2.1.1. Lịch s hình thành và phát triển
Vào những năm đầu thập niên 90, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như nhu cầu thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, sự ra đời và phát triển TTCK là một địi hỏi cấp thiết trong cơng cuộc đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Khởi đầu cho việc xây dựng TTCK Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc NHNN với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo từng bước thích hợp. Đến tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về CK và TTCK.
Trước những đòi hỏi thực tế của nền kinh tế thị trường Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 về việc thành lập UBCKNN, một cơ quan quản lý và thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển TTCK và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về CK và TTCK. Tiếp theo đó, Nghị định 48/1998/CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về CK và TTCK ra đời, đây được coi là văn bản quan trọng của Chính phủ trong việc điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực CK ở nước ta.
Trên cơ sở các văn bản, TTGDCK Hà Nội (HaSTC) và TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HoSTC) được thành lập theo Quyết định 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp hoạt động của các ban ngành liên quan như: NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương, UBCKNN đã tiến hành chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho sự ra đời và vận hành của TTGDCK.
Ngày 20/7/2000, HoSTC khai trương hoạt động với 2 cổ phiếu là REE và SAM cùng với 3 CTCK thành viên, giá trị giao dịch ở mức 70 triệu đồng/ phiên. HaSTC chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường
giao dịch CK niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Ngày 11/05/2007, theo Quyết định 599/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, HoSTC được chuyển đổi thành SGDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và ngày 02/01/2009, HaSTC được chuyển đổi, tổ chức lại thành SGDCK Hà Nội (HNX) theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ. HNX chính thức ra mắt vào ngày 24/6/2009.
2.1.2. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong những năm đầu, TTCK Việt Nam còn non trẻ, số NĐT tham gia thị trường cịn ít, khơng nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đến việc thành lập các CTCK. TTCK phát triển chậm, khơng có biến động lớn. Đến 05/05/2001 mới chỉ có 5 cơng ty niêm yết và 7 CTCK hoạt động tại TTGDCK.
TTCK Việt Nam tiếp tục phát triển chậm chạp trong các năm tiếp theo. Số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường không cao với 73 cổ phiếu, giá trị vốn hóa không lớn. Thị trường chỉ có 14.000 NĐT. Số lượng NĐT là tổ chức và NĐT nước ngồi khơng lớn. Tình trạng trên là do TTCK chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Năm 2004 và 2005, TTCK có những chuyển biến tích cực. Index liên tục tăng. Qua 5 năm HoSTC đã vận hành hệ thống giao dịch thơng suốt và an tồn trên 1.000 phiên giao dịch, với giá trị giao dịch bình qn phiên của tồn thị trường liên tục tăng từ 1,4 tỷ đồng trong năm 2000 lên 81 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2005. Bức tranh chung của TTCK Việt Nam năm 2005 có sự khởi sắc, quy mô thị trường được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị CK niêm yết, số lượng NĐT tăng 35%, lòng tin của NĐT đối với TTCK được nâng lên. Cũng trong năm 2005 HaSTC chính thức đi vào hoạt động là một động lực lớn cho TTCK và cũng là một cơ hội lớn cho các CTCK.
Giai đoạn 2006-2007 là thời kì bùng nổ mạnh mẽ của TTCK nói chung và CTCK nói riêng. Sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mở rộng nghiệp vụ của các CTCK. Năm 2001 chỉ có 8.700 tài khoản NĐT, năm 2006 tăng lên 72.700 tài khoản, năm 2007 là 303.980 tài khoản và đến đầu năm 2008 là 383.980 tài khoản.
Tuy nhiên, cơn bão tài chính năm 2008 và 2009 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành CK nói riêng. Chỉ số CK VN-Index đã sụt giảm
nghiêm trọng từ 1100 điểm vào tháng 3/2007 xuống cịn 240 điểm vào tháng 02/2009. Chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất tăng cao khiến các NĐT đã gửi tiền mặt vào ngân hàng, đồng nghĩa với việc thị phần của các CTCK bị thu hẹp nhanh chóng. Phiên giao dịch kết thúc năm 2009, chỉ số VN-Index đạt 494,8 điểm với khối lượng giao dịch là 70.456.188 cổ phiếu và giá trị giao dịch đạt trên 3.014 tỷ đồng.
Năm 2010, Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tại HOSE, qua 250 phiên giao dịch trong năm 2010, tổng khối lượng khớp lệnh và thỏa thuận đạt mức 11.849 triệu CK, tương đương 380.686 tỷ đồng, tính bình qn mỗi phiên có 47,4 triệu CK, tương đương 1.522 tỷ đồng được giao dịch, tăng 7,2% về khối lượng nhưng giảm 11,7% về giá trị so với năm 2009. Trái với năm 2009, chỉ số VN-Index dao động khá ổn định trong suốt năm 2010. VN-Index khởi đầu năm ở mức 494,77điểm, tăng lên mức cao nhất 549,51 điểm vào ngày 06/5/2010, rồi giảm về mức thấp nhất là 423,89 điểm vào ngày 25/8/2010 và kết thúc năm ở mức 484,66 điểm giảm 2% so với cuối năm 2009 .
Tại HNX, qua 250 phiên giao dịch trong năm 2010, tổng số lượng công ty niêm yết là 367, tăng 42,8% so với năm trước. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 8.755 triệu cổ phiếu tương đương 241.695 tỷ đồng, tính bình qn mỗi phiên có 35 triệu cổ phiếu được giao dịch với giá trị tương đương là 967 tỷ đồng, tăng 52% về khối lượng giao dịch và tăng 22,42% về giá trị giao dịch. HNX-Index khởi đầu năm ở mức 179,84 điểm, tăng lên mức cao nhất 187,22 điểm vào ngày 7/5/2010, rồi giảm về mức thấp nhất là 97,44 điểm vào ngày 16/11/2010 và giảm hơn 32% so với năm 2009, đóng cửa tại mức 114,24 điểm.
TTCK Việt Nam năm 2011 biến động theo xu hướng khác so với năm 2010. Nếu như trong năm 2010 xu hướng chủ đạo là biến động đi ngang với khối lượng giao dịch trung bình khoảng 47 triệu cổ phiếu, thì xu hướng chính của năm 2011 là giảm điểm với các phiên giảm liên tục cùng với thanh khoản giảm 43% so với năm trước. Phiên giao dịch cuối cùng, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mức thấp nhất trong năm 351,55 điểm còn HNX-Index tại 58,74 điểm, sát mức đáy mới được thiết lập ngày 27/12/2011. Như vậy nếu so với cuối năm 2010, các chỉ số đã giảm lần lượt 28% và 49%. Nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm là nhóm ngành CK và bất động sản. Trong
đó, có khá nhiều mã cổ phiếu đã mất đến 80-90% giá trị so với thời điểm đầu năm. Nếu như cuối năm 2010 tồn thị trường có 75 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ có giá thấp hơn mệnh giá thì đến cuối năm 2011 số lượng đã tăng lên tới 434 mã, chiếm 62% toàn thị trường trong số đó có tới 42% dưới 5.000 đồng. Cùng với đó giá trị vốn hóa của tồn thị trường cũng chỉ đạt 535 nghìn tỷ đồng, giảm 25% so với 2010 và tương đương 21% GDP.
Hình 2.1. Diễn biến TTCK Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2012
(Nguồn: www.stockbiz.vn )