Hiệu quả hoạt động của các cơng ty chứng khốn trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty chứng khoán việt nam (Trang 36)

1.4. Hiệu quả hoạt động của các cơng ty chứng khốn trên thế giới và bài học kinh

1.4.1. Hiệu quả hoạt động của các cơng ty chứng khốn trên thế giới

1.4.1.1. Các mơ hình cơng ty chứng khốn trên thế giới

Trên thế giới có ba mơ hình cơng ty chứng khốn cơ bản:

 Mơ hình ngân hàng đa năng tồn phần. Trong mơ hình này khơng có sự tách biệt nào giữa hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh CK. Các NHTM cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng, CK và bảo hiểm trong một pháp nhân duy nhất. Đây là phương thức hoạt động ngân hàng đa năng cổ truyền mà điển hình được áp dụng ở CHLB Đức, Hà Lan, Thuỵ Sỹ, các nước Bắc Âu.

 Mơ hình đa năng một phần. Mơ hình này được áp dụng ở Anh và một số nước có quan hệ gần gũi với Anh như Canada, Australia. Ngân hàng khi tham gia kinh doanh CK phải thành lập cơng ty con, có tư cách pháp nhân độc lập. Các cơng ty con ít khi nắm giữ cổ phần của ngân hàng và thường khơng có sự kết hợp giữa các cơng ty bảo hiểm và ngân hàng.

 Mơ hình chun doanh. Mơ hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật,... Theo mơ hình này các CTCK là các cơng ty chuyên doanh độc lập. Các ngân hàng không được phép tham gia vào kinh doanh CK.

1.4.1.2. Hiệu quả hoạt động của các cơng ty chứng khốn trên thế giới

Các CTCK tại Pháp: các CTCK đã ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để đem

lại những ưu thế rõ rệt, đặc biệt là quá trình nhận lệnh qua internet. Nhờ internet mà hoạt động của các CTCK này được tiến hành nhanh gọn và thuận tiện hơn rất nhiều.

Trước khi thực hiện dịch vụ qua internet, các CTCK và khách hàng có những cam kết và thơng tin chứng minh tính pháp lý của giao dịch. Các giao dịch này tuân thủ đúng quy định pháp luật của nước Pháp và quy định pháp luật các nước của NĐT.

Khi CTCK là người quản lý tài khoản, phải có hệ thống kiểm sốt tự động đối với các tài khoản của khách hàng. Trong trường hợp khơng đủ khả năng kiểm sốt mọi tài khoản, hệ thống này phải đảm bảo sự phong tỏa các lệnh vào mạng, thông báo cho khách hàng qua hệ thống màn hình và mời họ cùng giải quyết tình hình. Ngồi ra, pháp luật cũng yêu cầu CTCK phải trang bị hệ thống kiểm tra tự động sự liên kết giữa các lệnh.

Trước khi thực hiện bất kỳ lệnh nào của khách hàng, CTCK phải xác nhận với khách hàng, qua hệ thống màn hình, CTCK đã nhận được lệnh do khách hàng chuyển đến. Khách hàng được yêu cầu xác nhận lại quyết định giao dịch của mình và khi đó CTCK chịu trách nhiệm về việc thực hiện tốt lệnh của khách hàng.

CTCK phải trang bị hệ thống thơng tin hóa và các thiết bị đi kèm như điện thoại, fax... phù hợp với tầm quan trọng của khách hàng. Đồng thời, công ty cũng phải đảm bảo hệ thống này hoàn toàn an toàn theo đúng các quy định hiện hành về an ninh trong hệ thống tin học. Trong trường hợp hoạt động có trục trặc, cơng ty phải thông báo cho người sử dụng, theo những điều kiện tốt nhất về bản chất và thời gian kéo dài dự kiến của tình hình trục trặc đó. Hợp đồng dịch vụ giữa các công ty với khách hàng cũng phải nêu rõ các thiết bị đi kèm kết nối từ phía khách hàng trong trường hợp có sự cố lâu dài của hệ thống.

