Số lao động của hộ trước và sau thu hồi đất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 43)

Số lao động Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % ±  %

1 lao động 23 22.5 41 40.2 18 78.3

2 đến 4 lao động 76 74.5 59 57.8 -17 -22.4

Trên 4 lao động 3 2.9 2 2.0 -1 -33.3

Tổng 102 100.0 102 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Kết quả thống kê cho thấy, nhóm hộ có 01 lao động chiếm tỷ lệ 40.2%, nhóm hộ có từ 02 đến 04 lao động chiếm 57.8% và nhóm hộ có trên 4 lao động là 2.0%. Trước khi thu hồi đất, nhóm hộ có 01 lao động chiếm tỷ lệ 22.5%, nhóm hộ có từ 02 đến 04 lao động chiếm 74.5% và nhóm hộ có trên 4 lao động là 2.9%. Như vậy, so với trước thì hiện nay nhóm hộ có 1 lao động tăng lên 78.3% cịn nhóm hộ có từ 02 đến 04 lao động giảm 22.4% và nhóm hộ có trên 4 lao động cũng giảm 33.3%.

* Người phụ thuộc trong hộ là những người trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm, trẻ em, người già và những người khuyết tật khơng có khả năng lao động. Qua khảo sát, những người phụ thuộc có 3 nhóm như sau:

Bảng 2.5: Số người phụ thuộc trong gia đình trước và sau thu hồi đất

Số người phụ thuộc

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % ±  %

1 người 24 23.5 16 15.7 -8 -33.3

2 đến 3 người 56 54.9 60 58.8 4 7.1

Trên 4 người 22 21.6 26 25.5 4 18.2

Tổng 102 100.0 102 100.0

Nhóm hộ gia đình có 1 người phụ thuộc có xu hướng giảm so với trước thu hồi đất, trong 102 hộ khảo sát thì có 16 hộ có 1 người phụ thuộc, giảm 8 hộ (33.3%) so với trước khi thu hồi đất, nhóm hộ có từ 2-3 người phụ thuộc tăng từ 56 hộ lên 60 hộ và nhóm hộ có từ 4 người phụ thuộc trở lên thì tăng 18.2% so với trước. Điều này cho thấy, sau thu hồi đất thì những thành viên trong hộ có tham gia lao động giảm đi và người phụ thuộc trong hộ gia đình tái định cư tăng lên. Đây là một trở ngại và có ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện thu nhập cũng như nâng cao đời sống của hộ dân sau tái định cư.

2.3.1.4. Mục đích sử dụng tiền đền bù

Với số tiền đền bù, người dân có điều kiện chi tiêu mua sắm những đồ dùng sinh hoạt cho gia đình cũng như tiếp tục đầu tư để tạo thu nhập góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần sau thu hồi đất. Qua kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 2.6 : Mục đích sử dụng tiền đền bù của hộ tái định cư

Chi tiêu Tổng số hộ Tỷ lệ chung (%) Nhóm hộ có thu nhập tăng (Hộ) Nhóm hộ có thu nhập không tăng (Hộ) Xây nhà 102 100.0% 39 63

Cho con cái và người thân 15 14.7% 3 12

Mua xe cho sử dụng cá nhân 32 31.4% 18 14

Mua sắm thiết bị gia đình 39 38.2% 19 20

Trả nợ 15 14.7% 6 9

Chữa bệnh 10 9.8% 2 8

Xây nhà trọ 4 3.9% 1 3

Gửi ngân hàng 21 20.6% 11 10

Mua lại nhà đất khác để kinh doanh 8 7.8% 4 4

Đầu tư sản xuất – kinh doanh 6 5.9% 3 3

Mục đích khác 21 20.6% 6 15

Xây nhà: có 102/102 (100%) hộ gia đình sử dụng tiền đền bù để xây dựng nhà ở bởi vì khi tái định cư thì nhà nước chỉ cấp nền đất nên bắt buộc người dân phải sử dụng tiền đền bù để xây nhà mới, trong đó có 39 hộ thuộc nhóm có thu nhập tăng và 63 hộ thuộc nhóm hộ có thu nhập khơng tăng.

Cho con cái và người thân: có 15/102 (14.7%) hộ sử dụng tiền đền bù cho con cái và người thân, trong đó 3 hộ thuộc nhóm thu nhập tăng và 12 hộ thuộc nhóm thu nhập khơng tăng.

