Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ phước tỉnh bình dương (Trang 45 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của các

trong thời gian qua

Năm 2010 và năm 2011 được coi là đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới có quá nhiều biến động như khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp có nguy cơ lan rộng ra tồn bộ khối EU, nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục chậm sau cuộc khủng hoảng bong bóng bất động sản năm 2008, khủng hoảng cũng lan rộng sang cả khu vực châu Á khi Nhật hứng chịu sóng thần làm rò rỉ lò năng lượng hạt nhân và sự mất cân đối trong cán cân thương mại giữa Mỹ và nền kinh tế đứng thứ hai thế giới Trung Quốc…Tất cả những yếu tố đó tạo nên một sự quan ngại về khả năng hồi phục của kinh tế thế giới trong tương lai.

Năm 2010 đã đi qua với các thành quả đạt được như sau: GDP đạt 6,78%, Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời,

phù hợp và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn

định kinh tế vĩ mô được Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các các cấp, các

ngành, các địa phương cùng thực hiện. Sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực

đều tăng khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ổn định. Xuất khẩu hàng hoá đạt kim

du lịch phát triển mạnh với số khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Đầu tư được tăng cường kiểm tra, giám sát. Những kết quả đạt được trên đây khẳng định sự lãnh đạo, chỉ

đạo, điều hành đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đồng thời thể

hiện sự cố gắng, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, các địa phương và của toàn

dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, sản xuất kinh doanh trong nước cũng gặp một số khó khăn do thị trường tài chính, tiện tệ có những biểu hiện phức tạp, lạm phát có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với cùng kỳ năm 2009 đã tăng 11,75%, cao hơn mục tiêu được Quốc hội điều chỉnh là dưới 8%.

Bước sang năm 2011, tình hình kinh tế xã hội nước ta đối mặt với một loạt khó khăn

và thách thức: Lạm phát tăng trở lại; Kinh tế vĩ mơ cịn nhiều bất ổn; Lãi suất tăng cao; Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín dụng thu hẹp; Tỷ

giá có những thời điểm biến động phức tạp. Những bất ổn trên đây do nhiều nguyên

nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là các cân đối vĩ mô không ổn định, thiếu vững chắc tiềm ẩn trong nền kinh tế nước ta từ nhiều năm qua. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, chưa tập trung quan tâm đến chiều sâu, đặc biệt là chưa coi trọng chất lượng và sự bền vững trong phát triển của từng ngành, lĩnh vực nói riêng và của tăng trưởng tồn nền kinh tế nói chung.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010, tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả thì cũng bộc lộ khá nhiều thiếu sót và tồn tại của

nền kinh tế. Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã nhìn nhận khách quan, tồn diện về

những thiếu sót và tồn tại của nền kinh tế, trên cơ sở đó đề ra nhiều giải pháp, biện

giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát được triển

khai đồng bộ đã phát huy tác dụng. Chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng diễn biến theo hướng tích cực trong sáu tháng cuối năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng cao. Nhập siêu được kiểm soát và đã giảm ở mức hợp lý. Mức tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng và tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được Chính phủ quan tâm chỉ đạo thường xuyên.

Kinh tế-Xã hội nước ta trong năm 2012 tiếp tục đối mặt với những thách thức và có nhiều dấu hiệu bất lợi: Kinh tế thế giới thiếu ổn định do một số nền kinh tế lớn gặp rủi ro và có xu hướng suy thối. Tái cơ cấu kinh tế trong các ngành, lĩnh vực và các tập

đoàn kinh tế cũng như các doanh nghiệp còn lúng túng nên chuyển biến chậm. Khó

khăn trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh

nghiệp nhỏ và vừa chưa được tháo gỡ. Lạm phát có nguy cơ tăng cao trở lại do tác

động từ nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước.

Để thực hiện tốt mục tiêu của năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

vĩ mơ, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ

cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm phúc lợi

xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, các ngành, các cấp và các địa

phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, tập trung vào một số việc trọng tâm sau đây:

Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tiền tệ chặt chẽ, bảo đảm chủ động linh

hoạt và hiệu quả trong điều hành. Thực hiện chính sách tài khố chặt chẽ và hiệu quả,

theo đó cần tập trung kiểm tra, kiểm sốt và quản lý các nguồn thu và việc sử dụng

ngân sách; Tăng cường quản lý, bố trí hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

Hai là, khẩn trương xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ

quan trọng, vừa cấp bách vừa mang tính lâu dài là tái cơ cấu kinh tế theo tinh thần Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã quyết định, đó là: Tập trung ưu tiên tái cơ cấu 3 lĩnh vực quan trọng nhất gồm: Tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu

tư công; Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước; Cơ cấu lại hệ thống tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.

Ba là, tăng cường kiểm tra, kiểm sốt tài chính đối với các tập đồn, tổng cơng ty, khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, ngăn chặn hiện tượng chuyển giá và các khoản chi bất hợp lý, nhằm hạ giá bán sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế.

Bốn là, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh việc Chính phủ hỗ

trợ thơng qua nhiều chính sách thì mức lãi suất hợp lý và minh bạch phù hợp với từng

lĩnh vực, từng đối tượng cũng là điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp trong tiếp

cận vốn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn thì vấn đề quản trị

tốt doanh nghiệp là hết sức cần thiết để tồn tại và phát triển, đồng thời phải xây dựng

được chiến lược đầu tư sản xuất phù hợp và mở rộng thêm các kênh huy động vốn.

Năm là, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 2051/CT-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2011 của

Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường biện pháp nhằm bình ổn giá cả, thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nhâm Thìn. Theo đó, tập trung tháo gỡ khó

khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh liên quan đến thủ tục hành chính, tiêu thụ sản phẩm và khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chỉ đạo tốt sản xuất và lưu thơng hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm. Phịng chống dịch bệnh

cho gia súc, gia cầm, khống chế dịch bệnh hiệu quả để bảo đảm nguồn cung thực

phẩm. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, hành vi buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại cũng như đầu cơ găm hàng, thao túng giá cả.

Với những biến động về tình hình kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian qua, cụ thể là năm 2010 và năm 2011, hệ thống các NHTM chịu tác động khơng nhỏ. Chính

sách tài khóa thắt chặt đang đẩy tồn bộ hệ thống NHTM vào trạng thái thu hẹp hoạt

động tín dụng, tăng trưởng tín dụng của tồn bộ hệ thống NHTM trong năm 2011 là

quả của tăng trưởng tín dụng nóng trong nhiều năm qua đã bộc lộ khi nền kinh tế trở

nên suy yếu, đẩy tỷ lệ nợ xấy trong toàn bộ hệ thống NHTM tăng lên, tuy khơng có

một con số tỷ lệ nợ xấu chính thức được cơng bố nhưng chúng ta có thể thấy rằng khối nợ xấu tồn tại trong từng ngân hàng là khơng hề nhỏ so với tổng dư nợ tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ phước tỉnh bình dương (Trang 45 - 49)