Thực trạng hiệu quả hoạt động của các cơng ty chứng khốnViệt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty chứng khoán việt nam (Trang 50)

2.3.1. Hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam 2.3.1.1. Giai đoạn 2000 – 2005 2.3.1.1. Giai đoạn 2000 – 2005

Quy mô hoạt động

TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 – 2003 là thời kỳ mới bắt đầu hoạt động và thị trường cịn sơ khai. Chính vì vậy số lượng các cơng ty niêm yết chưa nhiều, vốn hố thị trường thấp, khối lượng giao dịch thấp.

Năm 2004 và 2005 quy mô hoạt động của các CTCK dần được mở rộng. Đến năm 2005, có 14 CTCK quản lý khoảng 30.000 tài khoản NĐT tương đương mỗi CTCK quản lý hơn 2.000 tài khoản. Các CTCK không ngừng mở rộng hoạt động nghiệp vụ.

Hiệu quả hoạt động

Trong giai đoạn này, các CTCK có kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển khả quan. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các loại hình dịch vụ và tiện ích phục vụ NĐT cũng ngày càng được nâng cấp và đa dạng hóa. Các mơ hình đầu tư mới như quỹ đầu tư CK, hợp đồng mua lại trái phiếu, cổ phiếu có kỳ hạn… cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường, làm phong phú thêm hàng hóa để NĐT lựa chọn. Các dịch vụ gia tăng giá trị như liên kết tài khoản với ngân hàng, báo giá CK qua điện thoại, theo dõi giao dịch CK trực tuyến, đặt lệnh giao dịch qua điện thoại, internet… được các CTCK đưa vào áp dụng ngày càng nhiều, đem lại lợi ích thiết thực cho NĐT. Nguồn vốn điều lệ của các CTCK đã lên tới trên 810 tỷ đồng, HĐKD đã ổn định hơn sau một số năm đầu khó khăn, đến năm 2005 các CTCK đều có lãi và đã thực hiện trích quỹ dự phịng tài chính để tăng vốn điều lệ.

chủ động triển khai mạnh hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, thực hiện đấu giá phát hành cổ phiếu qua CTCK, tư vấn niêm yết và phát hành bổ sung tăng vốn qua TTCK. Trong năm 2004, các CTCK đã làm đại lý phát hành cổ phiếu cho gần 20 cơng ty và tư vấn cổ phần hố cho gần 100 doanh nghiệp, tư vấn niêm yết mới và niêm yết bổ sung cho 10 doanh nghiệp, đây là đóng góp của các CTCK trong tiến trình đẩy mạnh cổ phần hố DNNN của nhà nước; có 6/13 CTCK triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư với tổng giá trị CK trong danh mục trên 240 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các CTCK đã thực hiện bảo lãnh phát hành với tổng giá trị là 9.034 tỷ đồng.

+ Về kết quả kinh doanh: Hầu hết các CTCK đều có lãi. So với năm 2003 doanh thu tự doanh tăng 8 lần (tự doanh trái phiếu chiếm 90% tổng giá trị tự doanh), doanh thu môi giới tăng 3 lần và doanh thu tư vấn tăng 1,6 lần.

+ Về tiềm năng phát triển: các CTCK bắt đầu xác định thế mạnh nghiệp vụ của từng công ty. Một số CTCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ như CTCP CK Sài Gịn, cơng ty CK Ngân hàng Công thương.

+ Các tổ chức kinh doanh CK đã thành lập Hiệp hội để phối hợp hoạt động giữa các hội viên và thúc đẩy phát triển TTCK, bước đầu đã tham gia nghiệp vụ cho các nhân viên hành nghề.

Năm 2005, doanh thu và lợi nhuận sau thuế các CTCK tiếp tục gia tăng. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của các CTCK đều có kết quả tăng vọt so với năm 2004. Trong năm 2005, thu nhập từ hoạt động môi giới tăng 40% , các hoạt động bảo lãnh phát hành, môi giới trái phiếu tăng mạnh, gấp ba lần so với năm 2004. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tư vấn cổ phần hóa là xác định giá trị doanh nghiệp, bán đấu giá cổ phần lần đầu… phát triển rất mạnh trong năm. Thu nhập từ hoạt động này tăng hơn 10 lần so năm 2004. Trong năm 2005, vốn điều lệ của ACBS cũng được nâng lên 100 tỷ đồng, đưa ACBS trở thành một trong các CTCK có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam. Đối với BVSC cũng đã đạt được những thành tích đáng kể, hầu hết lợi nhuận các lĩnh vực kinh doanh đều vượt từ 120% đến 200% so với năm 2004, đặc biệt hoạt động đại lý và bảo lãnh phát hành đạt trên 300%.

