2.2. Tình hình hoạt động của các cơng ty chứng khốnViệt Nam
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các cơng ty chứng khốnViệt Nam
Kể từ khi TTCK chính thức đi vào hoạt động với 2 CTCK làm thành viên của HOSE, thì đến cuối năm 2000 có 7 CTCK hoạt động.
Số lượng các CTCK đến năm 2003 cũng mới chỉ có 12 cơng ty với tổng vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ CK.
tranh chung của TTCK Việt Nam năm 2005 có sự khởi sắc, quy mô thị trường được mở rộng. Đây là một cơ hội lớn cho các CTCK phát triển mạnh. Qua 5 năm hoạt động đã có 14 CTCK được thành lập và hoạt động trên TTCK.
Giai đoạn 2006-2007 là thời kì bùng nổ mạnh mẽ của TTCK và CTCK. Tính đến cuối năm 2006 số lượng CTCK đã tăng lên 55 và sang năm 2007 là 78. Theo đà phát triển, đến cuối năm 2008 đã có 102 CTCK.
Năm 2009, trên TTCK có 105 CTCK hoạt động trong đó có 102 cơng ty là thành viên giao dịch của HOSE và HNX với tổng số vốn điều lệ đạt 35.092 tỷ đồng.
Số lượng CTCK năm 2010, 2011 khơng có sự thay đổi trong tình hình TTCK có rất nhiều sự biến động. Nhưng đến năm 2012, UBCKNN đã đặt 11 CTCK vào diện kiểm soát đặc biệt, 3 CTCK vào diện kiểm soát, 4 CTCK rút nghiệp vụ môi giới, 1 CTCK rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, 2 CTCK rút nghiệp vụ tự doanh, 3 CTCK bị đình chỉ hoạt động và 4 CTCK bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.
Bảng 2.1. Số lượng cơng ty chứng khốn qua các năm
Năm Số lượng CTCK 1999 2 2000 7 2001 8 2002 9 2003 12 2004 13 2005 14 2006 55 2007 78 2008 102 2009 105 2010 105 2011 105 2012 103 (Nguồn: UBCKNN)
Hình 2.2. Số lượng cơng ty chứng khốn qua các năm
2.2.2. Các loại hình cơng ty chứng khốn Việt Nam
Việc phân loại CTCK có thể dựa trên một số tiêu chí như loại hình doanh nghiệp, quy mơ vốn, nguồn gốc vốn và số lượng nghiệp vụ thực hiện.
Phân theo loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của Luật CK ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006, số 70/2006/QH 11, CTCK được tổ chức dưới hình thức cơng ty TNHH hoặc CTCP theo quy định của Luật doanh nghiệp. UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho CTCK, giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trên TTCK có 105 CTCK trong đó: 97 CTCK là cơng ty cổ phần và 8 CTCK là cơng ty TNHH, có 26 CTCK niêm yết trên HNX, HOSE và 2 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Bảng 2.2. Các cơng ty chứng khốn phân theo loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp Số lượng
Công ty trách nhiệm hữu hạn: 8
Cơng ty cổ phần
Trong đó: - Niêm yết tại HNX - Niêm yết tại HOSE - Niêm yết tại UPCoM
97 21 5 2 Tổng 105 (Nguồn: UBCKNN) 2 7 8 9 12 13 14 55 78 102 105 105 105 103 0 20 40 60 80 100 120 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng CTCK Số lượng CTCK Năm
Phân theo vốn điều lệ
Căn cứ theo vốn pháp định đối với từng hoạt động KDCK, các CTCK được phân chia theo các mức vốn điều lệ
Bảng 2.3. Các cơng ty chứng khốn phân theo vốn điều lệ
ĐVT: Triệu đồng STT Mức vốn Số công ty Vốn điều lệ Tỷ lệ 1 Dưới 35 tỷ đồng 3 67.823 0.19% 2 Từ 35 tỷ - dưới 300 tỷ đồng 61 7.907.420 22.53% 3 Từ 300 tỷ - dưới 1.000 tỷ đồng 35 15.694.452 44.72% 4 Trên 1.000 tỷ đồng 6 11.422.717 32.55% Tổng cộng 105 35.092.413 100.00% (Nguồn: UBCKNN)
Phân theo số lượng nghiệp vụ kinh doanh thực hiện
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CK là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Mỗi nghiệp vụ kinh doanh CK đều có quy định về vốn pháp định, tùy theo vốn điều lệ của CTCK mà cơng ty có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các nghiệp vụ kinh doanh CK, bao gồm: Môi giới, Tự doanh, Bảo lãnh phát hành và Tư vấn đầu tư
Trong 105 CTCK, có 38 cơng ty được thực hiện cả 4 nghiệp vụ, 30 công ty thực hiện 3 nghiệp vụ, 33 công ty thực hiện 2 nghiệp vụ và chỉ có 4 cơng ty thực hiện 1 nghiệp vụ môi giới hoặc tư vấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 3.81%.
