Khu vực nghiên cứu có nền địa chất có xu hướng thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc vào Nam và dựa vào bộ số liệu khoan khảo sát địa chất, tác giả đã chọn ra các tuyến mặt cắt đi qua các hố khoan để làm cơ sở tính tốn, dự báo lún. Các tuyến mặt cắt đặc trưng cho vùng nghiên cứu được chọn mô tả như hình 2.4, chương 2.
Với số liệu hố khoan, và hình trụ mặt cắt địa chất hố khoan cũng như báo cáo phân tích mẫu các chỉ tiêu cơ lý, SPT,... các lớp đất cho ta thấy rằng:
- Trong khu vực nghiên cứu có bề dày lớp sang nền nằm trong khoảng giá trị trung bình từ 1.0m và 1.8m đất đắp.
- Bề dày lớp bùn sét xám xanh đen, trạng thái dẻo chảy đến dẻo mềm tương đối đồng nhất và có bề dày lớn. Bề dày từ 6.0 – 35.0m và trung bình từ: 20.5m. - Lớp bùn sét yếu thuộc tuổi Holocene, có chỉ số SPT < 5.
- Với các số liệu khoan khảo sát và thu thập, xử lý số liệu, tác giả mô phỏng lại mặt cắt địa chất đặc trưng của khu vực nghiên cứu theo 04 tuyến như sau: (Các
mặt cắt cụ thể được thể hiện trong phụ lục 01_Phụ lục mặt cắt tuyến địa chất)
ĐHVH
HVCH: Võ Minh Quân _ MSHV: 1570200 67
MẶT CẮT 1
HVCH: Võ Minh Quân _ MSHV: 1570200 68
3.2. Kết quả tính lún lý thuyết
Các vị trí tính lún được chọn phân bố tương đối đều trong khu vực nghiên cứu, và phải có đủ số liệu tính tốn như chiều sâu hố khoan, thí nghiệm cơ lý, chiều dày đất đắp,... Vị trí các điểm tính lún được thể hiện dưới hình 3.4.