2.3.1.2. Giai đoạn 2006 - 2007 Quy mô hoạt động Quy mô hoạt động

Từ 8.700 tài khoản NĐT trong năm 2001, đến năm 2006 số lượng tài khoản đã tăng lên gấp hơn 8 lần. Trong năm 2007 số lượng tài khoản tiếp tục tăng lên, gấp 4 lần so với năm 2006. Và đến đầu năm 2008 là 383.980 tài khoản. Giá trị thị trường tăng mạnh, số lượng hàng hóa lớn địi hỏi các định chế tài chính trung gian có tiềm lực tài chính, cơng nghệ, chun mơn tốt. Mặt khác, khi thị trường phát triển trong giai đoạn nóng, số lượng CTCK dù tăng nhanh vẫn chưa thể đáp ứng được đòi hỏi giao dịch của NĐT, cũng như nhu cầu về tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết. Có thể thấy sự quá tải của các CTCK trong giai đoạn 2006-2007 trong việc thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tư vấn niêm yết.

Hiệu quả hoạt động

Theo thống kê của UBCKNN cho thấy năm 2006 và năm 2007 lợi nhuận sau thuế của các CTCK đều tăng mạnh. Phải kể đến 5 CTCK trên TTCK Việt Nam đều đạt được lợi nhuận lớn, lợi nhuận sau thuế của SSI đạt 864 tỷ đồng, ACBS là 332 tỷ đồng, BVSC là 214 tỷ đồng, KLS là 126 tỷ đồng.

Trong các nghiệp vụ cơ bản của một CTCK gồm tự doanh, môi giới, tư vấn tài chính và đầu tư CK, lưu ký CK, bảo lãnh phát hành CK thì tự doanh là mang lại nguồn lợi lớn nhất. Tất nhiên, đó là vào thời điểm giá CK tăng mạnh. Một trong những nguồn thu lớn nhất của các CTCK đến từ nghiệp vụ mơi giới, hiện đang được tính ở mức 0,2- 0,3% tổng giá trị giao dịch của các NĐT , cá biệt có CTCK thu đến 0,5%. Nếu tính trung bình TTCK đạt tổng giá trị giao dịch hơn 1.000 tỉ đồng/phiên thì cứ mỗi phiên 55 CTCK thu được từ 2 đến 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng có một số CTCK nguồn thu lớn đem lại từ nghiệp vụ tự doanh. Trong đó, SSI được xem là CTCK có nghiệp vụ tự doanh mạnh nhất trên thị trường. Năm 2006, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của SSI lên đến 1.786 tỉ đồng, trong khi đầu tư tài chính dài hạn chỉ có 147,8 tỉ đồng.

2.3.1.3. Giai đoạn năm 2008 - 2012

Đây là giai đoạn TTCK có nhiều sự thay đổi lớn, các CTCK chịu ảnh hưởng lớn do sự biến động của thị trường.

Quy mô hoạt động

Trong bối cảnh của tình hình kinh tế xã hội và TTCK trong nước diễn biến không thuận lợi, hoạt động kinh doanh của các CTCK giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 2008 có thêm 24 CTCK đi vào hoạt động, nâng tổng số CTCK lên 102 vào cuối năm 2008. Năm 2009 tổng số CTCK là 105 và giữ nguyên con số này trong năm 2010 và 2011. Sự ra đời của hàng loạt các CTCK tuy đã góp phần đáp ứng được nhu cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo NĐT đang ngày một gia tăng song đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các CTCK phải tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Trên thực tế, các CTCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, BCVS, SBS... đã chiếm khoảng 85% lượng khách hàng, những CTCK mới và quy mô vốn nhỏ gặp khó khăn chiếm 15% thị phần cịn lại.

Để thu hút khách trên thị trường, nhiều CTCK đã mở rộng dịch vụ repo và hạ phí... Tuy nhiên, nóng bỏng hơn cả là cuộc đua hạ phí. Trong giai đoạn này, một số CTCK hạ đến mức thấp nhất. Đặc biệt, nhiều CTCK mới thành lập đã sử dụng hình thức khuyến mại tặng tiền cho khách hàng mở tài khoản giao dịch và trừ dần vào phí giao dịch. Số lượng NĐT lên sàn ngày càng thưa thớt, tình hình giao dịch ảm đạm. Để giữ chân khách hàng khơng đóng tài khoản, nhiều CTCK đã giảm phí giao dịch cho khách hàng từ bình quân 0,4% giá trị giao dịch/ngày xuống còn 0,1%-0,15% giá trị giao dịch/ngày.

Trong giai đoạn này, các CTCK có xu hướng tập trung vào những hoạt động cốt lõi mà CTCK có lợi thế, một số nghiệp vụ khơng mang lại lợi nhuận hoặc lỗ được cơ cấu lại hoặc cắt giảm.

