Tình hình vay vốn tín dụng của hộ tái định cư so với trước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 69)

Vay tín dụng Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % ±  %

Không vay vốn 88 86.3 74 72.5 -14 -15.9

Có vay vốn 14 13.7 28 27.5 14 100.0

Tổng 102 100.0 102 100.0

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Tên tài sản Trước thu hồi đất

Sau thu hồi đất So sánh

Số hộ % % Số hộ ±  %

Ti vi 101 99.0 102 100.0 01 0.1

Tủ lạnh 77 75.5 95 93.1 18 23.8

Máy giặt 48 47.1 72 70.6 24 51.0

Máy điều hòa 11 10.8 18 17.6 7 64.8

Máy vi tính 21 20.6 44 43.1 23 111.7

Điện thoại 49 48.0 86 84.3 37 77.1

Xe mô tô 91 89.2 100 98.0 9 10.1

Xe ô tô 1 1.0 2 2.0 1 100.0

Qua bảng phân tích cho thấy, sau thu hồi đất có 28 hộ chiếm tỷ lệ 27.5% trong tổng số 102 hộ được khảo sát có vay vốn tín dụng từ các tổ chức và cá nhân, tăng 14 hộ so với trước vì những nguyên nhân sau:

Biểu đồ 2.16: Nguyên nhân hộ tái định cư vay vốn cao hơn so với trước

40.0% 22.5% 7.5% 25.0% 5.0% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% Tiền đền bù không đủ xây nhà, phải vay thêm Cần thêm vốn để chuyển đổi ngành nghề Cần thêm vốn để mở rộng sản xuất - kinh doanh Cần tiền cho con đi học Lý do khác

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

Có 40.0% số hộ trong số 27.5% hộ có vay tín dụng sau thu hồi đất cho biết tiền đền bù không đủ xây nhà nên họ phải vay thêm để xây nhà, 22.5% hộ cần thêm vốn để chuyển đổi ngành nghề khác và 7.5% hộ cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, có 25% hộ thì cần thêm tiền cho con ăn học và 5% là vì những mục đích khác.

2.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc cải thiện thu nhập của của hộ gia đình

Bảng 2.23. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy Binary Logistic Biến số Hệ số β (Coeffients) Wald Sig. Exp(B) ek Tuổi của chủ hộ_D1 2.12 6.83 0.009 8.37 Tuổi của chủ hộ_D2 2.62 5.65 0.017 13.71 Giới tính của chủ hộ (1) 0.09 0.02 0.877 1.09

Trình độ chun mơn của chủ hộ (1) 1.42 2.55 0.111 4.15

Số lao động trong hộ_D3 1.03 2.96 0.085 2.81

Số lao động trong hộ_D4 -20.90 0.00 0.999 0.00

Số người phụ thuộc trong hộ_D5 -1.65 4.13 0.042 0.19

Số người phụ thuộc trong hộ_D6 -1.68 3.38 0.066 0.19

Đầu tư (1) -0.40 0.49 0.483 0.67

Thay đổi việc làm (1) -1.40 6.24 0.012 0.25

Người tạo ra thu nhập chính (1) 1.74 4.12 0.042 5.71

Nhận định chi phí sinh hoạt so với trước_D7 2.54 3.50 0.061 12.74

Nhận định chi phí sinh hoạt so với trước_D8 2.75 5.04 0.025 15.67

Tín dụng (1) -0.11 0.03 0.866 0.90

Constant (C) -4.16 4.92 0.027 0.02

Nguồn: Kết quả hồi qui

Từ kết quả ước lượng mơ hình cho thấy, có 04 biến là tuổi của chủ hộ, thay đổi việc làm, người tạo ra thu nhập chính và nhận định về chi phí sinh hoạt so với trước có ý nghĩa thống kê và dấu đúng như đã kỳ vọng, còn 05 biến là giới tính của chủ hộ, số lao động trong hộ, số người phụ thuộc trong hộ, đầu tư và tín dụng khơng có ý nghĩa thống kê.

Các biến tuổi của chủ hộ, thay đổi việc làm và người tạo ra thu nhập chính có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%, còn biến nhận định về chi phí sinh hoạt so với trước có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 90%.