Bảng 2.4. Các CTCK phân theo số lượng nghiệp vụ kinh doanh thực hiện
Số lượng nghiệp vụ Số CTCK Tỷ lệ 1 4 3.81% 2 33 31.43% 3 30 28.57% 4 38 36.19% Tổng cộng 105 100.00% (Nguồn: UBCKNN)
2.2.3. Tình hình hoạt động các cơng ty chứng khốnViệt Nam
Vào thời điểm TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương ngày 28/7/2000, trên TTCK Việt Nam có 6 CTCK hoạt động. Đến năm 2001 có 8 CTCK là CTCP CK Bảo Việt vốn điều lệ là 43 tỷ đồng, CTCP CK Sài Gòn vốn điều lệ là 6 tỷ
đồng, CTCP CK Thăng Long vốn điều lệ là 9 tỷ đồng, công ty CK Ngân hàng Á Châu vốn điều lệ là 43 tỷ đồng, công ty CK Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam vốn điều lệ là 55 tỷ đồng, CTCP CK Đệ Nhất vốn điều lệ là 43 tỷ đồng, công ty CK Ngân hàng Công thương Việt Nam vốn điều lệ là 55 tỷ đồng, công ty CK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vốn điều lệ là 60 tỷ đồng. Tổng số vốn điều lệ ban đầu của 8 CTCK là 315 tỷ đồng. Giai đoạn 2000-2002, hoạt động của các CTCK chưa sơi động và chưa đạt được thành tích đáng kể. Năm 2002 có thêm sự ra đời của công ty CK Ngân hàng Ngoại thương với vốn điều lệ là 60 tỷ với đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh CK.
Sang đến năm 2003 có thêm 3 CTCK thành lập đó là CTCP CK Hải Phịng với vốn điều lệ 21,75 tỷ đồng, CTCP CK Mekong vốn điều lệ là 6 tỷ đồng; CTCP CK thành phố Hồ Chí Minh vốn điều lệ là 50 tỷ đồng. Năm 2004 có thêm 1 CTCK thành lập đó là công ty CK Ngân hàng Đông Á với số vốn điều lệ ban đầu là 21 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2005 có tổng cộng là 14 CTCK.
Sau 4 năm hoạt động các CTCK hoạt động có hiệu quả hơn và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu có lãi. Giai đoạn này đã xuất hiện nhiều nhân tố tích cực hỗ trợ các CTCK phát triển và báo hiệu sự bùng nổ trong những năm tiếp theo.
Năm 2005, cả 14 cơng ty đều có lãi. Các CTCK SSI, BVSC, ACB, VCBS... đều có mức lợi nhuận trên 30%. Sự lớn mạnh của các CTCK không chỉ thể hiện qua việc mở rộng quy mô hoạt động ra một số tỉnh thành trong nước như Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ…, mà tiềm lực về vốn và nguồn nhân lực cũng khơng ngừng gia tăng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của thị trường
Giá trị vốn hóa của TTCK tính đến hết năm 2006 tăng hơn 20 lần so với năm 2001, tăng gần 3 lần so với năm 2005. Trong giai đoạn này, mức tăng số lượng các CTCK thấp hơn nhiều so với mức tăng của giá trị vốn hóa của thị trường/GDP và số lượng cơng ty niêm yết. TTCK thu hút được sự quan tâm của đông đảo NĐT và các thành phần kinh tế. Giá cổ phiếu trên thị trường liên tục tăng trong một giai đoạn dài. Bối cảnh chung của nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, xuất hiện nhiều cơ hội phát triển mới từ việc gia nhập WTO, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ được duy trì ở mức hợp lý, đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh. Tất cả những yếu tố này đã tạo niềm tin cho các
NĐT vào TTCK tiềm năng, với những kỳ vọng về các khoản lợi nhuận do thị trường đem lại. Nhiều tổ chức nhanh chóng gia nhập thị trường và mong muốn giành được thị phần lợi nhuận từ TTCK. Do vậy, nhu cầu thành lập CTCK tăng mạnh. Mặt khác, năm 2006 còn là năm bản lề, trước khi Luật Chứng khốn có hiệu lực. Những tổ chức tài chính muốn gia nhập thị trường đứng trước sức ép phải nắm bắt cơ hội trước khi yêu cầu về vốn để thành lập CTCK tăng từ 43 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng theo quy định của Luật Chứng khốn, khi luật này có hiệu lực. Đồng thời, cơ chế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các CTCK mới thành lập sắp được bãi bỏ. Điều này dẫn đến một số lượng lớn hồ sơ nhanh chóng được hồn tất và đệ trình cơ quan chức năng để được hưởng các khoản ưu đãi.