Mua xe cho sử dụng cá nhân: có 32/102 (31.4%) hộ mua xe cho sử dụng cá nhân, khi có tiền đền bù thì con cái trong gia đình đều muốn có xe riêng để đi làm, đi học thuận tiện hơn, trong đó có 18 hộ thuộc nhóm thu nhập tăng và 14 hộ có thu nhập khơng tăng.

Mua sắm thiết bị gia đình: có 39/102 (38.2%) hộ được khảo sát sử dụng tiền đền bù cho mua sắm các thiết bị gia đình, vì khi chuyển đến nhà mới thì cũng cần thay đổi đồ dùng trong gia đình, trong đó có 19 hộ thuộc nhóm thu nhập tăng và 20 hộ thuộc nhóm thu nhập khơng tăng.

Trả nợ: có 15/102 (14.7%) hộ dùng tiền để trả nợ, trong đó có 6 hộ thuộc nhóm thu nhập tăng và 09 hộ thuộc nhóm thu nhập khơng tăng.

Chữa bệnh: có 10/102 (9.8%) hộ dùng để chữa bệnh, trong đó có 02 hộ thuộc nhóm thu nhập tăng và 8 hộ thuộc nhóm thu nhập khơng tăng.

Xây nhà trọ: có 4/102 (3.9%) hộ dùng tiền đền bù để xây dựng nhà trọ cho thuê, trong đó có 1 hộ thuộc nhóm thu nhập tăng và 03 hộ thuộc nhóm thu nhập khơng tăng.

Gửi ngân hàng: có 21/102 (20.6%) hộ đã gửi ngân hàng để lấy lãi sinh sống, trong đó có 11 hộ thuộc nhóm thu nhập tăng và 10 hộ thuộc nhóm thu nhập khơng tăng.

Mua lại nhà đất khác để kinh doanh: có 8/102 (7.8%) hộ sử dụng tiền đền bù mua lại nhà đất khác để kinh doanh, trong đó có 04 hộ thuộc nhóm thu nhập tăng và 04 hộ thuộc nhóm thu nhập khơng tăng.

Đầu tư sản xuất – kinh doanh: có 6/102 (5.9%) hộ sử dụng tiền đền bù để đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, trong đó có 03 hộ thuộc nhóm thu nhập tăng và 03 hộ thuộc nhóm thu nhập khơng tăng.

Mục đích khác: có 21/102 (20.6%) hộ sử dụng tiền đền bù cho mục đích khác. Qua thống kê trên cho thấy, 100% hộ sử dụng tiền đền bù cho việc xây dựng nhà mới để ở vì những hộ này thuộc diện được bố trí nền tái định cư nên bắt buộc họ phải sử dụng đền bù nhận được để xây nhà. Bên cạnh chi phí xây nhà mới, có 38.5% hộ sử dụng tiền đền bù để mua sắm các thiết bị gia đình và 31.4% hộ mua thêm xe cho sử dụng cá nhân. Ngoài ra, các hộ gia đình tái định cư cịn dùng tiền đền bù để trả nợ, chữa bệnh, cho con cái và người thân. Chỉ có 20.6% hộ cịn dư tiền gửi ngân hàng cũng như mua đất kinh doanh hay đầu tư sản xuất kinh doanh. Qua đó cho thấy những hộ dân bị thu hồi đất đã khơng có được cuộc sống tốt hơn chỉ sau một vài năm, khi mà tiền đền bù đã được sử dụng hết.

2.3.1.5. Thu nhập bình quân của hộ

Bảng 2.7: Thu nhập bình quân của hộ trước và sau thu hồi đất

Đvt: triệu đồng

Thu nhập bình quân của hộ

gia đình

Trước khi thu hồi đất (đã qui đổi về hiện tại)

Sau khi thu hồi đất

Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Dưới 5 triệu 1.73 4.61 3.63 2 4 3.37

Từ 5 – 10 triệu 5.19 9.80 7.03 5 10 7.53

Trên 10 triệu 10.38 24.23 13.97 11 35 16.53

Tổng 1.73 24.23 9.18 2 35 8.44

Theo kết quả phân tích thống kê cho thấy, trước thu hồi đất, hộ có thu nhập thấp nhất là 1.73 triệu đồng, cao nhất là 24.23 triệu đồng và thu nhập trung bình là 9.18 triệu đồng/hộ. Sau hồi đất, hộ có thu nhập thấp nhất là 2 triệu đồng, cao nhất là 35 triệu đồng và thu nhập trung bình là chỉ có 8.44 triệu đồng/hộ. Có thể nhận thấy thu nhập của hộ tái định cư đã giảm so với trước.

