Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ phước tỉnh bình dương (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

RRTD có rất nhiều ngun nhân, vì vậy có rất nhiều nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến rủi ro tín dụng. Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD thì chúng ta

cần nhận biết được các loại rủi ro có thể phát sinh trong quy trình tín dụng tại ngân

hàng. Ở mục 1.2.4, chúng ta đã khái qt quy trình tín dụng căn bản, từ quy trình trên, sẽ phát sinh những RR có thể xảy ra.

Sau đây là những RR có thể phát sinh từ quy trình tín dụng:

- Tiếp cận khách hàng sai đối tượng;

- Quyết định cấp tín dụng sai quy định, vượt mức cho phép, thơng tin trong hồ sơ vay khơng chính xác;

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc là

khó xác định hoặc là khơng giám sát được;

- …

Vậy những nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng?

Thứ nhất, rủi ro phát sinh từ phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng: Cán bộ tín

dụng là bộ phận trực tiếp tiếp cận khách hàng, khảo sát khách hàng, thẩm định dự án

đầu tư kinh doanh và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng dựa vào năng lực tài

chính cũng như nguồn tài sản đảm bảo, giám sát việc giải ngân, kiểm tra việc sử dụng vốn và theo dõi thu hồi nợ. Nếu phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng khơng tốt, sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng.

Thứ hai, năng lực của cán bộ tín dụng cịn hạn chế: Để chính sách tín dụng phát

huy hiệu quả và giảm thiểu rủi ro liên quan thì cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích hiệu quả dự án, phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng, khả năng dự báo về ngành, về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng,…từ đó quyết định tín dụng sẽ hiệu

quả hơn thay vì chỉ dựa vào một số chỉ tiêu được áp đặc sẵn như tài sản thế chấp,

phương án kinh doanh. Cán bộ tín dụng phải am hiểu về pháp luật, không những cập nhật thường xuyên các quy định của ngành mà còn tham khảo thêm quy định của các

lĩnh vực khác vì ít nhiều đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tín

dụng ngân hàng.

Thứ ba, sự phụ thuộc quá nhiều vào tài sản đảm bảo làm cho các bước phân tích,

đánh giá hiệu quả sinh lời của dự án cũng như khả năng quay vòng vốn của doanh

nghiệp khơng cịn phát huy tác dụng, các chỉ tiêu tài chính trở nên khơng cịn giá trị

đánh giá mà mang tính hình thức nhiều hơn trong phân tích báo cáo. Cán bộ tín dụng

vì chạy theo doanh số mà quên rằng, khả năng thu hồi vốn từ dự án quan trọng hơn rất nhiều so với thu hồi vốn bằng tài sản đảm bảo, vì khơng ai muốn điều đó xảy ra đứng

ở góc độ ngân hàng cho vay và người đi vay, xử lý tài sản đảm bảo là cái sau cùng chứ

đã nghe nói rất nhiều đến nợ xấu, đây là hậu quả của cấp tín dụng thơng qua tài sản đảm bảo là bất động sản, một loại hàng hóa thiếu tính thanh khoản một khi thị trường

gặp rủi ro.

Thứ tư, khả năng tài chính của khách hàng vay: Khả năng tài chính của người vay

cũng là một trong những nhân tố tác động đến khả năng thu hồi vốn vay của ngân

hàng, thơng thường năng lực tài chính càng mạnh thì khả năng trả được nợ càng cao, khả năng tài chính của khách hàng vay được đo lường bằng tỷ lệ giữa vốn tự có tham

gia vào dự án trên tổng nhu cầu vốn của dự án đó. Theo các nghiên cứu thì tiềm lực

của người vay càng mạnh thì khả năng chịu đựng rủi ro càng cao. Vì vậy vốn tự có của người vay tham gia vào dự án càng lớn thì khả năng tự chủ về tài chính sẽ càng cao và dự án sẽ dễ thành công hơn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng cao hơn.

Thứ năm, kinh nghiệm của khách hàng đi vay: Các nghiên cứu về RRTD đã kết

luận năng lực quản trị và kinh nghiệm làm trong lĩnh vực kinh doanh của người vay là

những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công một dự án, phương án kinh doanh.

Người nhiều kinh nghiệm sẽ có khả năng dự báo những tình huống xấu nhất cũng như

có khả năng ứng phó kịp thời những bất trắc xảy ra, giảm thiểu tối đa được các hậu

quả phát sinh. Vì vậy, những người càng làm lâu trong ngành nghề nào đó thì khả

năng thành cơng càng cao hay kinh nghiệm của người vay tỷ lệ thuận với khả năng trả nợ của người vay (tức là tỷ lệ nghịch với RRTD).

