Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu về ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo đuổi công việctrong luận văn này được thực hiện thơng qua nghiên cứu định tính và định lượng. Thang đo đo lường các yếu tố của hình ảnh tổ chức dựa trên bảng câu hỏi của Harris and Fink (1987) (có hiệu chỉnhlạicho phù hợp với đề tài của tác giả) và ý định theo đuổi công việc của ứng viênđo lường dựatrên bảng câu hỏi của Highhouse và cộng sự (2003) (có hiệu chỉnh). Nghiên cứu định lượng được khảo sát với hơn 232 nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh bằng cách phát bảng câu hỏi và khảo sát trực tuyến. Quá trình nghiên cứu định lượng được thực hiện theo quy trình thể hiện trong sơ đồsau.

3.2.1 Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết (Xác định thanhg đo)

Nghiên cứu định lượng (n = 232)

- Khảo sát 232 nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM - Mã hóa, nhập liệu

- Làm sạch dữ liệu

- Đánh giá sơ bộ thang đo. Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha và loại các biến có hệ số tương quan biến nhỏ hơn 0.6

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) loại các biến có trọng số EFA nhỏ. Kiểm tra yếu tố trích được. Kiểm tra phương sai trích được.

- Các phân tích khác.

Viết báo cáo

Bảng câu hỏi sơ bộ

Khảo sát thử

(Hiệu chỉnh từ ngữ của bảng câu hỏi, n = 20)

Bảng câu hỏi chính thức

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu3.2.2 Nghiên cứu sơ bộ (định tính) 3.2.2 Nghiên cứu sơ bộ (định tính)

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận với chuyên gia. Việc thảo luận được tiến hành với giảng viên hướng dẫn. Công đoạn này đã xác định được các vấn đề cần thiết đưa vào nghiên cứu, định hình các thành phần và yếu tố trong thang đo ảnh hưởng đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên. Nội dung thảo luận được ghi nhận, tổng hợp và là cơ sở cho hiệu chỉnh thang đo. Tiếp theo, bảng câu

hỏi sơ bộ được hiệu chỉnh dựa trên bảng câu hỏi của Harris và Fink (1987) cho phù hợp với đề tài.

Thang đovề công việc được điềuchỉnh từ Harris và Fink (1987) Harris và Fink (1987) Tác giả sử dụng và điều chỉnh 1. Cơ hội sử dụng khả năngtrong

cơng việc. 1. Có thể sử dụng đầy đủ khả năng của anh/chị trong việc thực hiện nhiệm vụ công việc.

2. Cơ hội để học hỏi 2. Cơ hội phát triển và học hỏi những kỹ năng làm việc mới.

3. Cơ hội để thể hiện năng lực làm

việc đến cấp trên 3. Cho phép anh/chị thể hiện năng lực làm việc đến cấp trên. 4. Sự đa dạng trong cơng việc 4. Duy trì sự quan tâm của anh/chị

trong cơng việc.

5. Cơ hội thăng tiến nhanh 5. Có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

6. Tự do làm việc theo cách của tôi 6. Thực hiện công việc theo cách riêng của anh/chị một cách linh động.

7. Công việc thách thức/thúvị 7. Có một cơng việc thú vị

8. Cơng việc thích thú (Khơng sử dụng vì nhận thấy trùng với ý câu hỏi 1)

Thang đovề lương và chế độ đãi ngộ được điều chỉnh từ Harris và Fink (1987)

Harris và Fink (1987) Tác giả sử dụng và điều chỉnh 1. Lương phù hợp 1. Đề nghị anh/chị mức lương hấp

dẫn.

2. Cơng việc an tồn 2. Cung cấp cho anh/chị cơng việc với độ an tồn cao.

3. Những phúc lợi cơ bản tốt 3. Cung cấp cho anh/chị các chính sách phúc lợi tốt.

4. Chức danh cơng việc uy tín 4. Cung cấp cho anh/chị một chức danh công việc có uy tín.

5. Con đường sự nghiệp tốt (Khơng sử dụng vì nhận thấy nên đưa vào thang đo về môi trường làm việc và cơ hội phát triển)

Thang đovề môi trường làm việc và cơ hội phát triển được điều chỉnh từ Harris và Fink (1987)

Harris và Fink (1987) Tác giả sử dụng và điều chỉnh 1. Đồng nghiệp có khả năng và thân

thiện 1. Cơ hội làm việc với những đồng nghiệp thân thiện, gần gũi. 2. Có các chương trình đào tạo 2. Đưa ra các chương trình đào tạo

phù hợp. 3. Môi trường làm việc vui vẻ, dễ

chịu.

