Người tạo ra thu nhập cho hộ gia đình trước và sau thu hồi đất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 56)

Người tạo thu nhập Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % ±  % Chủ hộ 36 35.3 24 23.5 -12 -33.3 Vợ/chồng của chủ hộ 18 17.6 14 13.7 -4 -22.2 Cả hai 19 18.6 16 15.7 -3 -15.8 Con của chủ hộ 26 25.5 39 38.2 13 50.0 Khác 3 2.9 9 8.8 6 200.0 Tổng 102 100.0 102 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

* Phân tích nguồn thu nhập của hộ tái định cư theo nhóm hộ có thu nhập tăng và thu nhập không tăng

Thu hồi đất dẫn đến mất việc làm, thay đổi việc làm đã ảnh hưởng thu nhập của các hộ gia đình tái định cư như sau:

Bảng 2.16: Nguồn thu nhập của hộ trước và sau thu hồi đất

Đvt:%

Nguồn tạo ra thu nhập

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất

Nhóm hộ có thu nhập tăng Nhóm hộ có thu nhập khơng tăng Tỷ lệ chung Nhóm hộ có thu nhập tăng Nhóm hộ có thu nhập khơng tăng Tỷ lệ chung

Sản xuất nông nghiệp 10.6 20.3 16.5 1.9 1.4 1.6

Lương 63.9 48.5 54.5 67.4 62.8 64.8

Lợi nhuận từ buôn bán, kinh

doanh 17.0 20.3 19.0 13.5 12.9 13.1

Lãi suất tiền gửi ngân hàng 4.3 .0 1.7 9.6 5.7 7.4

Người thân cho 2.1 .0 0.8 0.0 0.0 0.0

Cho thuê nhà trọ .0 1.4 0.9 3.8 2.9 3.3

Khác 2.1 9.5 6.6 3.8 14.3 9.8

Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Qua bảng số liệu cho thấy rõ hơn về cơ cấu thu nhập của những hộ bị thu hồi đất, trước thu hồi đất nguồn thu nhập của người dân chủ yếu là từ lương, buôn bán và sản xuất nơng nghiệp, chiếm 90.0%, trong đó thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm 16.5%, lương là 54.5% và lợi nhuận từ buôn bán kinh doanh là 19.0%.

Sau thu hồi đất, cơ cấu thu nhập của hộ có sự thay đổi, do đất nơng nghiệp bị thu hồi nên thu nhập của người dân từ nguồn nơng nghiệp bị giảm và chỉ cịn chiếm 1.6% trong tổng thu nhập của hộ, trong đó thu nhập từ nguồn nơng nghiệp của cả 2 nhóm có thu nhập tăng và thu nhập khơng tăng đều giảm mạnh, nhóm hộ có thu nhập tăng giảm từ 10.6% xuống cịn 1.9% cịn nhóm hộ có thu nhập khơng tăng giảm từ 20.3% xuống còn 1.6% trong cơ cấu thu nhập. Nguồn thu nhập từ lợi nhuận buôn bán –

kinh doanh cũng giảm xuống cịn 13.1%, trong đó nhóm hộ có thu nhập tăng thì thu nhập từ buôn bán kinh doanh đã giảm từ 17.0% xuống cịn 13.5%, cịn nhóm hộ có thu nhập khơng tăng thì giảm từ 20.3% xuống cịn 1.9% . Nguồn thu nhập chính của hộ sau thu hồi đất chủ yếu từ lương, chiếm tỷ lệ 64.8%, thêm vào đó là sự tăng lên của các nguồn như: thu nhập từ lãi suất ngân hàng đã tăng từ 1.7% lên 7.4%, thu nhập từ cho thuê nhà trọ tăng từ 0.8% lên 3.3% và thu nhập khác tăng từ 6.6% lên 9.8%. Từ đó cho thấy, người dân bị thu hồi đất khơng cịn đất để sản xuất nơng nghiệp, khơng cịn mặt bằng để buôn bán – kinh doanh nữa nên bắt buộc họ phải chuyển đổi ngành nghề, những người cịn trẻ thì xin vào làm tại các cơng ty – xí nghiệp gần địa bàn tái định cư, cịn những người lớn tuổi thì khó xin việc nên họ chọn cách gửi tiền ngân hàng để lấy lãi sinh sống, một số hộ được bố trí tái định cư với diện tích lớn thì đầu tư xây dựng nhà trọ cho thuê lấy tiền sinh sống, cụ thể như sau:

