CHƯƠNG I TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.5. Thực trạng lún tại khu vực nghiên cứu
Hiện tượng lún nền đất đang diễn ra mạnh mẽ, đặt biệt tại các khu vực tập trung các cơng trình xây dựng, khu dân cư, hay khu vực có nâng nền.
Theo kết quả nghiên cứu từ bài báo: “Ứng dụng kỹ thuật Insar vi phân trong
quan trắc biến dạng mặt đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Văn
Trung, Hồ Tống Minh Định đăng trên tạp chí phát triển KH&CN, tập 11, số 12 – 2008, kết quả chỉ ra rằng khu vực Quận 7 với biến dạng mặt đất > 20cm/năm, huyện Bình Chánh từ: 15 - 20cm/năm. [1]
Hay theo kết quả nghiên cứu của đề tài:“Hiện tượng lún khu vực Nam Sài Gòn
và mối quan hệ với tầng đất yếu tuổi Holocene” do tác giả Võ Minh Quân công bố tại Hội nghị kỹ thuật địa chất khu vực ASEAN lần thứ 10 vào ngày 02 - 03/08/2017
HVCH: Võ Minh Quân _ MSHV: 1570200 26
tại Cambodia, kết quả chỉ ra rằng: với chiều dày lớp bùn từ 5 – 20m, độ lún trung bình năm từ 0.7 – 2.2 cm/năm. Với chiều dày lớp bùn từ 20 – 35m, độ lún trung bình năm là từ 2.7 – 4.0cm/năm. [4]
Ngoài ra, qua việc khảo sát thực tế trong khu vực nghiên cứu, tác giả cũng đã ghi nhận có những nơi độ lún đạt từ 30cm đến 80cm. Như tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, với độ lún từ 45 đến 80cm, tồn bộ khn viên bị lún nghiêm trọng, hệ thống hạ tầng cơ sở như cống rãnh, đường dẫn nước,... bị đứt gãy gây ra nhiều vấn đề cho nhà máy trong đó có vấn đề an tồn vận hành và chi phí đầu tư để đánh giá thiệt hại, cải tạo lại cơ sở hạ tầng. Hay như tại khu vực các chung cư, căn hộ Phú Hoàng Anh trên đường Nguyễn Hữu Thọ, ghi nhận độ lún tối đa là 26.5 cm, và hiện tại đang phải tháo dở các cơng trình để cải tạo lại nền đất trong khu vực chung cư, đường nội bộ.
Một số hình ảnh về 2 khu vực bị lún như sau, hình 1.3.
HVCH: Võ Minh Quân _ MSHV: 1570200 27
Hiện tượng lún tại khu vực nhà máy XLNT Bình Hưng Hình 1.3: Một số hình ảnh lún trong khu vực nghiên cứu