Hiệu quả hoạt động

Sự thua lỗ của CTCK là hình ảnh chung, phù hợp với diễn biến TTCK suy giảm và kém thanh khoản trong năm 2008. Những CTCK có nghiệp vụ chính là mơi giới và tư vấn cũng thua lỗ. Trường hợp CTCK Tầm Nhìn, vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, đủ cho nghiệp vụ môi giới, nhưng sau 2 năm hoạt động, doanh thu năm 2007 và 2008 chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng, khoản lỗ tổng cộng lên đến hơn 13 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu

của công ty này chỉ còn non nửa là 11,2 tỷ đồng. Một số CTCK dù đã đi vào hoạt động từ trước năm 2007, nhưng doanh thu vẫn rất khiêm tốn, thể hiện hoạt động môi giới chưa hiệu quả, như trường hợp của CTCP CK Nam Việt, doanh thu các năm 2007 và 2008 chỉ đạt lần lượt 30 triệu đồng và 277 triệu đồng. Phân tích BCTC năm 2008 tóm tắt cho thấy, các CTCK thua lỗ chủ yếu do hoạt động tự doanh. BVSC phải trích lập các khoản đầu tư lên tới hơn 445 tỷ đồng, VNDS trích 105,8 tỷ đồng, Haseco trích 87,7 tỷ đồng…

Tuy nhiên, năm 2009 và 2010 TTCK có sự phục hồi, lợi nhuận của các công ty được cải thiện. Trong đó, có những con số vượt cả dự tính, nhưng khơng gây ngạc nhiên, khi đặt trong những chuyển biến tích cực trên của thị trường. Một loạt các công ty kết quả đã vượt mục tiêu như HSC, TVS,… Nhưng không phải tất cả các CTCK đều có được những kết quả khả quan, cũng có những cơng ty bị lỗ như Haseco, VPBS.

Năm 2011, trong bối cảnh kinh tế vĩ mơ khơng có nhiều thuận lợi thì các CTCK là khối bị ảnh hưởng nặng nhất. Số lượng CTCK lâm vào tình trạng thua lỗ đến cuối quý 2/2011 vẫn chưa có nhiều cải thiện so với quý 1. Cuối năm 2010 có 20 CTCK hoạt động thua lỗ, trong quý 1/2011 con số này là 62 công ty, đến q 2/2011 một số cơng ty hoạt động có hiệu quả nhưng lỗ luỹ kế đến thời điểm cuối tháng 6/2011 là 61 công ty và đến cuối năm 2011 là 62 CTCK thua lỗ. Nguyên nhân là do diễn biến thị trường xấu khiến doanh thu của các CTCK giảm mạnh trong khi số tiền phải chi cho dự phòng giảm giá CK tăng cao.

Tổng giá trị vốn hóa của các cổ phiếu niêm yết trên Sở đạt 678 ngàn tỷ đồng (khoảng 32,6 tỷ USD) vào cuối năm 2012, chiếm 24%GDP ước tính của năm. Đây là một kết quả khả quan trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết và tâm lý nhà đầu tư trên thị trường. Giá trị giao dịch trung bình năm 2012 đạt 890 tỷ đồng, tăng gần 39% so với năm 2011, tốc độ quay vịng chứng khốn theo khối lượng giao dịch đạt 83,49%. Kết quả này đến từ đợt tăng trưởng mạnh hồi đầu năm và phục hồi nhẹ vào cuối năm. Chỉ số VN Index cả năm tăng 18,21% là mức tăng khá so với các thị trường trong khu vực. Duy trì được quy mơ và mức thanh khoản hợp lý trên thị trường trong điều kiện kinh tế tài chính có nhiều bất ổn là kết quả của những nỗ lực của Sở trong việc thực hiện chiến lược phát triển với mục tiêu đa dạng hóa các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

2.3.2. Hiệu quả hoạt động của 10 cơng ty chứng khốn đại diện cho các cơng ty chứng khốn Việt Nam chứng khốn Việt Nam

Tính đến thời điểm tháng 12/2011 có 26 trong tổng số 105 CTCK có phát hành cổ phiếu, trong đó có 21 cổ phiếu niêm yết trên HNX, 5 cổ phiếu niêm yết trên HOSE.

Tiêu chí để chọn 10 CTCK đại diện cho các CTCK Việt Nam: đã có CK niêm yết tại HOSE, HNX; quy mô về vốn và thời gian thành lập.