Bảng 2.17: So sánh nguồn thu nhập của hộ trước và sau thu hồi đất

Nguồn thu nhập từ Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % ± %

Sản xuất nông nghiệp 20 16.5 2 1.6 -18 -90.0

Lương 66 54.5 79 64.8 13 19.7

Lợi nhuận từ buốn bán, kinh

doanh 23 19.0 16 13.1 -7 -30.4

Lãi suất tiền gửi ngân hàng 2 1.7 9 7.4 7 350.0

Người thân cho 1 0.9 0 .0 -1 -100.0

Cho thuê nhà trọ 1 0.8 4 3.3 3 300.0

Khác 8 6.6 12 9.8 4 50.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Trước thu hồi đất, có 20 hộ có thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp và 23 hộ có thu nhập từ lợi nhuận buôn bán – kinh doanh nhưng sau thu hồi đất thì hộ có thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp giảm 18 hộ (90%) xuống cịn chỉ có 02 hộ, đây là 02 hộ đã sử

dụng tiền đền bù để mua lại đất sản xuất nông nghiệp ở nơi khác vì các thành viên trong gia đình đều là nơng dân, trình độ học vấn thấp và họ đã quen với cuộc sống nhà nông, họ không muốn thay đổi nghề khác nên mua đất tiếp tục làm nông, đối với những hộ có thu nhập từ lợi nhuận do bn bán – kinh doanh đã giảm 7 hộ (30.4%), đây là những hộ trước đây có mặt bằng bn bán tại nhà hoặc thuê, khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thì họ khơng cịn mặt bằng để bn bán – kinh doanh nữa, còn đối với 16 hộ cịn lại khơng bị ảnh hưởng vì một số hộ bn bán – kinh doanh ở các chợ hoặc thuê mặt bằng ngoài dự án và một số hộ sau khi tái định cư họ đã mở tiệm tạp hóa, quán cà phê hay cửa hàng quần áo … tại nơi ở mới.

Qua phân tích trên cho thấy, khi bị thu hồi đất sự chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý và việc sử dụng số tiền được đền bù một cách hiệu quả của hộ gia đình tái định cư nhằm mục đích cải thiện thu nhập của hộ gia đình sau khi thu hồi đất.

Chi phí sinh hoạt hàng tháng

Khi được hỏi về chi phí sinh hoạt bình qn hàng tháng của gia đình (bao gồm ăn uống, học hành, may mặc, khám chữa bệnh, hiếu hỷ, mua sắm tài sản trong gia đình, tu sửa và xây dựng nhà ở, ......) so với trước khi thu hồi đất, kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.18: Chi phí sinh hoạt hộ gia đình so với trước thu hồi đất

Chi phí sinh hoạt hàng tháng

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % ±  %

Dưới 5 triệu 41 40.2 19 18.6 -22 -53.7

Từ 5 đến 10 triệu 51 50.0 72 70.6 21 41.2

Trên 10 triệu 10 9.8 11 10.8 1 10.0

Tổng 102 100 102 100

Theo khảo sát 102 hộ, chi phí sinh hoạt bình qn hàng tháng thuộc 3 nhóm chính. Trước thu hồi đất, có 50.0% hộ được phỏng vấn trả lời có chi phí bình qn hàng tháng dưới từ 5 đến 10 triệu đồng và 40.2% hộ có chi phí sinh hoạt hàng tháng dưới 5 triệu đồng, nhóm hộ có chi phí sinh hoạt hàng tháng trên 10 triệu đồng chỉ chiểm tỷ lệ 9.8%.

Sau tái định cư, nhóm hộ có chi phí sinh hoạt hàng tháng từ 5 triệu trở lên đã tăng 81.1%, cụ thể nhóm hộ có chi phí sinh hoạt hàng tháng từ 5-10 triệu đồng tăng 41.2%, chiếm tỷ lệ 70.6% số hộ được khảo sát và nhóm hộ có chi phí sinh hoạt hàng tháng trên 10 triệu đồng cũng tăng 10%, chiếm tỷ lệ 10.8% số hộ được khảo sát, trong khi đó nhóm hộ có chi phí sinh hoạt hàng tháng dưới 5 triệu đồng giảm 53.7% so với trước, chỉ chiếm tỷ lệ 18.6% trong tổng số hộ được khảo sát.