2.3.2. Mô tả những thay đổi về đời sống của người dân sau thu hồi đất

Phần này sẽ đề cập đến những thay đổi về các khía cạnh kinh tế, xã hội và mơi trường sống của các hộ gia đình tái định cư. Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến việc cải thiện thu nhập của hộ gia đình cũng như ghi nhận và phân tích những tâm tư, nguyện vọng của người dân trong vấn đề ổn định cuộc sống sau thu hồi đất.

2.3.2.1. Về nguồn lực kinh tế

Việc làm

* Khi so sánh cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ trước và sau thu hồi đất Bảng 2.8: So sánh cơ cấu việc làm của chủ hộ trước và sau thu hồi đất

Nghề nghiệp của chủ hộ Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất So sánh

Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % ±  %

Nông nghiệp 16 15.7 0 0. -16 -100

Hành chính - sự nghiệp 4 3.9 4 3.9 0 0.0

Xây dựng 6 5.9 5 5.0 -1 -16.7

Kinh doanh - buôn bán 8 7.8 8 7.8 0 0.0

Nội trợ - hưu trí 30 29.4 47 46.1 17 56.7

Dịch vụ 2 2.0 3 2.9 1 50.0

Công nhân viên 26 25.5 24 23.6 -2 -7.7

Vân tải 3 2.9 3 2.9 0 0.0

Khác 7 6.9 8 7.8 1 14.3

Tổng 102 100.0 102 100.0

Có sự thay đổi trong nghề nơng và nội trợ - hưu trí, do bị thu hồi hết đất nên sau khi tái định cư, chủ hộ khơng cịn hộ làm nơng nữa và đa số họ đã lớn tuổi nên cũng không tham gia lao động, họ ở nhà nghỉ ngơi hoặc trông giữ cháu cho con cái đi làm. Trước thu hồi đất có 15.7% chủ hộ làm nghề nơng nhưng sau thu hồi đất thì khơng có, trong khi đó có 29.4% chủ hộ là nội trợ - hưu trí nhưng sau thu hồi đất là 46.1% đã tăng 56.7% so với trước.

* Khi phân tích việc thay đổi việc làm theo nhóm tuổi, qua kết quả điều tra

102 hộ tái định cư tại phường Tăng Nhơn Phú A và Tân Phú thuộc dự án Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 50/52 (49%) hộ bị ảnh hưởng đến việc làm, trong đó nhóm chủ hộ thuộc nhóm tuổi từ 30 đến 60 bị thay đổi nghề nghiệp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 74%, đây là nhóm tuổi gồm phần lớn những người lao động chính của hộ. Nếu chỉ xét riêng khía cạnh này thì tái định cư đã tác động rất mạnh đến việc làm của một bộ phận lớn người dân tái định cư.

Bảng 2.9: Ảnh hưởng của thu hồi đất đến thay đổi việc làm theo độ tuổi

Nhóm tuổi của chủ hộ

Thay đổi việc làm

khơng Tổng

Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ %

Từ 30-60 tuổi 37 74.0 37 71.2 74 72.5

Trên 60 tuổi 13 26.0 15 28.8 28 27.5

Tổng 50 100.0 52 100.0 102 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

* Khi xem xét sự thay đổi việc làm theo giới tính, có thể thấy nam giới có thay đổi việc làm nhiều hơn nữ giới. Điều này cho thấy, với ưu thế về sức khỏe, trình độ chun mơn nam giới đã có sự linh hoạt và chủ động trong tìm kiếm, chuyển đổi việc làm và thích nghi với cuộc sống mới dễ dàng hơn so với nữ giới.

Bảng 2.10: Ảnh hưởng của thu hồi đất đến thay đổi việc làm theo giới tính

Giới tính của chủ hộ

Thay đổi việc làm

khơng Tổng

Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ %

Nam 30 60.0 25 48.1 55 53.9

Nữ 20 40.0 27 51.9 47 46.1

Tổng 50 100.0 52 100.0 102 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

* Khi xem xét ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thay đổi việc làm.