 Việc chọn các CTCK đã có CK niêm yết cho thấy mức độ nhận biết của NĐT đối với các công ty này nhiều hơn các CTCK chưa niêm yết. Việc niêm yết CK sẽ giúp các CTCK tuân thủ về quản trị đối với cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và thơng tin tài chính… Các cơng ty này phải tn thủ các chuẩn mực về tính cơng bằng, cơng khai và minh bạch hơn các CTCK còn lại.

 Quy mơ vốn: Các CTCK được chọn có nguồn vốn lớn. Vốn điều lệ của 10 công ty này chiếm hơn 38% vốn điều lệ của tổng các CTCK.

 Thời gian thành lập: Những CTCK chọn phân tích có thời gian thành lập trong thời gian đầu của TTCK Việt Nam và thời gian niêm yết dàn trải từ năm 2006 đến năm 2010. Việc đánh giá các CTCK qua nhiều giai đoạn phát triển của thị trường cho thấy hoạt động kinh doanh trên TTCK từ khi thành lập đến năm 2011.

Bảng 2.5. 10 CTCK đại diện cho các CTCK Việt Nam

TT Tên viết tắt Tên công ty VĐL

(tr.đồng) Năm thành lập CK SGD niêm yết Năm niêm yết KLCP đang lưu hành

1 SSI CTCP CK Sài Gòn 3.511.117 2000 SSI HSX 2007 348.111.742 2 Agriseco CTCP CK Ngân hàng Nông

Nghiệp và Phát triển NT VN 2.120.000 2001 AGR HSX 2009 211.200.000 3 Sacombank - SBS CTCP CK Ngân hàng Sài Gịn Thương tín 1.266.600 2006 SBS HSX 2010 126.660.000 4 HSC CTCP CK TP Hồ Chí Minh 599.997 2003 HCM HSX 2009 99.755.817 5 KLS CTCP CK Kim Long 2.025.000 2006 KLS HNX 2008 202.500.000 6 SHS CTCP CK Sài Gòn –Hà Nội 1.000.000 2007 SHS HNX 2009 100.000.000 7 VNDS CTCP CK VNDIRECT 999.990 2006 VND HNX 2010 99.946.285

8 Vietinbanksc CTCP CK Ngân hàng Công

thương Việt Nam 789.934 2000 CTS HNX 2009 78.068.000 9 BVSC CTCP CK Bảo Việt 722.339 1999 BVS HNX 2006 72.223.837 10 Haseco CTCP CK Hải Phòng 401.306 2003 HPC HNX 2006 39.693.810

(Nguồn: HOSE và HNX)

2.3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong bối cảnh tình hình kinh tế năm 2010 gặp nhiều khó khăn nhưng một số CTCK vẫn hoạt động có lãi ngoại trừ KLS, BVSC và Haseco. Trong 10 cơng ty thì các cơng ty đạt doanh thu cao nhất là Agriseco đạt 1.656 tỷ đồng, SSI đạt 1.503 tỷ đồng và SBS 1.377 tỷ đồng. Tuy đạt doanh thu thấp hơn Agriseco nhưng lợi nhuận sau thuế của SSI đạt trên 688 tỷ đồng, cao hơn gấp 3 lần so với Agriseco.

Đến cuối năm 2011, tình hình kinh doanh của các công ty gặp nhiều khó khăn. Tổng doanh thu của 10 công ty trong năm 2011 giảm gần 25% xuống còn 4.939 tỷ đồng. Năm trong mười cơng ty bị lỗ trong đó 3 cơng ty bị lỗ nặng nhất là SBS lỗ 788 tỷ đồng, SHS lỗ 381 tỷ đồng và VNDS lỗ 203 tỷ đồng. Bên cạnh đó vẫn có một số cơng ty đạt kết quả kinh doanh khá tốt, lợi nhuận của HSC đạt 194 tỷ đồng, tăng 6,64% và Vietinbanksc đạt 64 tỷ đồng, tăng 195,23% so với năm 2010.

Kết quả hoạt động kinh doanh của 10 CTCK trong năm 2012 có những biến đổi khả quan. Tổng doanh thu của 10 công ty năm 2012 đạt hơn 3.781 tỷ đồng. Mặc dù so với năm 2011 tổng doanh thu của 10 công ty trong năm 2012 giảm hơn 23% nhưng 9/10 cơng ty đã làm ăn có lãi. Agriseco, SSI và HSC là 3 công ty đạt doanh thu cao nhất. Về lợi nhuận đạt được, đứng vị trí thứ nhất và thứ hai là SSI và HSC. Mặc dù không đạt doanh thu cao nhưng lợi nhuận của VNDS đứng vị trí thứ ba. Trong năm 2012, hoạt động kinh doanh của SBS đã khả quan hơn nhưng vẫn lỗ hơn 135 tỷ đồng.

Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của 10 CTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty chứng khoán việt nam (Trang 50)