Các CTCK tại Anh: nghiệp vụ bán khống đã được thực hiện từ thế kỷ 18. Khi NĐT dự đoán trong tương lai giá cổ phiếu sẽ giảm, sẽ đi vay cổ phiếu của CTCK để bán; sau khi giá hạ, sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường khơng hạ như dự đốn mà lại tăng lên, đến kỳ hạn trả lại, NĐT đó sẽ phải mua CK với giá cao hơn và chấp nhận bị lỗ. Để đảm bảo an toàn, CTCK triển khai nghiệp vụ này thường yêu cầu người vay CK ký quỹ một khoản tiền nhất định, tuy nhỏ hơn giá trị CK đi vay nhưng đủ để bù đắp khoản lỗ nếu có. Trong q trình chưa trả được nợ, nếu giá thị trường tăng lên thì người bán khống

để sử dụng.

Các CTCK tại Nhật Bản: mơ hình lập quỹ bình ổn CK đã được áp dụng từ năm

1968. Singapore, Hồng Kông, Đài Loan cũng có mơ hình quỹ bình ổn thị trường theo hình thức này. Nhật Bản đã hình thành quỹ này từ những năm 60 của thế kỷ trước. Năm 1964 khi chỉ số Nikkei của TTCK Nhật Bản từ đỉnh cao trên 1800 điểm rơi xuống gần 1000 điểm, nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp một số khó khăn tương tự nền kinh tế Việt Nam hiện nay TTCK lao dốc mạnh, cán cân thanh tốn thâm hụt, lạm phát tăng cao. Chính phủ Nhật Bản đã phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và thành lập một CTCK hoạt động như mơ hình một quỹ bình ổn. Các thành viên góp vốn cho công ty này thuộc lĩnh vực tư nhân bao gồm các ngân hàng, các công ty môi giới CK. Số vốn huy động được khoảng 10 tỷ Yên. Sau hơn 1 năm TTCK Nhật đã có phần hồi phục.

Các CTCK tại Đài Loan: Thời kỳ đầu của TTCK Đài Loan cuối tháng 6/1988 số

lượng các CTCK đang từ 28 tăng lên 297 công ty vào tháng 9/1990 khiến cho thị trường nhân lực thiếu hụt trầm trọng và cũng đã phải giải thể sáp nhập hàng loạt CTCK trong thời gian sau đó. Đến nay Đài Loan chỉ cịn 47 CTCK.

Trước đây, Thái Lan đã từng có hơn 200 CTCK, con số này hiện nay là 41 cơng ty. Tại Trung Quốc đã từng có tới 2.000 CTCK nhưng hiện chỉ cịn 107 cơng ty.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các cơng ty chứng khốn Việt Nam

Từ hiệu quả hoạt động của các CTCK trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các CTCK Việt Nam như sau:

 Các quốc gia trên thế giới đã có TTCK phát triển lâu đời và có số lượng NĐT lên đến hàng triệu người. Vì vậy việc đặt lệnh và giao dịch của NĐT chủ yếu là giao dịch khơng sàn qua internet và mơ hình này thực sự đem lại rất nhiều tiện ích cho các khách hàng của CTCK. Đối với Việt Nam là một nước có TTCK cịn non trẻ và trình độ cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế nhưng trước yêu cầu của thị trường và của hội nhập, việc ứng dụng tối đa những thành tựu của công nghệ thông tin, của internet vào hoạt động của TTCK là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà TTCK và các CTCK Việt Nam cần phải nghiên cứu và vận dụng trong thời gian sớm nhất.

 Cũng từ kinh nghiệm giao dịch khơng sàn của các nước cho thấy, internet là tồn cầu và không biên giới, đồng thời sự gian lận cũng là tồn cầu và khơng biên giới. Tăng cường bảo mật thông tin cho khách hàng là nhiệm vụ sống cịn của các CTCK vì khách hàng là một bộ phận không thể thiếu của TTCK và là những thượng đế quan trọng quyết định sự tồn tại và thịnh vượng của CTCK.

 Theo kinh nghiệm của một số nước, việc đưa thêm các sản phẩm như nghiệp vụ mua bán khống, sản phẩm phái sinh vào thị trường sẽ thúc đẩy thị trường phát triển phong phú và bền vững.