Bảng 2.11: Ảnh hưởng của thu hồi đất đến thay đổi việc làm theo trình độ học vấn vấn

Trình độ học vấn của chủ hộ

Thay đổi việc làm

Khơng Tổng

Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ %

Không đi học 4 8.0 1 1.9 5 4.9 Tiểu học 10 20.0 11 21.2 21 20.6 Trung học cơ sở 14 28.0 20 38.5 34 33.3 Phổ thông trung học 16 32.0 13 25.0 29 28.4 Trung cấp 1 2.0 1 1.9 2 2.0 Cao đẳng 1 2.0 0 .0 1 1.0 Đại học 4 8.0 4 7.7 8 7.8 Sau đại học 0 .0 2 3.8 2 2.0 Tổng 50 100.0 52 100.0 102 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Những người có trình độ học vấn từ THPT trở xuống bị thay đổi việc làm nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 88%, trong đó những người có trình độ trung học phổ thơng

chiếm tỷ lệ 32%, những người có trình độ trung học cơ sở là 28%, tiểu học là 20% và những người khơng biết chữ là 8%. Những người có trình độ từ trung cấp đến đại học thì cũng bị ảnh hưởng nhưng với tỷ lệ thấp.

Biểu đồ 2.3: Nguyên nhân thay đổi việc làm

9.1% 20.0% 5.5% 3.6% 30.9% 25.4% 5.5% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% Khơng cịn đất canh tác Vì nơi làm cũ quá xa Không muốn đi làm nữa Nghề nghiệp hiện nay có thu nhập cao hơn Khơng có mặt bằng Khơng có cơng việc như trước Khác

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Nguyên nhân thay đổi việc làm được chia thành 7 nhóm, kết quả cho thấy, nguyên nhân khơng có mặt bằng chiếm tỷ lệ cao nhất với 17 hộ (30.9%) bởi vì khi chuyển đến nơi ở mới họ khơng có mặt bằng để buôn bán, kinh doanh. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc thay đổi về nghề nghiệp sau khi tái định cư của người dân thuộc dự án Khu cơng nghệ cao. Ngun nhân thứ hai là khơng có cơng việc như trước (25.4%) vì có rất nhiều thành viên trong hộ là cơng nhân làm việc trong các cơng ty – xí nghiệp trên địa bàn sinh sống nên khi nhà nước thực hiện dự án thì các cơng ty – xí nghiệp cũng bị di dời đến nơi mới xa hơn, người dân phải tìm việc mới gần nơi ở mới hơn nhưng khơng có cơng việc như trước, nơi làm q xa chiếm tỷ lệ 20% là nguyên nhân thứ ba buộc người dân tái định cư phải thay đổi

nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nguyên nhân khơng cịn đất canh tác chiếm tỷ lệ 9.1% bởi vì cũng có nhiều hộ trước đây sống bằng nghề nơng nên khi nhà nước thu hồi đất họ khơng cịn đất để canh tác nữa. Ngồi ra, có những nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 14.6%.

* Gia đình có thành viên làm việc trong khu cơng nghệ cao thì có 09 hộ trong số 102 hộ được khảo sát, chiếm tỷ lệ có 8.8%. Đây là một vấn đề đặt ra đối với Chính quyền địa phương bởi vì với trình độ tương đối thấp như trên thì người lao động trong các hộ tái định cư không thể tham gia lao động trong Khu công nghệ cao do đa số các cơng ty, xí nghiệp trong khu cơng nghệ cao đều tuyển cơng nhân có tay nghề hoặc phải tốt nghiệp PTTH trở lên thì họ mới có thể đào tạo và tuyển dụng.

Thu nhập

Bảng 2.12: Thu nhập của hộ trước và sau thu hồi đất

Thu nhập hàng

tháng của hộ Trước thu hồi đất

Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % ±  %

Dưới 5 triệu 13 12.7 23 22.5 10 76.9

Từ 5 – 10 triệu 51 50.0 58 56.9 7 13.7

Trên 10 triệu 38 37.3 21 20.6 -17 -44.7

Tổng 102 100.0 102 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Qua kết quả khảo sát 102 hộ cho thấy, thu nhập của hộ gia đình thuộc 3 nhóm. Trước khi thu hồi đất, nhóm có thu nhập dưới 5 triệu là 12.7%, nhóm hộ có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 50% và nhóm hộ có thu nhập trên 10 triệu là 37.3%. Trong khi đó, sau thu hồi đất, nhóm có thu nhập dưới 5 triệu là 22.5%, nhóm hộ có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 56.9% và nhóm hộ có thu nhập trên 10 triệu là 20.6%. So sánh sự thay đổi về tổng thu nhập của hộ gia đình sau tái định cư cho thấy nhóm hộ có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng và từ 5-10

triệu đồng/tháng tăng lên, bên cạnh đó là sự giảm đi của những hộ gia đình ở nhóm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)