Khi bắt đầu thực hiện đề tài, tác giả đã kỳ vọng rằng khi chủ hộ là nam, chủ hộ có trình độ chun mơn, số lao động trong hộ càng tăng, hộ sử dụng tiền đền bù để đầu tư thì sẽ có khả năng cải thiện thu nhập còn số người phụ thuộc trong hộ càng lớn và việc hộ gia đình có vay vốn tín dụng sẽ làm giảm thu nhập của hộ tái định cư. Tuy nhiên, qua kết quả cho thấy khơng có sự tương quan giữa 05 biến này với việc cải thiện thu nhập của hộ tái định cư.

Bảng 2.24: Ước lượng xác suất tăng thu nhập theo tác động biên của từng yếu tố Biến phụ thuộc:

Dạng hộ

(Hộ có thu nhập được cải thiện = 1)

Hệ số tác động biên

(eBk)

Xác suất cải thiện thu nhập được ước tính khi biến độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất

ban đầu (%)

10% 20% 30%

Các biến độc lập:

Tuổi của chủ hộ _D1 8.37 48.18 67.66 78.20

Tuổi của chủ hộ _D2 13.71 60.38 77.42 85.46

Thay đổi việc làm (1) 0.25 2.66 5.78 9.52

Người tạo ra thu nhập chính (1) 5.71 38.83 58.82 71.00

Nhận định chi phí sinh hoạt so với

trước _D7 12.74 58.60 76.10 84.52

Nhận định chi phí sinh hoạt so với

trước _D8 15.67 63.51 79.66 87.04

Nguồn: Kết quả hồi qui và tính tốn tổng hợp

Giả định các hộ có xác suất tăng thu nhập ban đầu là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, khi chủ hộ có độ tuổi từ 46-60 tuổi thì xác suất tăng thu nhập là 48.18% tăng 38.18% so với những hộ có chủ hộ thuộc nhóm tuổi từ 30-45 tuổi, khi chủ hộ trên 60 tuổi thì xác suất tăng thu nhập của hộ là 60.38% tăng 50.38% so với những

hộ có chủ hộ thuộc nhóm tuổi từ 30-45 tuổi. Những người có độ tuổi càng lớn thì có nhiều kinh nghiệm sống giúp họ có khả năng kiếm được mức thu nhập cao hơn, do đó sẽ làm gia tăng xác suất cải thiện thu nhập của hộ. Nên khi độ tuổi càng lớn thì xác suất cải thiện thu nhập càng cao hơn.

Khi hộ gia đình có thành viên bị thay đổi việc làm hoặc mất việc thì xác suất tăng thu nhập của hộ chỉ còn 2.66%, tức là giảm 7.34% so với những hộ gia đình khơng có thành viên bị thay đổi việc làm. Khi bị thu hồi đất, một số hộ có thành viên bị mất việc hoặc phải thay đổi công việc khác đã ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình. Do đó, thay đổi việc làm đã làm giảm xác suất cải thiện thu nhập của hộ tái định cư.

Khi các yếu tố khác không đổi, những hộ có chủ hộ, vợ/chồng của chủ hộ hoặc cả hai vợ chồng chủ hộ là người tạo ra thu nhập chính trong gia đình thì xác xuất cải thiện thu nhập của hộ là 38.83%, tức là tăng 28.83% so với những hộ có thu nhập từ con cái và khác.

Đối với những hộ nhận định chi phí sinh hoạt khơng đổi so với trước thu hồi đất thì xác suất cải thiện thu nhập của hộ là 58.6%, tăng 48.6% so với những hộ có nhận định chi phí sinh hoạt giảm so với trước, những hộ nhận định chi phí sinh hoạt cao hơn so với trước thì xác suất cải thiện thu nhập của hộ là 63.51%, tăng 53.51% so với những hộ nhận định chi phí sinh hoạt giảm so với trước thu hồi đất. Hộ tái định cư có chi phí sinh hoạt bằng hoặc cao hơn trước vì đời sống của họ đã được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm cao cấp với giá cả cao hơn. Do đó, chi phí sinh hoạt của hộ gia đình càng cao thì xác suất cải thiện thu nhập càng cao.

Trong tất cả các biến, biến nhận định chi phí sinh hoạt so với trước thu hồi đất có ảnh hưởng hết sức rõ nét và mạnh mẽ đối với sự cải thiện thu nhập của hộ gia đình. Càng tăng xác suất ban đầu, xác suất cải thiện thu nhập của hộ càng lớn. Nếu xác suất cải thiện thu nhập ban đầu của một hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng Khu công nghệ cao là 30%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này nhận định chi phí sinh hoạt của họ cao hơn trước thu hồi đất thì xác suất cải thiện thu nhập của hộ là 87.4%, tức là tăng 57.4% so với xác suất ban đầu.