Như vậy, đã có sự dịch chuyển từ nhóm hộ có chi phí sinh hoạt hàng tháng dưới 5 triệu sang 2 nhóm cịn lại, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chi phí sinh hoạt hàng tháng của hộ tái định cư đã gia tăng so với trước. Khi được đề nghị nhận định về chi phí sinh hoạt của hộ so với trước tái định cư, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.7: Nhận định về chi phí của hộ tái định cư so với trước

Tăng 64.7% Không đổi 20.6% Giảm 14.7% Giảm Khơng đổi Tăng

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Có 64.7% hộ được khảo sát trả lời chi phí tăng lên so với trước đây và họ cho biết có 6 ngun nhân làm chi phí sinh hoạt hàng tháng gia tăng:

Biểu đồ 2.8: Nguyên nhân chi phí sinh hoạt của hộ tái định cư gia tăng 46.9% 46.9% 6.2% 14.3% 9.5% 7.5% 15.6% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0% 50.0% Giá cả hàng hóa tiêu dùng gia tăng Số người trong hộ tăng

Nhu cầu tiêu dùng tăng hơn trước do mức sống

cao hơn

Chi cho con ăn học nhiều hơn trước

Gia đình có người bệnh, chi tiền cho điều trị bệnh

Khác

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Có 46.9% hộ cho biết chi phí sinh hoạt tăng là do giá cả hàng hóa tiêu dùng gia tăng, đây là ngun nhân chính và nó khơng chỉ là một gánh nặng mà còn là nổi ám ảnh của người dân trong những năm gần đây, người dân gọi hiện tượng giá cả gia tăng liên tục và ngày càng cao với cái tên “Bão giá”. Có 14.3% hộ cho biết chi phí sinh hoạt của gia đình gia tăng là do đời sống của gia đình đã được nâng lên nên nhu cầu tiêu dùng cao hơn trước, thực tế cho thấy những gia đình có điều kiện hơn thì ngồi việc ăn no họ bắt đầu nghỉ đến việc ăn ngon, mặc đẹp nên họ bắt đầu sử dụng những sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn.

Ngược lại, trong 14.7% hộ có chi phí sinh hoạt giảm so với trước thì có 35.7% hộ cho biết họ phải chi tiêu tiết kiệm hơn vì ảnh hưởng của lạm phát, giá cả hàng hóa gia tăng, tiền mất giá, đời sống của người dân khó khăn hơn trước nên họ phải thắt chặt chi tiêu, có 32.1% hộ cho biết chi phí sinh hoạt trong gia đình giảm là do số người trong hộ giảm so với trước do con cái đã lớn nên khi có tiền đền bù đã cho các con ra sống riêng, lý do khác khiến chi phí sinh hoạt gia đình giảm cũng chiếm tỷ lệ 25.0%.

Biểu đồ 2.9: Nguyên nhân Chi phí sinh hoạt của hộ tái định cư giảm 32.1% 32.1% 7.2% 35.7% 25.0% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% Số người trong

hộ gi ảm trường, không Con cái ra cần chi cho con ăn học

Phải chi ti êu ti ết ki ệm hơn trước

Khác

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

2.3.2.2. Về khía cạnh xã hội

Về khía cạnh xã hội, đề tài tập trung tìm hiểu về điều kiện sống của hộ dân tái định cư như nhà ở, quan hệ cộng đồng tại nơi ở mới và khả năng tiếp cận của hộ với các dịch vụ xã hội tại địa phương.

Vấn đề nhà ở

Khi được hỏi về diện tích nhà ở hiện tại so với trước đây, có 59.8% hộ cho biết là nhà nhỏ hơn, 30.4% hộ thì cho rằng tương đối bằng và chỉ có 9.8% hộ được khảo sát cho biết diện tích nhà có rộng hơn trước đây.

Biểu đồ 2.10: Nhận định của hộ tái định cư về diện tích nhà ở so với trước

Lớn hơn 9.8% Tương đối bằng 30.4% Nhỏ hơn 59.8% Lớn hơn Tương đối bằng Nhỏ hơn

Quan hệ cộng đồng tại nơi ở mới

* Nhận định về quan hệ của láng giềng và sự giúp đỡ tương trợ nhau lúc khó khăn

Biểu đồ 2.11: Đánh giá của hộ tái định cư về quan hệ của láng giềng và sự giúp đỡ tương trợ nhau lúc khó khăn

3.9% 8.80% 70.7% 64.70% 17.6% 19.60% 7.8% 6.90% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%

Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng Rất khơng hài lịng Quan hệ đối xử của láng giềng Giúp đỡ tương trợ nhau lúc khó khăn

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Đa số các hộ được khảo sát nhận định về quan hệ đối xử và sự giúp đỡ, hỗ trợ nhau của láng giềng tại nơi ở mới là bình thường. Qua đó cho thấy, đây là những nhân tố khơng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân tái định cư.

