Tình hình hoạt động các cơng ty chứng khốnViệt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty chứng khoán việt nam (Trang 47 - 50)

2.2. Tình hình hoạt động của các cơng ty chứng khốnViệt Nam

2.2.3. Tình hình hoạt động các cơng ty chứng khốnViệt Nam

Vào thời điểm TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương ngày 28/7/2000, trên TTCK Việt Nam có 6 CTCK hoạt động. Đến năm 2001 có 8 CTCK là CTCP CK Bảo Việt vốn điều lệ là 43 tỷ đồng, CTCP CK Sài Gòn vốn điều lệ là 6 tỷ

đồng, CTCP CK Thăng Long vốn điều lệ là 9 tỷ đồng, công ty CK Ngân hàng Á Châu vốn điều lệ là 43 tỷ đồng, công ty CK Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam vốn điều lệ là 55 tỷ đồng, CTCP CK Đệ Nhất vốn điều lệ là 43 tỷ đồng, công ty CK Ngân hàng Công thương Việt Nam vốn điều lệ là 55 tỷ đồng, công ty CK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vốn điều lệ là 60 tỷ đồng. Tổng số vốn điều lệ ban đầu của 8 CTCK là 315 tỷ đồng. Giai đoạn 2000-2002, hoạt động của các CTCK chưa sơi động và chưa đạt được thành tích đáng kể. Năm 2002 có thêm sự ra đời của công ty CK Ngân hàng Ngoại thương với vốn điều lệ là 60 tỷ với đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh CK.

Sang đến năm 2003 có thêm 3 CTCK thành lập đó là CTCP CK Hải Phịng với vốn điều lệ 21,75 tỷ đồng, CTCP CK Mekong vốn điều lệ là 6 tỷ đồng; CTCP CK thành phố Hồ Chí Minh vốn điều lệ là 50 tỷ đồng. Năm 2004 có thêm 1 CTCK thành lập đó là công ty CK Ngân hàng Đông Á với số vốn điều lệ ban đầu là 21 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2005 có tổng cộng là 14 CTCK.

Sau 4 năm hoạt động các CTCK hoạt động có hiệu quả hơn và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu có lãi. Giai đoạn này đã xuất hiện nhiều nhân tố tích cực hỗ trợ các CTCK phát triển và báo hiệu sự bùng nổ trong những năm tiếp theo.

Năm 2005, cả 14 cơng ty đều có lãi. Các CTCK SSI, BVSC, ACB, VCBS... đều có mức lợi nhuận trên 30%. Sự lớn mạnh của các CTCK không chỉ thể hiện qua việc mở rộng quy mô hoạt động ra một số tỉnh thành trong nước như Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ…, mà tiềm lực về vốn và nguồn nhân lực cũng khơng ngừng gia tăng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của thị trường

Giá trị vốn hóa của TTCK tính đến hết năm 2006 tăng hơn 20 lần so với năm 2001, tăng gần 3 lần so với năm 2005. Trong giai đoạn này, mức tăng số lượng các CTCK thấp hơn nhiều so với mức tăng của giá trị vốn hóa của thị trường/GDP và số lượng cơng ty niêm yết. TTCK thu hút được sự quan tâm của đông đảo NĐT và các thành phần kinh tế. Giá cổ phiếu trên thị trường liên tục tăng trong một giai đoạn dài. Bối cảnh chung của nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, xuất hiện nhiều cơ hội phát triển mới từ việc gia nhập WTO, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ được duy trì ở mức hợp lý, đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh. Tất cả những yếu tố này đã tạo niềm tin cho các

NĐT vào TTCK tiềm năng, với những kỳ vọng về các khoản lợi nhuận do thị trường đem lại. Nhiều tổ chức nhanh chóng gia nhập thị trường và mong muốn giành được thị phần lợi nhuận từ TTCK. Do vậy, nhu cầu thành lập CTCK tăng mạnh. Mặt khác, năm 2006 còn là năm bản lề, trước khi Luật Chứng khốn có hiệu lực. Những tổ chức tài chính muốn gia nhập thị trường đứng trước sức ép phải nắm bắt cơ hội trước khi yêu cầu về vốn để thành lập CTCK tăng từ 43 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng theo quy định của Luật Chứng khốn, khi luật này có hiệu lực. Đồng thời, cơ chế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các CTCK mới thành lập sắp được bãi bỏ. Điều này dẫn đến một số lượng lớn hồ sơ nhanh chóng được hồn tất và đệ trình cơ quan chức năng để được hưởng các khoản ưu đãi.

Một nhân tố khác phải tính đến, đó là năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đồng nghĩa với việc phải có lộ trình thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính, CK. Theo đó, ngay từ khi gia nhập WTO, CTCK nước ngồi được góp vốn, liên doanh với đối tác trong nước với tỷ lệ không quá 49%. Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, CTCK nước ngoài được phép thành lập chi nhánh, CTCK 100% vốn nước ngoài. Điều này mở ra triển vọng cho ngành dịch vụ CK tại Việt Nam khi đang chờ đón làn sóng kinh doanh mới từ việc gia nhập WTO. Đồng thời, theo cam kết WTO, cơ quan quản lý khơng có lý do gì để đưa ra hạn chế về số lượng giấy phép kinh doanh, đặc biệt trong hoàn cảnh các cơng ty nước ngồi chưa đến thời điểm được gia nhập thị trường.

Tính đến năm 2008, số lượng CTCK là 102 cơng ty, trong đó có 24 cơng ty được cấp phép trong năm 2008. Quy mô giao dịch trên TTCK không ổn định. Từ những tháng cuối năm 2008, đầu năm 2009 khối lượng và giá trị giao dịch giảm dần, đặc biệt giảm mạnh vào giai đoạn 2010, 2011. Sự bất ổn này là do tác động của nhiều yếu tố:

- Về việc sụt giảm giá trị giao dịch, trước hết là do ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mơ như thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt quá mạnh, các biện pháp về tài khố chống lạm phát làm quy mơ giao dịch giảm từ những tháng đầu năm 2008.

- Do tâm lý của NĐT, đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc niêm yết đều đưa ra những mức giá q cao. Cịn ở phía NĐT cũng kỳ vọng cao. Hai yếu tố này gặp nhau và đẩy thị trường lên rất cao. Và cuối năm 2007, TTCK đã nhận ra điều đó và có

phản ứng. Về khía cạnh NĐT, rõ ràng khơng chấp nhận mua với giá cao nữa. Trong khi việc phát hành tăng vốn hay cổ phần hóa của các cơng ty thì vẫn tiếp tục triển khai và việc phát hành, niêm yết vẫn ở mức giá cao. Khi thị trường không chấp nhận nhưng giá vẫn tiếp tục được đẩy ra cao thì buộc thị trường phải kéo xuống. Chính lý do đó đã làm cho quy mơ giao dịch giảm mạnh.

- Do TTCK thế giới bắt đầu suy giảm mạnh thì Việt Nam khơng tránh khỏi sự ảnh hưởng. TTCK có sự giảm sút kéo dài và chưa có dấu hiệu hồi phục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty chứng khoán việt nam (Trang 47 - 50)