* Kiểm định Omnibus về sự phù hợp của mơ hình:

Giả thiết Ho là Mơ hình không phù hợp (nghĩa là β1 = β2 = …= βk = 0) ngược lại nếu giả thuyết Ho bị bác bỏ chứng tỏ mơ hình ước lượng là phù hợp.

Qua kết quả kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp của mơ hình tổng quát có mức ý nghĩa < 0,05. Như vậy, giả thuyết H0bị bác bỏ. Do đó mơ hình ước lượng là phù hợp, hay mơ hình tổng qt cho thấy có tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

* Mức độ dự báo chính xác của mơ hình

Giả định nếu ranh giới phân loại được lấy với xác suất ngẫu nhiên là 0.5 thì một hộ tăng thu nhập được phân loại là hộ tăng thu nhập với xác suất là 0.5 (Y = 1).

Bảng 2.26: Kết quả kiểm định mơ hình thơng qua bảng giá trị kỳ vọng và xác suất Dự đoán

Quan sát

Hộ có thu nhập khơng được cải thiện

(Y=0) Hộ có thu nhập được cải thiện (Y=1) Phần trăm đúng

Hộ có thu nhập khơng được cải thiện (Y=0) 54 9 85.7

Hộ có thu nhập được cải thiện (Y=1) 11 28 71.8

Phần trăm tổng quát 80.4

Nguồn: Kết quả hồi qui

Mức độ chính xác của dự báo:

Trong 63 (54 + 9) hộ có thu nhập khơng tăng, mơ hình dự báo chính xác 54 hộ, vậy tỷ lệ đúng là 85.7%.

Trong 39 (11 + 28) hộ có thu nhập tăng, mơ hình dự báo chính xác 28 hộ, vậy tỷ lệ đúng là 71.8%.

CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 3.1. Kết luận

Thu hồi đất có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến đời sống người dân. Xét về khía cạnh tích cực thì có thể thấy việc giải tỏa, đền bù và tái định cư là một cơ hội cho người dân có được nhà ở khang trang hơn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đầy đủ hơn, người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và có cuộc sống ổn định hơn. Thu nhập của một bộ phận hộ gia đình (36.3%) có cải thiện hơn so với trước.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực thì người dân cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất định như thu nhập của 28.4% hộ tái định cư là khơng có sự cải thiện và 35.3% hộ gia đình cịn bị giảm thu nhập trong khi chi phí sinh hoạt của đa số hộ gia đình là cao hơn so với trước. Đa số hộ có thu nhập từ thấp đến trung bình, mức sống khơng cao, họ khơng có khả năng tự tìm nơi ở mới cho mình sau khi bị giải toả, họ phải thực hiện quá trình di dời, tái định cư theo kế hoạch và tổ chức của Nhà nước. Các hộ gia đình sống bằng nghề nơng thì khơng cịn đất sản xuất, bắt buộc họ phải chuyển đổi ngành nghề, những hộ trước đây bn bán – kinh doanh thì khơng cịn mặt bằng như trước. Môi trường sống và những mối quan hệ xã hội, truyền thống văn hóa của gia đình cũng bị thay đổi theo. Một số hộ có tình trạng sau khi có được một ít tiền đền bù thì các thành viên trong gia đình bắt đầu nảy sinh tệ nạn như con em đua đòi, bỏ học, tham gia các nhóm bạn xấu, có em đã rơi vào nghiện ma túy, đua xe đẫn đến thương tật vĩnh viễn, mất mạng, một số ông chồng lười lao động, ham mê tửu sắc dẫn đến gia đình đỗ vỡ ….. đây là một thực trạng đáng báo động của đa số hộ gia đình tái định cư.

Qua khảo sát, người dân cũng đã bày tỏ nhiều bức xúc liên quan đến chính sách đền bù, đó chính là việc áp giá đền bù đối với diện tích đất bị thu hồi của họ chưa hợp lý. Khu công nghệ cao là dự án kinh doanh nhưng đền bù cho dân với giá thấp hơn giá thị trường. Đối với họ thì việc bị thu hồi đất đã là một thiệt thòi rất lớn mà giá cả đền bù lại cịn khơng được thỏa đáng, đây cũng chính là nguyên nhân gây nên việc người dân tụ tập, khiếu kiện vượt cấp liên quan đến dự án Khu công nghệ cao trong những năm qua.