 So với các nước trong khu vực, việc thành lập các tổ chức kinh doanh CK ở Việt Nam quá dễ dàng gây nên áp lực về vốn, về nhân lực, cơ sở vật chất. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, sự đổ vỡ của hệ thống CK, ngân hàng sẽ kéo theo hàng loạt sự phá sản của các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Mặc dù Việt Nam chưa có lộ trình chuẩn để xác định số CTCK bao nhiêu là phù hợp, nhưng sự phát triển của các CTCK trên các quốc gia đi trước cần được coi là bài học quý cho Việt Nam. Để qui hoạch và định hướng cho các CTCK phát triển ổn định và hiệu quả, cần thắt chặt việc thành lập mới CTCK ở Việt Nam, củng cố sắp xếp lại các CTCK đã thành lập để các cơng ty có đủ nguồn lực tài chính, con người và cơ sở vật chất để cùng tồn tại và cạnh tranh lành mạnh trong xu thế hội nhập.

 Theo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, tại một thị trường nhỏ và mới nổi như Việt Nam, số lượng khoảng chừng dưới 50 CTCK là phù hợp. Các CTCK gặp khó khăn trong hoạt động nên dần chuyển sang hoạt động như đại lý nhận lệnh cho các CTCK lớn. Đây là một hướng đi đang được một số công ty lựa chọn, dù trên giấy tờ vẫn hoạt động bình thường. Việc chuyển hướng hoạt động như trên sẽ giúp công ty cắt giảm tối đa nhân sự và vẫn giữ được lượng khách hàng như cũ.

Kết luận Chương 1

Chương 1 khái qt về khái niệm, vai trị, mơ hình và cơ cấu tổ chức của CTCK; đồng thời mô tả các hoạt động các CTCK, từ đó cho thấy tầm quan trọng trong vai trị là trung gian tài chính của CTCK. Trong chương này còn giới thiệu các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của CTCK; bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các CTCK trên thế giới là cơ sở quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho các CTCK Việt Nam để làm cơ sở cho chương 2 sẽ là thực trạng hiệu quả hoạt động của các CTCK Việt Nam.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1. Thực trạng thị trường chứng khốn Việt Nam

2.1.1. Lịch s hình thành và phát triển

Vào những năm đầu thập niên 90, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như nhu cầu thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, sự ra đời và phát triển TTCK là một địi hỏi cấp thiết trong cơng cuộc đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Khởi đầu cho việc xây dựng TTCK Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc NHNN với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo từng bước thích hợp. Đến tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về CK và TTCK.

Trước những đòi hỏi thực tế của nền kinh tế thị trường Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 về việc thành lập UBCKNN, một cơ quan quản lý và thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển TTCK và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về CK và TTCK. Tiếp theo đó, Nghị định 48/1998/CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về CK và TTCK ra đời, đây được coi là văn bản quan trọng của Chính phủ trong việc điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực CK ở nước ta.

Trên cơ sở các văn bản, TTGDCK Hà Nội (HaSTC) và TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HoSTC) được thành lập theo Quyết định 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp hoạt động của các ban ngành liên quan như: NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương, UBCKNN đã tiến hành chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho sự ra đời và vận hành của TTGDCK.

Ngày 20/7/2000, HoSTC khai trương hoạt động với 2 cổ phiếu là REE và SAM cùng với 3 CTCK thành viên, giá trị giao dịch ở mức 70 triệu đồng/ phiên. HaSTC chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường

giao dịch CK niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Ngày 11/05/2007, theo Quyết định 599/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, HoSTC được chuyển đổi thành SGDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và ngày 02/01/2009, HaSTC được chuyển đổi, tổ chức lại thành SGDCK Hà Nội (HNX) theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ. HNX chính thức ra mắt vào ngày 24/6/2009.

2.1.2. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong những năm đầu, TTCK Việt Nam còn non trẻ, số NĐT tham gia thị trường cịn ít, khơng nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đến việc thành lập các CTCK. TTCK phát triển chậm, khơng có biến động lớn. Đến 05/05/2001 mới chỉ có 5 cơng ty niêm yết và 7 CTCK hoạt động tại TTGDCK.