Một nhân tố khác phải tính đến, đó là năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đồng nghĩa với việc phải có lộ trình thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính, CK. Theo đó, ngay từ khi gia nhập WTO, CTCK nước ngồi được góp vốn, liên doanh với đối tác trong nước với tỷ lệ không quá 49%. Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, CTCK nước ngoài được phép thành lập chi nhánh, CTCK 100% vốn nước ngoài. Điều này mở ra triển vọng cho ngành dịch vụ CK tại Việt Nam khi đang chờ đón làn sóng kinh doanh mới từ việc gia nhập WTO. Đồng thời, theo cam kết WTO, cơ quan quản lý khơng có lý do gì để đưa ra hạn chế về số lượng giấy phép kinh doanh, đặc biệt trong hoàn cảnh các cơng ty nước ngồi chưa đến thời điểm được gia nhập thị trường.
Tính đến năm 2008, số lượng CTCK là 102 cơng ty, trong đó có 24 cơng ty được cấp phép trong năm 2008. Quy mô giao dịch trên TTCK không ổn định. Từ những tháng cuối năm 2008, đầu năm 2009 khối lượng và giá trị giao dịch giảm dần, đặc biệt giảm mạnh vào giai đoạn 2010, 2011. Sự bất ổn này là do tác động của nhiều yếu tố:
- Về việc sụt giảm giá trị giao dịch, trước hết là do ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mơ như thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt quá mạnh, các biện pháp về tài khố chống lạm phát làm quy mơ giao dịch giảm từ những tháng đầu năm 2008.
- Do tâm lý của NĐT, đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc niêm yết đều đưa ra những mức giá q cao. Cịn ở phía NĐT cũng kỳ vọng cao. Hai yếu tố này gặp nhau và đẩy thị trường lên rất cao. Và cuối năm 2007, TTCK đã nhận ra điều đó và có
phản ứng. Về khía cạnh NĐT, rõ ràng khơng chấp nhận mua với giá cao nữa. Trong khi việc phát hành tăng vốn hay cổ phần hóa của các cơng ty thì vẫn tiếp tục triển khai và việc phát hành, niêm yết vẫn ở mức giá cao. Khi thị trường không chấp nhận nhưng giá vẫn tiếp tục được đẩy ra cao thì buộc thị trường phải kéo xuống. Chính lý do đó đã làm cho quy mơ giao dịch giảm mạnh.
- Do TTCK thế giới bắt đầu suy giảm mạnh thì Việt Nam khơng tránh khỏi sự ảnh hưởng. TTCK có sự giảm sút kéo dài và chưa có dấu hiệu hồi phục.
2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động của các cơng ty chứng khốn Việt Nam
2.3.1. Hiệu quả hoạt động của các cơng ty chứng khốn Việt Nam 2.3.1.1. Giai đoạn 2000 – 2005 2.3.1.1. Giai đoạn 2000 – 2005
Quy mô hoạt động
TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 – 2003 là thời kỳ mới bắt đầu hoạt động và thị trường cịn sơ khai. Chính vì vậy số lượng các cơng ty niêm yết chưa nhiều, vốn hố thị trường thấp, khối lượng giao dịch thấp.
Năm 2004 và 2005 quy mô hoạt động của các CTCK dần được mở rộng. Đến năm 2005, có 14 CTCK quản lý khoảng 30.000 tài khoản NĐT tương đương mỗi CTCK quản lý hơn 2.000 tài khoản. Các CTCK không ngừng mở rộng hoạt động nghiệp vụ.