Qua đó cho thấy, tái định cư không chỉ đơn thuần là việc đưa một bộ phận hay một cộng đồng dân cư từ nơi ở này đến nơi ở khác, không chỉ là việc chăm lo chỗ ở cho một bộ phận dân cư bị di dời mà nó cịn có rất nhiều yếu tố liên quan đến cuộc sống “hậu tái định cư” của họ, đặc biệt vấn đề bồi thường cho những tổn hại “phi vật chất”, những thiệt hại “vơ hình” như những khuyến cáo đã được các tổ chức quốc tế nhắc đến vẫn chưa thực sự được quan tâm nhiều.

Kết quả phân tích từ mơ hình Binary logistic cho thấy các biến tuổi của chủ hộ, người tạo ra thu nhập nhập chính, nhận định chi phí sinh hoạt so với trước làm tăng xác suất cải thiện thu nhập, trong khi biến thay đổi việc làm gây giảm xác suất cải thiện thu nhập của hộ.

3.2. Gợi ý chính sách

Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy được những vấn đề, những khó khăn mà người dân tái định cư phải gánh chịu, đề tài đề xuất một số ý kiến như sau:

Trước khi thực hiện dự án, nhà nước cần khảo sát lại lực lượng lao động của từng hộ gia đình trong vùng bị ảnh hưởng để nắm chắc về hiện trạng việc làm của người dân trước khi di chuyển và tình hình nhu cầu việc làm tại nơi di chuyển đến. Từ đó, các cơ quan chức năng ở địa phương trước,sau tái định cư và các Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cần tổ chức tư vấn nghề nghiệp – việc làm cho người dân. Chuyển tải thông tin hướng nghiệp, thị trường lao động đến người dân nhằm giúp họ biết định hướng nghề nghiệp, học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với nơi ở mới, phù hợp với năng lực sở trường của mình. Các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề phải phù hợp với việc làm và đáp ứng đầy đủ các ngành nghề đa dạng của thị trường lao động nơi ở mới.

Do trình độ người dân hạn chế. Do đó, song song với việc đào tạo nghề, nhà nước cũng cần tổ chức các lớp bổ túc văn hóa cho người dân tái định cư nhằm giúp họ có đủ trình độ tiếp thu những kỹ thuật mới, cơng nghệ hiện đại để có thể tham gia làm việc tại các cơng ty, xí nghiệp kỹ thuật cao.

Bên cạnh đó, nhà nước cần có các lớp dạy nghề miễn phí dành cho con em của các hộ gia đình có đất bị thu hồi thực hiện dự án Khu công nghệ cao, các lớp nghề với công nghệ, kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty trong Khu công nghệ cao và các lớp dạy nghề phải được mở ngay khi bắt đầu thực hiện dự án để khi các công ty trong Khu công nghệ cao bắt đầu tuyển cơng nhân và hoạt động thì đã có sẵn một lực lượng lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.

Ngồi ra, trong tình hình kinh tế lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu liên tục gia tăng như hiện nay thì chi phí sinh hoạt hàng tháng đã trở thành gánh nặng của hộ gia đình, do đó nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho hộ có đất bị thu hồi để phần nào giúp họ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng sống như: hỗ trợ trượt giá, ưu tiên sử dụng điện với giá ưu đãi, trao học bổng cho con em gia đình có đất bị thu hồi khó khăn, chính sách ràng buộc các cơng ty xí nghiệp trong khu cơng nghệ cao mà kinh doanh hiệu quả phải có trách nhiệm chia sẽ lợi ích cho các hộ gia đình bị thu hồi đất để thực hiện dự án …

Qua khảo sát thực tế còn cho thấy một hiện trạng hiện nay là ngoài những tiêu chuẩn đền bù thiệt hại về đất đai, nhà cửa, cây cảnh, các khoản trợ cấp di chuyển, ổn định cuộc sống, còn những thiệt hại khác phát sinh từ việc di dời, tái định cư mà hầu như không được đề cập đến, mặc dù đối với hộ gia đình tái định cư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 69)