TTCK Việt Nam tiếp tục phát triển chậm chạp trong các năm tiếp theo. Số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường không cao với 73 cổ phiếu, giá trị vốn hóa khơng lớn. Thị trường chỉ có 14.000 NĐT. Số lượng NĐT là tổ chức và NĐT nước ngồi khơng lớn. Tình trạng trên là do TTCK chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Năm 2004 và 2005, TTCK có những chuyển biến tích cực. Index liên tục tăng. Qua 5 năm HoSTC đã vận hành hệ thống giao dịch thơng suốt và an tồn trên 1.000 phiên giao dịch, với giá trị giao dịch bình qn phiên của tồn thị trường liên tục tăng từ 1,4 tỷ đồng trong năm 2000 lên 81 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2005. Bức tranh chung của TTCK Việt Nam năm 2005 có sự khởi sắc, quy mô thị trường được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị CK niêm yết, số lượng NĐT tăng 35%, lòng tin của NĐT đối với TTCK được nâng lên. Cũng trong năm 2005 HaSTC chính thức đi vào hoạt động là một động lực lớn cho TTCK và cũng là một cơ hội lớn cho các CTCK.

Giai đoạn 2006-2007 là thời kì bùng nổ mạnh mẽ của TTCK nói chung và CTCK nói riêng. Sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mở rộng nghiệp vụ của các CTCK. Năm 2001 chỉ có 8.700 tài khoản NĐT, năm 2006 tăng lên 72.700 tài khoản, năm 2007 là 303.980 tài khoản và đến đầu năm 2008 là 383.980 tài khoản.

Tuy nhiên, cơn bão tài chính năm 2008 và 2009 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành CK nói riêng. Chỉ số CK VN-Index đã sụt giảm

nghiêm trọng từ 1100 điểm vào tháng 3/2007 xuống còn 240 điểm vào tháng 02/2009. Chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất tăng cao khiến các NĐT đã gửi tiền mặt vào ngân hàng, đồng nghĩa với việc thị phần của các CTCK bị thu hẹp nhanh chóng. Phiên giao dịch kết thúc năm 2009, chỉ số VN-Index đạt 494,8 điểm với khối lượng giao dịch là 70.456.188 cổ phiếu và giá trị giao dịch đạt trên 3.014 tỷ đồng.

Năm 2010, Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tại HOSE, qua 250 phiên giao dịch trong năm 2010, tổng khối lượng khớp lệnh và thỏa thuận đạt mức 11.849 triệu CK, tương đương 380.686 tỷ đồng, tính bình qn mỗi phiên có 47,4 triệu CK, tương đương 1.522 tỷ đồng được giao dịch, tăng 7,2% về khối lượng nhưng giảm 11,7% về giá trị so với năm 2009. Trái với năm 2009, chỉ số VN-Index dao động khá ổn định trong suốt năm 2010. VN-Index khởi đầu năm ở mức 494,77điểm, tăng lên mức cao nhất 549,51 điểm vào ngày 06/5/2010, rồi giảm về mức thấp nhất là 423,89 điểm vào ngày 25/8/2010 và kết thúc năm ở mức 484,66 điểm giảm 2% so với cuối năm 2009 .

Tại HNX, qua 250 phiên giao dịch trong năm 2010, tổng số lượng công ty niêm yết là 367, tăng 42,8% so với năm trước. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 8.755 triệu cổ phiếu tương đương 241.695 tỷ đồng, tính bình qn mỗi phiên có 35 triệu cổ phiếu được giao dịch với giá trị tương đương là 967 tỷ đồng, tăng 52% về khối lượng giao dịch và tăng 22,42% về giá trị giao dịch. HNX-Index khởi đầu năm ở mức 179,84 điểm, tăng lên mức cao nhất 187,22 điểm vào ngày 7/5/2010, rồi giảm về mức thấp nhất là 97,44 điểm vào ngày 16/11/2010 và giảm hơn 32% so với năm 2009, đóng cửa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty chứng khoán việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)