Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Tồn bộ kết quả nghiên cứu chính thức đã được trình bày trong Chương 4 với các phần chính: thơng tin mẫu nghiên cứu, đánh giá các thang đo, kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu, đánh giá mức độ ý định theo đuổi

công việccủa ứng viên.

Độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định thang đo. Thang đo các yếu tố từ 22 biến ban đầu chỉ còn 18 biến được chấp nhận sau phân tích. Kết quả là 4 thành phần đo lường ý định vẫn được giữ nguyên trong mơ hình nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp phân tích hồi quy đã được tiến hành với 01 biến phụ thuộc là ý định theo đuổi công việc và 04 biến độc lập là 04 thành phần được rút ra từ phân tích nhân tố để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên. Căn cứ vào kết quả hồi quy, 04 giả thuyết ban đầu đặt ra đều được chấp nhận.

Nhìn chung qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy các thành phần của hình ảnh cơng ty: cơng việc, chính sách lương và chế độ đãi ngộ, mơi trường làm việc và cơ hội phát triển, giá trị văn hóa tinh thần đều có ảnh hưởng đến ý định theo đuổi cơng việc của ứng viên trong đó nhân tố tác động mạnh nhất là nhân tố công việc. Trong đó các yếu tố về cơng việc như:(a) sử dụng đầy đủ khả năng trong việc thực hiện nhiệm vụ, (b) cơ hội phát triển và học hỏi những kỹ năng làm việc mới, (c) cơ hội thăng tiến, (d) duy trì sự quan tâm (e) công việc thú vị được các ứng viên quan tâm nhiều nhất. Điều này phù hợp với mẫu nghiên cứu vì đa số các ứng viên có kinh nghiệm từ ba năm trở lên, và trong độ tuổi từ 25-35. Những ứng viên này đã có một số kinh nghiệm làm

việc nhất định, vì thế, họ mong đợi sự phát triển trong công việc nhiều hơn, mong muốn tìm được cơng việc có thể phát huy những kỹ năng của mình, đồng thời cơng việc đó phải có cơ hội thăng tiến và mang lại sự thú vị.

Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai là chính sách lương và chế độ đãi ngộ bao gồm (a) mức lương hấp dẫn, (b) chính sách phúc lợi tốt, (c) cơng việc độ an tồn cao, (d) chức danh cơng việc uy tín. Chính sách lương và chế độ đãi ngộ tốt là yếu tố mang lại sự hấp dẫn cho các ứng viên bên cạnh công việc. Một mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ nhân viên tốt nói lên rằng cơng ty thật sự quan tâm đến đời sống nhân viên, xem nhân viên như là một phần khơng thể thiếu của cơng ty. Đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay, khi mà giá cả đang leo thang, lạm phát đang ở mức hai con số, thì yếu tố này càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Theo kết quả nghiên cứu của Masso Survey (2011), đa số nhân viên chuyển đổi công ty, nghỉ việc phần lớn các câu trả lời đều xuất phát từ mức lương - chế độ đãi ngộ khơng hấp dẫn. Vì thế, một công ty thể hiện được sự thu hút nhân viên rằng lương và chế độ đãi ngộ sẽ làm nhân viên hài lòng vui vẻ, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thường ngày trong cuộc sống sẽ có một lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến các ứng viên là môi trường làm việc và cơ hội phát triển. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong quyết định lựa chọn công việc của ứng viên. Một môi trường làm việc (a) vui vẻ, dễ chịu, (b) đồng nghiệp thân thiện, gần gũi, (c) chương trình đào tạo phù hợp, (d) phát triển nghề nghiệp tốt, (e) cơng ty có đường lối đúng đắn được đa số ứng viên quan tâm. Môi trường làm việc là nơi mà các ứng viên tham gia hằng ngày, thể hiện các mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, đáp ứng nhu cầu được thể hiện mình (Maslow, 1954). Nói một cách đơn giản hơn, môi trường làm việc là nơi ứng viên sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định

mình, để làm việc, đạt thành quả trong cơng việc và xã hội.Vì vậy, đây là một yếu tố không thể thiếucủa công ty để thu hút ứng viên.

Yếu tố cuối cùng mà các ứng viên quan tâm là giá trị văn hóa tinh thần mà cơng việc mang lại cho họ. Điều này phù hợp với một trong những nhu cầu quan trọng của Maslow (1954): nhu cầu được quý trọng. Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, niềm tự hào, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Giá trị văn hóa tinh thần mà cơng việc mang lại cho ứng viên (a) sự tự hào, (b) đáp ứng những mong đợi trong tương lai, (c) sự an tâm, (d) tăng giá trị bản thân được đa số các ứng viên quan tâm. Đa số các ứng viên trong mẫu nghiên cứu có trình độ đại học (thuộc tầng lớp trí thức cao) vì vậy họ rất quan tâm các giá trị mà cơng ty mang lại cho mình. Đây là một yếu tố vơ hình, có ý nghĩa về mặt tinh thần và cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự quyết định của ứng viên.

Từ kết quả này, các nhà tuyển dụng sẽ tập trungxây dựng hình ảnh cho cơng ty mình bằng cách làm gia tăng các yếu tố này để thu hút được nhiều nhân tài. Đây chính là những căn cứ và tiền đề để xây dựng một số các giải

pháp nhằm nâng cao hình ảnh công ty trong việc thu hút ứng viên sẽ được trình bày trong phần sau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng (Trang 63 - 66)