Chương 3 : Kết luận và gợi ý chính sách
3.2. Gợi ý chính sách
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy được những vấn đề, những khó khăn mà người dân tái định cư phải gánh chịu, đề tài đề xuất một số ý kiến như sau:
Trước khi thực hiện dự án, nhà nước cần khảo sát lại lực lượng lao động của từng hộ gia đình trong vùng bị ảnh hưởng để nắm chắc về hiện trạng việc làm của người dân trước khi di chuyển và tình hình nhu cầu việc làm tại nơi di chuyển đến. Từ đó, các cơ quan chức năng ở địa phương trước,sau tái định cư và các Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cần tổ chức tư vấn nghề nghiệp – việc làm cho người dân. Chuyển tải thông tin hướng nghiệp, thị trường lao động đến người dân nhằm giúp họ biết định hướng nghề nghiệp, học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với nơi ở mới, phù hợp với năng lực sở trường của mình. Các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề phải phù hợp với việc làm và đáp ứng đầy đủ các ngành nghề đa dạng của thị trường lao động nơi ở mới.
Do trình độ người dân hạn chế. Do đó, song song với việc đào tạo nghề, nhà nước cũng cần tổ chức các lớp bổ túc văn hóa cho người dân tái định cư nhằm giúp họ có đủ trình độ tiếp thu những kỹ thuật mới, cơng nghệ hiện đại để có thể tham gia làm việc tại các cơng ty, xí nghiệp kỹ thuật cao.
Bên cạnh đó, nhà nước cần có các lớp dạy nghề miễn phí dành cho con em của các hộ gia đình có đất bị thu hồi thực hiện dự án Khu công nghệ cao, các lớp nghề với công nghệ, kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty trong Khu công nghệ cao và các lớp dạy nghề phải được mở ngay khi bắt đầu thực hiện dự án để khi các công ty trong Khu công nghệ cao bắt đầu tuyển công nhân và hoạt động thì đã có sẵn một lực lượng lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.
Ngồi ra, trong tình hình kinh tế lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu liên tục gia tăng như hiện nay thì chi phí sinh hoạt hàng tháng đã trở thành gánh nặng của hộ gia đình, do đó nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho hộ có đất bị thu hồi để phần nào giúp họ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng sống như: hỗ trợ trượt giá, ưu tiên sử dụng điện với giá ưu đãi, trao học bổng cho con em gia đình có đất bị thu hồi khó khăn, chính sách ràng buộc các cơng ty xí nghiệp trong khu công nghệ cao mà kinh doanh hiệu quả phải có trách nhiệm chia sẽ lợi ích cho các hộ gia đình bị thu hồi đất để thực hiện dự án …
Qua khảo sát thực tế còn cho thấy một hiện trạng hiện nay là ngoài những tiêu chuẩn đền bù thiệt hại về đất đai, nhà cửa, cây cảnh, các khoản trợ cấp di chuyển, ổn định cuộc sống, còn những thiệt hại khác phát sinh từ việc di dời, tái định cư mà hầu như không được đề cập đến, mặc dù đối với hộ gia đình tái định cư nó có tầm quan trọng rất lớn. Những thiệt hại như công ăn việc làm bị xáo trộn, cuộc sống mới phải tổ chức lại từ đầu do thay đổi về quan hệ sinh hoạt, thay đổi về môi trường học tập…có thể chỉ được xem như khoản thiệt hại vơ hình mà người dân tái định cư phải gánh chịu và khó có thể lượng hóa để tính tốn việc đền bù. Do đó, trước khi thực hiện một dự án nên có các cuộc điều tra nhằm lượng hóa những thiệt hại vơ hình lẫn hữu hình để từ đó sẽ có những chính sách phù hợp và điều này cũng cần được quy định rõ ràng, cụ thể trong các chính sách đền bù, giải tỏa và tái định cư. Có như vậy thì việc thu hồi đất để thực hiện các dự án mới có thể tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.