Nâng cao mức phạt vi phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

3.2 Một số kiến nghị

3.2.8 Nâng cao mức phạt vi phạm

Đối với những vi phạm trong hoạt động huy động vốn, chế tài thường được sử dụng là biện pháp xử phạt hành chính. Mức phạt hành chính đối với hoạt động tiền tệ và ngân hàng được thực hiện theo Nghị định số 202/2004/NĐ – CP ngày 10/12/2004 và bổ sung bởi Nghị định số 95/2011/NĐ – CP ngày 20/10/2011. Tuy nhiên, Nghị định 95/2011/NĐ – CP không bổ sung quy định đối với những vi phạm trong hoạt động huy động vốn. Do đó, mức phạt hành chính được duy trì khơng thay đổi trong 8 năm qua có thể làm cho chi phí lách luật của ngân hàng giảm theo thời gian do sự mất giá của đồng tiền. Như vậy, để tạo ra tính răn đe hợp lý NHNN nên điều chỉnh mức phạt vi phạm hành chính ở mức cao hơn.

Bên cạnh đó, NHNN cần thêm những hình phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm hoạt động huy động vốn, nhằm tạo mối tương quan về chi phí lách luật giữa hành vi huy động vốn sai quy định và việc không đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, tránh trường hợp NHTM chấp nhận vi phạm huy động vốn để đáp ứng các tiêu chí an tồn hoạt động để không bị áp dụng các biện pháp chế tài nặng hơn đối với việc khơng đáp ứng được các tiêu chí an tồn hoạt động. Một số hình phạt bổ sung như hạn chế mở rộng tín dụng, mở rộng phạm vi và nội dung hoạt động đối với các ngân hàng không tuân thủ các tỷ lệ an tồn.

NHNN cần có biện pháp chế tài đối với các ngân hàng không đáp ứng các quy định an toàn. Chẳng hạn, đối với vốn điều lệ, các ngân hàng nào không đáp ứng kịp

thời vốn điều lệ theo quy định sẽ được xếp loại thấp, áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn, dự trữ thanh khoản cao hơn, hạn chế cho vay,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)