3. Một môi trường làm việc vui vẻ, dễ chịu.

4.Tạo cơ hội cho anh/chị phát triển nghề nghiêp tốt. (bổ sungtừ thang đo về lương và chế độ đãi ngộ)

5. Cơng ty có đường lối phát triển tốt. (bổ sung)

4. Vị trí địa lý thuận lợi 6. Cơng ty có một vị trí địa lý thuận lợi cho anh/chị.

5. Kích thước cơng ty phù hợp 7. Quy mơ/kích thước cơng ty phù hợp với năng lực của anh/chị. 6. Công việc phù hợp với phong cách

sống

(Khơng sử dụngvì nhận thấy câu hỏi khơng phù hợp)

7. Tơi có thể làm việc với cấp trên (Khơng sử dụng vì nhận thấy trùng với ý câu hỏi 3 của thang đo về cơng việc)

Thang đo về giá trị văn hóa tinh thần dựa trên cơ sở lý thuyết về việc giải thích thuyết thúc đẩy nhu cầu và thuyết kỳ vọng(đã trình bày trong phần ý định theo đuổi công việc của ứng viên) và thảo luận của chuyên gia cộng với nhận định của tác giả.

1. Sự tự hào khi được làm công việc này.

2. Đáp ứng những mong đợi của anh/chị trong tương lai. 3. Sự an tâm khi tham giatổ chức.

Thang đo về ýđịnh theo đuổi công việc với tổ chức được điều chỉnh từ Highhouse, Lievens và Sinar (2003)

Highhouse và cộng sự (2003) Tác giả sử dụng và điều chỉnh 1. Tôi sẽ chấp nhận một lời mời làm

việc từ công ty.

1. Chấp nhận một lời mời làm việc từ công ty X.

2. Tôi sẽ chọn công ty là một trong những sự lựa chọn đầu tiên.

2. Chọn công ty X như là sự lựa chọn đầu tiên của anh/chị để làm việc.

3. Tôi sẽ nỗ lực rất nhiều để làm cho công ty này.

3. Nỗ lực rất nhiều để được làm công việc này tại công ty X.

4. Nếu công ty mời tôi phỏng vấn việc làm, tôi sẽ tham gia.

4. Tham gia phỏng vấn nếu công ty X mời anh/chị một buổi phỏng vấn việc làm.

5. Tôi sẽ giới thiệu công ty này cho bạn bè/người thân đang tìm kiếm cơng việc.

5. Giới thiệu cơng ty X cho bạn bè/người thân đang tìm kiếm cơng việc.

Sau đó, bảng câu hỏi sơ bộ này được phát cho 20 nhân viên đang làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (là những bạn bè đang tham gia công tác tại nhiều lĩnh vực khác nhau) và được hiệu chỉnhngôn từ lại cho phù hợp, dễ hiểu. Như vậy, kết quả cụ thể của bước nghiên cứu định tính này là thang đo, mơ hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh và bảng câu hỏi chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.

3.2.3 Nghiên cứu chính thức (định lượng)

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi được xác định từ nghiên cứu sơ bộ. Toàn bộ dữ liệu được trả lời sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.

Quá trình xử lý số liệu được thực hiện trên chương trình xử lý dữ liệu SPSS 16.0theo 2 bước sau:

Bước 1: Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo: Các thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Qua đó, các biến quan

sát có tương quan biến tổng nhỏ (<0,4) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu(>0,6).

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần. Các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total correlation) dưới 0.4 sẽ bị loại (Nunnally và Burnstein, 1994). Các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại bỏ (Gerbing và Anderson, 1988) và kiểm tra xem phương sai trích được có lớn hơn hoặc bằng 50%hay khơng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)