Hộ được phân chia theo ngũ phân vị thu nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của thu nhập, giá cả thực phẩm đến quyết định chi tiêu ăn uống của các hộ gia đình tại việt nam (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

4.4 Kết quả từ sự chi phối của các đặc tính hộ đến cầu của nhómhàng ăn uống

4.4.3 Hộ được phân chia theo ngũ phân vị thu nhập

Phân theo từng phân vị thu nhập, sự chênh lệch của các độ co dãn giữa các phân nhóm thu nhập khơng có sự khác biệt rõ ràng. Trong cả năm phân nhóm thu nhập thì các nhóm thịt, tơm cá, bánh kẹo và đồ uống đều là những mặt hàng xa xỉ. Tuy nhiên, về giá

trị độ co dãn của các nhóm thực phẩm này theo các nhóm thu nhập có sự khác nhau ở

phân nhóm 20% thu nhập thấp nhất (nhóm 1) và phân nhóm 20% thu nhập cao nhất (nhóm 5).

Xét về giá trị, độ co dãn theo thu nhập ở đa số các nhóm thực phẩm đối với nhóm thu nhập cao nhất đều lớn hơn so với nhóm có thu nhập nhập thấp nhất. Đặc biệt ở nhóm hàng thịt các loại, khi thu nhập tăng (chi tiêu tăng) thì các hộ gia đình nhóm 1 có xu

hướng gia tăng chi tiêu mạnh ở nhóm hàng thịt hơn so với đồ uống và bánh kẹo – sữa. Điều này hoàn toàn ngược lại, ở nhóm thu nhập cao khi thu nhập tăng thì họ tăng mạnh

chi tiêu ở hai nhóm này (đồ uống & bánh kẹo – sữa) đáng kể so với nhóm thịt và các

nhóm thực phẩm khác.

Xét về độ co dãn của các nhóm hàng theo giá, ở cả năm phân nhóm thu nhập,

ngoại trừ lương thực khác gạo, gia vị và bánh kẹo là các nhóm ít co dãn. Tất cả các nhóm thực phẩm còn lại co dãn theo giá. Tuy nhiên, độ co dãn của các nhóm hàng này ở hai phân nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất cũng có sự khác nhau. Nhóm có thu nhập thấp có độ co dãn theo giá mạnh hơn so với nhóm thu nhập cao. Cụ thể, ở các nhóm thực

phẩm như thịt, tôm cá, trứng và đồ uống khi giá của các nhóm này tăng 10% thì việc

lượng cầu của các nhóm này giảm tương ứng ở hai nhóm lần lượt là 12,3%, 11,8%,

14,0%, 12,4% ở nhóm 1 và 11,4%, 10,5%, 10,6% và 11,0% ở nhóm 5. Điều này có thể

cho thấy nhóm thu nhập thấp chịu tác động trực tiếp của sự biến động giá mạnh hơn so với nhóm thu nhập cao. (xem thêm phụ lục 4.18 đến 4.22 về các độ co dãn của hàm cầu phân theo ngũ phân vị thu nhập).

Bảng 4.11: Độ co dãn của các nhóm hàng ăn uống theo mức chi tiêu và giá phân theo ngũ phân vị thu nhập

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm Ee Ep Ee Ep Ee Ep Ee Ep Ee Ep Gạo 0.57 -1,05 0.61 -1,04 0.68 -1,04 0.71 -0,96 0.76 -1,05 Lương thực khác gạo 0.55 -0,43 0.76 -0,42 0.83 -0,35 0.81 -0,37 0.80 -0,45 Thịt các loại 0.50 -1,23 1.19 -1,29 1.15 -1,25 1.07 -1,22 1.06 -1,14 Gia vị 0.51 -0,57 0.66 -0,62 0.71 -0,67 0.74 -0,64 0.78 -0,73 Tôm cá 0.82 -1,18 1.09 -1,09 1.14 -1,11 1.15 -1,08 1.12 -1,05 Trứng 0.62 -1,40 0.72 -1,27 0.73 -1,17 0.72 -1,15 0.81 -1,06 Rau, quả 0.82 -1,29 0.86 -1,33 0.89 -1,34 0.97 -1,32 0.96 -1,27 Bánh kẹo, sữa 1.02 -0,98 1.14 -0,98 1.09 -0,98 1.15 -0,95 1.07 -0,95 Đồ uống 1.11 -1,24 1.13 -1,30 1.08 -1,35 1.18 -1,25 1.21 -1,10

Ăn uống ngoài

gia đình 1.00 -2.02 1.00 -2.08 1.00 -2.14 1.00 -1,97 1.00 -1,94

Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010, n = 8.654 *Ghi chú:

(Ee): độ co dãn theo chi tiêu (Ep): độ co dãn theo giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của thu nhập, giá cả thực phẩm đến quyết định chi tiêu ăn uống của các hộ gia đình tại việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)