Khủng hoảng kinh tế tài chính tại Thái Lan:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3 Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

1.3.1 Khủng hoảng kinh tế tài chính tại Thái Lan:

Trước tình hình các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả, cùng với nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán khi thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng tăng, người dân và các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn ra khỏi ngân hàng và các cơng ty tài chính. Người dân và nhà đầu tư ồ ạt rút vốn làm phá sản hàng loạt ngân hàng tại Thái Lan. Sự phá sản của các doanh nghiệp càng thúc đẩy quá trình phá sản ngân hàng. Bảng 1.2 cho thấy chỉ trong vòng 1 năm, trong số 108 ngân hàng Thái Lan có 64 ngân hàng có vấn đề, chiếm tỷ trọng 59%; trong đó, 56 ngân hàng bị đình chỉ hoạt động, 4 ngân hàng bị quốc hữu hóa hoặc Chính phủ giám sát và 4 ngân hàng bị bán cho Công ty nước ngoài.

Nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tại Thái Lan bắt nguồn từ những bất ổn bên trong nền kinh tế như: doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, quốc gia có nguy cơ mất khả năng thanh tốn, làm suy giảm niềm tin của người dân và các nhà đầu tư vào khả năng chi trả của hệ thống ngân hàng, do đó họ rút tiền hàng loạt. Việc bị rút tiền ồ ạt trong khi đã suy giảm hiệu quả nghiêm trọng, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình qn chỉ cịn 0,99%/năm trong khi lãi suất tiền gửi là 10,25%/năm (Nguyễn Thiện Nhân, 2002) khiến cho hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng. Bên cạnh đó là việc đầu tư vào bất động sản quá mức nghiêm trọng vì sự can thiệp của các nhà chính trị đã cản trở sự kiểm sốt thơng thường của các ngân hàng. Hậu quả là các ngân hàng, cơng ty tài chính, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, kinh tế quốc gia suy thoái.

Để phục hồi nền kinh tế, Thái Lan tiến hành cải cách lĩnh vực tài chính thơng qua việc thành lập Ủy ban quốc gia tái cơ cấu tài chính, Cơng ty quản lý nợ, Quỹ phát triển các tổ chức tài chính và ban hành Luật phá sản; đồng thời tiến hành cải cách chính trị thơng qua một Hiến pháp mới.

Bài học từ khủng hoảng tại Thái Lan

Các đợt tấn công đầu cơ vào đồng Bath xảy ra khiến Chính phủ phải bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách sử dụng dự trữ ngoại tệ. Khi dự trữ ngoại tệ cạn kiệt,

Thái Lan buộc thả nổi tỷ giá. Sự phá giá đồng nội tệ cùng với lãi suất gia tăng làm nhiều doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ khơng cịn khả năng chi trả. Khó khăn của doanh nghiệp nhanh chóng trở thành khó khăn của ngân hàng và khủng hoảng ngân hàng xảy ra.

Bên cạnh đó, tự do hóa tài chính được đẩy mạnh, cùng với chính sách duy trì tỷ giá cố định khiến nhiều dịng vốn nước ngồi chảy vào Thái Lan, chủ yếu là dòng vốn ngắn hạn. Các ngân hàng trong nước nhận được nguồn vốn dễ dàng nên đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp mà lơ là trong việc thẩm định, kiểm soát khoản vay. Kết quả là nhiều doanh nghiệp vay nợ ngắn hạn để đầu tư các dự án dài hạn nhiều rủi ro. Khi xảy ra các dấu hiệu khủng hoảng, nền kinh tế rơi vào khó khăn, doanh nghiệp khơng có nguồn trả nợ.

Phân tích trên khía cạnh giám sát ngân hàng cho thấy ngân hàng trung ương chưa làm tròn vai trò giám sát đối với các tổ chức tín dụng khi khơng kiểm sốt được tình trạng cho vay rủi ro của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)