Thứ sáu, kiểm tra, giám sát khoản vay: Một trong những nguyên nhân gây ra RRTD là việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ. Thực tế công tác kiểm tra giám sát khoản vay sau khi cho vay đã không được các ngân hàng quan tâm và đánh giá đúng mức nên xảy ra tình trạng kiểm tra và giám sát hình thức, bản chất

và nội dung thì khơng chặt chẽ và không phát hiện được rủi ro. Nhưng ở một chừng

mực nào đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng công tác kiểm tra, giám sát khoản

vay không được tiến hành và quản trị tốt thì RRTD sẽ xảy ra.

Thứ bảy, mục đích sử dụng vốn vay: Trong tất cả các phương án vay vốn, người vay

đều phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay và sau khi đã giải ngân, ngân hàng có

với thời gian và nguồn trả nợ khác nhau. Nếu người vay sử dụng vốn sai mục đích sẽ có khả năng trả nợ khơng đúng hạn hay nói cách khác việc sử dụng vốn vay đúng mục

đích hay khơng đúng mục đích sẽ có ảnh hưởng đến RRTD.

Thứ tám, tính chất nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

của khách hàng, thơng thường các món vay có nguồn trả nợ hiện hữu sẽ có xác suất trả

được nợ cao hơn các món vay mà tại thời điểm cho vay nguồn trả nợ chỉ là dự kiến.

Cho nên trong quy trình cấp tín dụng, cán bộ tín dụng phải xem xét nguồn trả nợ ngay từ khâu phân tích và thẩm định để giảm thiểu RRTD.

Thứ chín, tính chất ngành nghề cho vay: Nhân tố này, ngươi viết muốn chú trọng

đến ngành nghề kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Hai ngành nghề

rất đặc thù và chứa đựng rủi ro tín dụng rất cao, đặc biệt trong tình trạng nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thối như hiện nay thì ngành nghề này rất rủi ro vì tính thanh khoản của tài sản đảm bảo không cao, một khi thị trường đỗ vỡ thì khách hàng rất dễ rơi vào trạng thái mất khả năng chi trả và đứng ở góc độ ngân hàng sẽ xảy ra RRTD. Thứ mười, rủi ro phát sinh từ chính sách tập trung tín dụng: Hiện tượng này xảy ra khi tín dụng tập trung vào một thành phần kinh tế, một ngành nghề, một khu vực địa lý và một vài khách hàng lớn. Nguyên nhân của sự tập trung tín dụng phần lớn do định hướng và chiến lược kinh doanh của ngân hàng chưa có nhiều sự phân tích, đánh giá rủi ro mang lại, phần lớn các ngân hàng đặt chỉ tiêu doanh số lên hàng đầu để vượt áp lực kinh doanh mà bỏ quên độ rủi ro mang lại.

Thứ mười một, khách hàng vay không trung thực trong hồ sơ vay nhằm qua mặt ngân hàng để tiếp cận vốn: Có rất nhiều hình thức làm hồ sơ giả, làm hồ sơ khống

nhằm đạt mục đích tiếp cận vốn của khách hàng khiến ngân hàng không thể phát hiện ra hoặc là phát hiện ra nhưng không thể khơng cấp tín dụng vì hồ sơ về mặt pháp lý là

hợp lệ. Việc làm này vơ tình dẫn đến một thực trạng là cán bộ tín dụng biết, khách

hàng biết nhưng vẫn phải cho vay vì khách hàng đã đáp ứng tất cả các yêu cầu rất khắc khe của ngân hàng về mặt hồ sơ giấy tờ.

Thứ mười hai, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng còn chưa phát huy tác dụng: Để phát huy tối đa chính sách quản trị rủi ro tín dụng thì ngân hàng

phải xây dựng được một quy trình cấp tín dụng rõ ràng, minh bạch và có sự phân cấp trong trong thực hiện. Trong đó, phải tách bạch từng khâu, từng cấp trong quy trình tín dụng, tránh trường hợp một nhân viên tiếp cận từ đầu đến cuối trong cả một quy trình sẽ dẫn đến rủi ro phát sinh. Kế đến là công tác kiểm tra giám sát khơng được đề cao vì

ngân hàng nghĩ rằng đã cho vay, đã cấp tín dụng là đã hết trách nhiệm, là đã thành

công về mặt doanh số mà không nghĩ rằng việc kiểm tra giám sát rất quan trọng vì nó quyết định là có tiếp tục cấp tín dụng hay khơng thơng qua cơng tác kiểm tra thực tế. Và cịn rất nhiều nhân tố có tác động đến rủi ro tín dụng nhưng trong chừng mực nào

đó, đề tài này chỉ tập trung vào những nhân tố chính, đã và đang có ảnh hưởng trực

tiếp đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Tùy vào mơ hình kinh doanh, tùy vào chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng mà sẽ có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động của từng ngân hàng cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ phước tỉnh bình dương (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)