8. Cấu trúc luận văn
2.1 Tổ chức, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng Việt Nam
Hoạt động TTGSNH ở Việt Nam hiện được thực hiện bởi cơ quan TTGSNH của NHNN Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ V/v Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Vụ thanh tra các TCTD trong nước - Vụ thanh tra các TCTD nước ngoài
- Vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng
- Vụ giám sát ngân hàng
- Vụ chính sách an tồn hoạt động ngân hàng
- Vụ quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng - Văn phòng
- Cục phòng, chống rửa tiền
CQTTGS ngân hàng là cơ quan trực thuộc NHNN Việt Nam, thực hiện chức năng thanh tra, giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN.
Sau đó, Luật NHNN năm 2010 đã bổ sung chức năng giám sát ngân hàng, bao gồm các hoạt động giám sát chấp hành quy định pháp luật, phân tích tình hình tài
chính, hoạt động quản trị điều hành và mức độ rủi ro của đối tượng được giám sát; phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm của các TCTD.
Chức năng, nhiệm vụ của CQTTGS trong hoạt động giám sát ngân hàng được minh họa qua Hình 2.1.
Hình 2.1: Sơ đồ chức năng nhiệm vụ giám sát của CQTTGS
Nguồn: Thủ tướng (2009), Quyết định 83/2009/QĐ-TTg
Theo sơ đồ chức năng này, giám sát ngân hàng bao gồm quá trình xây dựng khung chính sách cho hoạt động giám sát, đây có thể xem là quá trình tạo ra luật chơi chung cho toàn thị trường và quá trình thực thi giám sát nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng thực hiện luật chơi đã được đưa ra.
Theo khung pháp lý, hoạt động giám sát hiện được định hướng vào hai mục tiêu chính: đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng và đảm bảo hệ thống ngân hàng là một kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Hai mục tiêu này được thực hiện thông qua hai nội dung: giám sát hành vi và giám sát sức khỏe.
Giám sát hành vi còn gọi là giám sát tuân thủ, là việc tập trung phát hiện những hành vi vi phạm của ngân hàng, nhằm đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và duy trì một sân chơi công bằng và minh bạch cho tất cả các NHTM.
Giám sát sức khỏe còn được gọi là giám sát theo rủi ro tập trung phát hiện phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro liên quan đến mỗi NHTM nói riêng và của cả hệ thống nói chung, nhằm đảm bảo sự lành mạnh và phát triển bền vững của hệ thống.
Để thực hiện được hai nội dung giám sát trên CQTTGS ngân hàng sử dụng phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
Quy trình giám sát từ xa được thể hiện ở Phụ lục 2 và Quy trình thanh tra tại
chỗ thể hiện ở Phụ lục 3.
2.1.2 Khung chính sách dành cho hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam
Căn cứ Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ V/v Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010 có thể khái quát khung chính sách dành cho hoạt động giám sát như Hình 2.2.
Hình 2.2: Khung chính sách phục vụ cho hoạt động giám sát ngân hàng
Nguồn: Thủ tướng (2009), Quyết định 83/2009/QĐ-TTg và Quốc Hội (2010), Luật số 46/2010/QH1
Khung chính sách dành cho hoạt động giám sát có thể xem là hệ thống những luật chơi với những yêu cầu tuân thủ và biện pháp chế tài xử lý vi phạm dành riêng cho sân chơi chung của các ngân hàng.
2.1.3 Nội dung giám sát của CQTTGSNH đối với các NHTM Việt Nam 2.1.3.1 Nội dung giám sát từ xa 2.1.3.1 Nội dung giám sát từ xa
Nội dung giám sát từ xa được thực hiện theo Quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 398/1999/QĐ – NHNN3 ngày 09/11/1999.
Căn cứ vào các báo cáo cân đối tài khoản kế toán, các chỉ tiêu báo cáo thống kê ngoài cân đối và các loại báo cáo khác do TCTD gửi đến theo chế độ báo cáo thống kê đối với các TCTD, thanh tra Ngân hàng xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động đối với các TCTD theo các nội dung sau:
Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có Chất lượng tài sản Có • Quy định về thực thi giám sát. • Quy định về xử lý/ thu hồi giấy phép • Quy định về an tồn trong hoạt động • Quy định về cấp phép và thành lập ngân hàng NHTM phải đủ điều kiện gia nhập ngành NHTM chịu chi phối bởi luật chơi chung NHTM chịu sự giám sát việc thực hiện luật chơi NHTM bị xử lý hoặc bị loại ra khỏi thị trường khi vi phạm
Vốn tự có
Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh
Việc thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các qui định khác của pháp luật
Các vấn đề liên quan khác
Các nội dung trên cho thấy NHNN đã áp dụng lý thuyết CAMELS trong giám sát từ xa theo tiêu chuẩn Basel. Nội dung chi tiết thể hiện ở Phụ lục 4.
2.1.3.2 Nội dung thanh tra tại chỗ
Thanh tra ngân hàng tiến hành xem xét các vấn đề sau: + Cơng tác kiểm tốn nội bộ của ngân hàng
+ Kiểm kê tồn quỹ tiền mặt, giấy tờ có giá và các loại tài sản có giá khác.