* Nhận định của hộ tái định cư về sự giúp đỡ của chính quyền địa phương tại nơi ở mới

Trong 102 hộ được khảo sát, chỉ có 6.9% hộ dân hài lịng đối với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, có đến 68.6% hộ cho rằng bình thường và 15.7% hộ cảm thấy khơng hài lịng. Từ đó, có thể thấy rằng, những hộ dân tái định cư đánh giá nhà nước chưa có sự quan tâm hay ưu đãi đặc biệt nào dành cho họ. Đây cũng là một trong những tâm tư, bức xúc khơng chỉ có ở những hộ dân tái định cư thuộc dự án Khu công nghệ cao mà là tâm tư chung của rất nhiều hộ dân tái định cư trên địa bàn Quận 9.

Biểu đồ 2.12: Đánh giá của hộ tái định cư về sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nơi ở mới

3.9% 4.9% 6.9% 68.6% 15.7% Rất hài lịng Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng Rất khơng hài lịng

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Đánh giá về vấn đề tiếp cận các dịch vụ xã hội tại nơi ở mới

Đây là một vấn đề cũng được rất nhiều hộ tái định cư quan tâm, nó khơng chỉ tác động đến điều kiện sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động đến những dự định của họ trong tương lai, như điều kiện về trường học bệnh viện, chợ/siêu thị, trung tâm văn hóa giải trí, dịch vụ thơng tin liên lạc... Kết quả đánh giá như sau:

Bảng 2.19: Đánh giá của hộ tái định cư về việc tiếp cận các dịch vụ xã hội

Khoản mục

Dịch vụ y tế Trường học Chợ, siêu thị Trung tâm văn

hóa, giải trí Dịch vụ thơng tin liên lạc Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Rất thuận lợi 4 3.9 3 2.9 4 3.9 10 9.8 8 7.8 Thuận lợi 4 3.9 4 3.9 8 7.9 12 11.8 3 2.9 Bình thường 64 62.7 63 61.8 59 57.8 65 63.7 63 61.8 Khó khăn 27 26.5 28 27.5 28 27.5 12 11.8 21 20.6 Rất khó khăn 3 2.9 4 3.9 3 2.9 3 2.9 7 6.9 Tổng 102 100.0 102 100.0 102 100.0 102 100.0 102 100.0

Theo kết quả đánh giá, nhìn chung việc tiếp cận hạ tầng cơ sở thiết yếu tại nơi ở mới được đa số đánh giá là bình thường, một bộ phận cũng khơng nhỏ thì đánh giá khó khăn hơn trước. Đặc biệt là các hộ dân tái định cư tại phường Tân Phú cho biết phải đưa con đi học xa hơn, khu tái định cư cũng cách xa các bệnh viện như Bệnh viện Quận, Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức, Bệnh viện Quân dân Miền Đông….

2.3.2.3. Về môi trường sống

Thời gian thích nghi với nơi ở mới

Biểu đồ 2.13: Thời gian thích nghi của hộ tái định cư với nơi ở mới

7.8% 24.5% 16.7% 15.7% 14.7% 20.6% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% Dưới 3 tháng Từ 3 đến dưới 6 tháng Từ 6 đến dưới 9 tháng Từ 9 đến 12 tháng Từ 12 đến 24 tháng Trên 24 tháng

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Qua kết quả điều tra, có 92.2% hộ có thời gian thích nghi trên 3 tháng, cụ thể có 24.5% hộ mất từ 3 đến 6 tháng để thích nghi với nơi ở mới, có 16.7% hộ thì phải từ 6 tháng đến 9 tháng, từ 9 tháng đến 12 tháng thì có 15.7% hộ, có 14.7% hộ phải từ 1 năm đến 2 năm và thậm chí có đến 20.6% hộ mất đến 2 năm mới thích nghi hồn tồn. Đây là vấn đề đáng quan tâm, vì qua đó cho thấy người dân tái định cư thực sự chậm thích nghi với mơi trường sống mới. Do trước đây, đa số các hộ dân có diện tích nhà lớn, nhà có vườn cây thoáng mát, những khoảng sân rộng cho con cháu vui chơi, nhưng nay đến nơi ở mới, nhà cửa thì có khang trang hơn nhưng nhà kiểu nhà phố, diện tích nhỏ và khơng có những khoảng sân lớn, nhà gần đường lớn nên xe cộ lưu thông ồn ào, bụi bẩn và nhà gần đường nên suốt ngày phải đóng cửa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)