích lập một lần từ đầu năm. Việc trích lập có thể đợc thực hiện theo từng quý dựa trên cơ sở số d nợ quá hạn cuối kỳ trớc. Nh vậy, việc trích lập sẽ trở nên linh hoạt và phản ánh đúng thực chất của quỹ dự phòng . Đồng thời cũng cần phải xem xét lại tỉ lệ quy định để trích lập quỹ dự phòng cho phù hợp trên cơ sở mối tơng quan giữa tỉ lệ nợ quá hạn và tổng d nợ để không làm ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh của sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 Một số đề xuất kiến nghị.

Xuất phát từ những hạn chế tồn tại trong cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh không chỉ do bản thân ngân hàng hay do các doanh nghiệp mà còn bao gồm cả những chính sách chế độ của nhà nớc, của các ban ngành, nên để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh, góp phần thúc đẩy tăng trởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm thì bên cạnh những nỗ lực của bản thân, sở giao dịch I – NHNo&PTNTVN rất cần có sự quan tâm chỉ đạo và tạo

điều kiện của các cấp lãnh đạo trong ngành ngân hàng cũng nh của các cơ quan nhà nớc có liên quan.

3.3.1-Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Mở rộng quyền tự chủ cho sở giao dịch I và các chi nhánh để phát huy tính năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, đi đôi với quyền tự chủ đợc trao, sở và các chi nhánh sẽ phải chịu trách nhiệm trớc NHNo&PTNTVN về kết quả kinh doanh của mình. Cơ chế này sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong hệ thống NHNo&PTNT, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống.

- Hỗ trợ sở giao dịch I trong công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ đặc biệt là đối với cán bộ tín dụng.

- Để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các thành phần kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ tín dụng, có chế độ thởng phạt rõ ràng nghiêm minh. Trong trờng hợp cho vay nhng không thu hồi đợc nợ thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm với ngân hàng, ở đây chỉ nên áp dụng trách nhiệm, xử phạt hành chính không nên đề nghị quy trách nhiệm hình sự trong trờng hợp này, sẽ dẫn đến nhiều cán bộ tín dụng sợ trách nhiệm nặng không giám giải quyết cho vay, trở nên khắt khe trong việc xét duyệt cho vay, dẫn đến hoạt động tín dụng bị co lại. Đồng thời khi cán bộ tín dụng có thành tích thì phải khuyến khích về lợi ích vật chất và tinh thần một cách kịp thời, nh thởng tác nghiệp, nâng lơng trớc thời hạn, tặng giấy khen... nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực hơn khi giải quyết cho vay.

- Để thu đợc lợi nhuận cao, ngân hàng phải mở rộng đợc tín dụng của mình đối với các thành phần kinh tế. Để làm đợc điều đó thì trớc tiên ngân hàng phải tiến hành cải cách thủ tục vay vốn. Hiện nay rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp t nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ sản xuất kinh doanh phàn nàn rằng để vay đợc vốn của ngân hàng thì cần phải có quá nhiều

điều kiện liên quan đến nhiều loại giấy tờ và tốn rất nhiều thời gian. Mặc dù nớc ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trờng có sự quản lý của nhà nớc đợc hơn 10 năm nhng những lề lối làm việc của các cơ quan hành chính nhà nớc vẫn còn mang nặng những nét đặc trng của thời kỳ bao cấp, vẫn còn tình trạng nhiều cửa gây sách nhiễu, phiền hà cho

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 31 - 38)