Hiệu quả hoạt động
Trong giai đoạn này, các CTCK có kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển khả quan. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các loại hình dịch vụ và tiện ích phục vụ NĐT cũng ngày càng được nâng cấp và đa dạng hóa. Các mơ hình đầu tư mới như quỹ đầu tư CK, hợp đồng mua lại trái phiếu, cổ phiếu có kỳ hạn… cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường, làm phong phú thêm hàng hóa để NĐT lựa chọn. Các dịch vụ gia tăng giá trị như liên kết tài khoản với ngân hàng, báo giá CK qua điện thoại, theo dõi giao dịch CK trực tuyến, đặt lệnh giao dịch qua điện thoại, internet… được các CTCK đưa vào áp dụng ngày càng nhiều, đem lại lợi ích thiết thực cho NĐT. Nguồn vốn điều lệ của các CTCK đã lên tới trên 810 tỷ đồng, HĐKD đã ổn định hơn sau một số năm đầu khó khăn, đến năm 2005 các CTCK đều có lãi và đã thực hiện trích quỹ dự phịng tài chính để tăng vốn điều lệ.
chủ động triển khai mạnh hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, thực hiện đấu giá phát hành cổ phiếu qua CTCK, tư vấn niêm yết và phát hành bổ sung tăng vốn qua TTCK. Trong năm 2004, các CTCK đã làm đại lý phát hành cổ phiếu cho gần 20 cơng ty và tư vấn cổ phần hố cho gần 100 doanh nghiệp, tư vấn niêm yết mới và niêm yết bổ sung cho 10 doanh nghiệp, đây là đóng góp của các CTCK trong tiến trình đẩy mạnh cổ phần hố DNNN của nhà nước; có 6/13 CTCK triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư với tổng giá trị CK trong danh mục trên 240 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các CTCK đã thực hiện bảo lãnh phát hành với tổng giá trị là 9.034 tỷ đồng.
+ Về kết quả kinh doanh: Hầu hết các CTCK đều có lãi. So với năm 2003 doanh thu tự doanh tăng 8 lần (tự doanh trái phiếu chiếm 90% tổng giá trị tự doanh), doanh thu môi giới tăng 3 lần và doanh thu tư vấn tăng 1,6 lần.
+ Về tiềm năng phát triển: các CTCK bắt đầu xác định thế mạnh nghiệp vụ của từng công ty. Một số CTCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ như CTCP CK Sài Gịn, cơng ty CK Ngân hàng Công thương.
+ Các tổ chức kinh doanh CK đã thành lập Hiệp hội để phối hợp hoạt động giữa các hội viên và thúc đẩy phát triển TTCK, bước đầu đã tham gia nghiệp vụ cho các nhân viên hành nghề.
Năm 2005, doanh thu và lợi nhuận sau thuế các CTCK tiếp tục gia tăng. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của các CTCK đều có kết quả tăng vọt so với năm 2004. Trong năm 2005, thu nhập từ hoạt động môi giới tăng 40% , các hoạt động bảo lãnh phát hành, môi giới trái phiếu tăng mạnh, gấp ba lần so với năm 2004. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tư vấn cổ phần hóa là xác định giá trị doanh nghiệp, bán đấu giá cổ phần lần đầu… phát triển rất mạnh trong năm. Thu nhập từ hoạt động này tăng hơn 10 lần so năm 2004. Trong năm 2005, vốn điều lệ của ACBS cũng được nâng lên 100 tỷ đồng, đưa ACBS trở thành một trong các CTCK có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam. Đối với BVSC cũng đã đạt được những thành tích đáng kể, hầu hết lợi nhuận các lĩnh vực kinh doanh đều vượt từ 120% đến 200% so với năm 2004, đặc biệt hoạt động đại lý và bảo lãnh phát hành đạt trên 300%.
2.3.1.2. Giai đoạn 2006 - 2007 Quy mô hoạt động Quy mô hoạt động
Từ 8.700 tài khoản NĐT trong năm 2001, đến năm 2006 số lượng tài khoản đã tăng lên gấp hơn 8 lần. Trong năm 2007 số lượng tài khoản tiếp tục tăng lên, gấp 4 lần so với năm 2006. Và đến đầu năm 2008 là 383.980 tài khoản. Giá trị thị trường tăng mạnh, số lượng hàng hóa lớn địi hỏi các định chế tài chính trung gian có tiềm lực tài