+ Kiểm tra tính chính xác của Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo thống kê ngân hàng gửi thanh tra.
+ Kiểm tra các khoản thu lãi và trả lãi.
+ Kiểm tra việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng.
+ Kiểm tra một số hồ sơ cho vay lớn về tư cách người vay, thẩm định khoản vay, phân tích tài chính khách hàng, tình hình trả nợ vay, tài sản thế chấp, vốn tự có tham gia vào phương án,…
2.1.4 Xử lý kết quả thanh tra
Dựa trên kết quả thanh tra, thanh tra ngân hàng tiến hành lượng hóa các chỉ tiêu và tính điểm để xếp hạng các TCTD. Theo lý thuyết CAMELS, có khoảng 500 chỉ số chuẩn tắc để tính điểm khi đánh giá hoạt động của NHTM.
Một số chỉ số được áp dụng ở Việt Nam theo Quyết định số 06/2008/QĐ- NHNN ngày 12/03/2008 của NHNN Việt Nam V/v Ban hành quy định xếp loại NHTM cổ phần là:
+ Vốn tự có: mức điểm tối đa 15, tối thiểu – 3
+ Chất lượng Tài sản: mức điểm tối đa là 35 điểm, tối thiểu là 0 điểm + Năng lực quản trị: mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm
+ Kết quả hoạt động kinh doanh: mức điểm tối đa là 20 điểm, tối thiểu là 0 điểm
+ Khả năng thanh khoản: mức điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là 0 điểm NHTM được xếp hạng căn cứ trên tổng số điểm đạt được trên thang điểm 100. + NHTMCP xếp loại A: có tổng số điểm đạt từ 80 trở lên và có điểm số của từng chỉ tiêu trên không thấp hơn 65% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó.
+ NHTMCP xếp loại B: có tổng số điểm đạt từ 60 - 79 và có điểm số của từng chỉ tiêu không thấp hơn 50% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó hoặc có tổng số điểm cao hơn 79 điểm nhưng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu từ trên 50% đến dưới 65% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.
+ NHTMCP xếp loại C: có tổng số điểm đạt từ 50 - 59 và có điểm số của từng chỉ tiêu khơng thấp hơn 45% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc có tổng số điểm cao hơn 59 điểm nhưng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu từ trên 45% đến dưới 50% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.
+ NHTMCP xếp loại D: có tổng số điểm dưới 50 điểm; hoặc có tổng số điểm cao hơn 50 điểm nhưng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu thấp hơn 45% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.
2.2 Một số kết quả đạt đƣợc và hạn chế
Hoạt động thanh tra, giám sát NHTM của NHNN thời gian gần đây đã đạt được một số kết quả tích cực, đó là khn khổ pháp lý được nâng cao, nội dung giám sát từng bước theo kịp với thông lệ quốc tế và phương thức giám sát được thực hiện trên cả hai nội dung giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
2.2.1 Kết quả đạt đƣợc
2.2.1.1 Khuôn khổ pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng đƣợc nâng cao
Hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng ngày càng được hoàn thiện với việc ban hành nhiều văn bản luật chuyên ngành. Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật thanh tra được ban hành đã góp phần hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình, chế tài được quy định rõ ràng; giúp việc thực thi dễ dàng hơn.
2.2.1.2 Nội dung giám sát từng bƣớc theo kịp sự phát triển của ngân hàng và
các thông lệ quốc tế
Nội dung giám sát được xây dựng với các Quyết định số 398/1999/QĐ- NHNN3 về hoạt động giám sát từ xa, Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN về xếp loại NHTM cổ phần, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro,... đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Điều này cho thấy, hoạt động thanh tra NHNN khơng chỉ dừng lại ở việc kiểm sốt tính tn thủ mà đã có định hướng xây dựng hệ thống giám sát mang tính cảnh báo rủi ro.
Nội dung giám sát không chỉ tập trung vào các yếu tố như vốn tự có, giới hạn tín dụng mà cịn xem trọng các yếu tố về tính thanh khoản, khả năng chi trả… Quy định xếp loại NHTM theo Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN được xây dựng theo các tiêu chí đánh giá CAMELS, từ đó đưa ra thang điểm xếp hạng ngân hàng. Điều này cho thấy nội dung giám sát NHTM Việt Nam đã từng bước theo kịp với thông lệ quốc tế.
2.2.1.3 Phƣơng thức giám sát đƣợc thực hiện trên cả hai nội dung giám sát từ
xa và thanh tra tại chỗ
Hoạt động thanh tra không dừng lại ở việc thanh tra tại chỗ như trước đây mà đã chú trọng hoạt động giám sát từ xa. Việc triển khai hoạt động giám sát từ xa đã
góp phần củng cố chất lượng cho hoạt động thanh tra tại chỗ. Kết quả giám sát từ xa là cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra tại chỗ định kỳ hoặc đột xuất giúp việc thanh tra toàn diện hơn.
Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động thanh tra giám sát còn tồn tại một số hạn chế:
2.2.2 Hạn chế
2.2.2.1 Hoạt động giám sát chƣa hoàn toàn đáp ứng 25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel
Nội dung giám sát NHTM của NHNN đã từng bước cố gắng bắt kịp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam mới chỉ đáp ứng 6 trong số 25 nguyên tắc của Basel, 13 nguyên tắc đang trong quá trình xúc tiến thực hiện và 6 nguyên tắc chưa được đáp ứng, thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Đối chiếu việc thực hiện các nguyên tắc giám sát của Basel trong hoạt
động giám sát của NHNN
Nguyên tắc số
Các nguyên tắc cơ bản của Basel về giám sát ngân hàng hiệu quả
Đã đáp ứng Đang xúc tiến Chƣa đáp ứng
1. Chức năng, nhiệm vụ, sự độc lập, sự minh bạch và
hợp tác X
2. Phạm vi hoạt động ngân hàng X
3. Các tiêu chí cấp phép X
4. Chuyển đổi quyền sở hữu lớn X
5. Các sáp nhập cơ bản X
6. An toàn vốn X
7. Quy trình quản trị rủi ro X
8. Rủi ro tín dụng X
9. Các tài sản có vấn đề, dự trữ và dự phịng X 10. Giới hạn tín dụng với khách hàng lớn X
11. Nguy cơ rủi ro đối với các bên liên quan X 12. Rủi ro chuyển đổi và rủi ro quốc gia X
Nguyên tắc số
Các nguyên tắc cơ bản của Basel về giám sát ngân hàng hiệu quả
Đã đáp ứng Đang xúc tiến Chƣa đáp ứng 13. Rủi ro thị trường X
14. Rủi ro thanh khoản X
15. Rủi ro hoạt động X
16. Rủi ro lãi suất trong ghi sổ của ngân hàng X 17. Kiểm toán và kiểm soát nội bộ X
18. Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ tài chính X
19. Phương pháp giám sát X
20. Kỹ thuật giám sát X
21. Thông tin báo cáo giám sát X
22. Chế độ kế tốn và cơng bố thơng tin X
23. Thực hiện yêu cầu và kết luận thanh tra giám sát X
24. Giám sát tổng thể X
25. Phối hợp giám sát trong và ngoài nước X
Tổng 6 13 6
Ghi chú:
1. Đã đáp ứng: Quy trình hiện tại của NHNN hoặc trong luật, quy định đã đáp ứng được những yêu cầu căn bản của nguyên tắc Basel.
2. Đang xúc tiến: NHNN đang trong quá trình thực hiện hoặc lên các dự thảo thực hiện có liên quan đến nguyên tắc Basel.
3. Chưa đáp ứng: NHNN chưa có xúc tiến gì nhằm đạt được các yêu cầu của Basel.
Nguồn: Nguyễn Thị Minh Huệ, 2009. Hoàn thiện hoạt động giám sát của NHNN đối với NHTM, Tạp chí ngân hàng, số 21, trang 3
Các tiêu chí hệ thống thanh tra, giám sát Việt Nam chưa đáp ứng hoặc đang trong quá trình thực hiện, chủ yếu liên quan đến vấn đề minh bạch thơng tin, chẳng hạn như tiêu chí về sự minh bạch và hợp tác; chế độ kế tốn và cơng bố thơng tin; thông tin báo cáo giám sát. Tính kém minh bạch thơng tin cũng là vấn đề chung của nền kinh tế Việt Nam.
Về các tiêu chí cấp phép, những năm qua số lượng NHTMCP tăng nhanh phần nào có sự lơi lỏng trong cấp phép của NHNN. Các ngân hàng này có vốn điều lệ
thấp, phần lớn là do các tập đoàn kinh doanh đa ngành thành lập như một sân sau của họ. Vì những lẽ đó, hoạt động của các ngân hàng này khơng khởi sắc, khơng có thương hiệu trên thị trường và hiện đang rơi vào nhóm có nợ xấu cao, thanh khoản kém,… Một số ngân hàng có thể kể đến như: NHTMCP Bảo Việt, NHTMCP Xăng dầu Petrolimex, NHTM CP Dầu khí tồn cầu, NHTMCP Tiên Phong…
Về chỉ tiêu tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, mặc dù đã đáp ứng 8% theo tiêu chuẩn Basel nhưng theo quy định hiện hành, cách tính mức vốn tối thiểu của các ngân hàng Việt Nam mới chỉ đủ bù đắp một phần rủi ro tín dụng mà chưa tính đến rủi ro thị trường, rủi ro chuyển đổi và rủi ro quốc gia theo tiêu chuẩn Basel.
Cuối cùng, tiêu chí mà hoạt động giám sát Việt Nam khó đạt được là tiêu chí độc lập. Bởi lẽ, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng là cơ quan trực thuộc NHNN Việt Nam và theo một số nghiên cứu bản thân NHNN cũng có tính độc lập rất hạn chế trên cả ba khía cạnh tài chính, nhân sự và chính sách. Do đó, TTGSNH khó đạt được tiêu chí độc lập theo tiêu chuẩn Basel.
2.2.2.2 Mơ hình tổ chức và cơ chế điều hành hoạt động chồng chéo