Khủng hoảng kinh tế tài chính tại Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3 Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

1.3.3 Khủng hoảng kinh tế tài chính tại Mỹ

Cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính năm 2008 tại Mỹ đã gây cơn chấn động lớn trên toàn thế giới, đặc biệt sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers và các

ngân hàng lớn lâu đời khác ở Mỹ đã khiến hệ thống tài chính, ngân hàng trên khắp thế giới rung chuyển theo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tại Mỹ là việc giảm các quy định và chuẩn mực trong tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng. Mỹ đã áp dụng lãi suất cho vay thấp trong thời gian dài cùng với việc cho vay dễ dãi khuyến khích người dân đổ xơ đi mua nhà khiến giá bất động sản tăng cao. Cùng với đó là việc chứng khốn hóa các tài sản thế chấp. Các công ty đầu tư mua lại các khoản cho vay của ngân hàng, biến chúng thành các loại chứng từ được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp, rồi bán lại cho các nhà đầu tư phố Wall. Bằng cách này, số vốn đổ vào thị trường bất động sản ngày càng tăng. Sau đó, do lo lắng về lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu tăng dần lãi suất dẫn đến thị trường bất động sản chững lại. Lãi suất tăng và giá bất động sản giảm khiến cho người dân không trả được nợ, họ phải bán tháo tài sản của mình. Cung bất động sản cao hơn cầu khiến cho giá bất động sản tiếp tục giảm. Việc ngày càng nhiều người không trả được nợ khiến cho giá của các chứng khốn tuột dốc. Vịng luẩn quẩn này diễn ra đến thời điểm bùng nổ quả bóng bất động sản, sự sụp đổ của ngân hàng khi khơng thu hồi được nợ, kéo theo đó là sự khủng hoảng của hệ thống tài chính.

Bài học từ khủng hoảng tại Mỹ

Bài học rút ra từ khủng hoảng tại Mỹ chính là sự thiếu vắng vai trị giám sát của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương đã lơ là việc kiểm soát đối với các tổ chức cho vay bất động sản dẫn đến tình trạng các ngân hàng cho vay dưới chuẩn. Ngân hàng vì mục đích lợi nhuận nên đã lơ là các quy định về an toàn, về quản lý rủi ro, họ cho vay cả những người có lịch sử tín dụng xấu và không thẩm định nguồn trả nợ. Rủi ro tín dụng được bù đắp chủ yếu bằng lãi suất cao và tài sản thế chấp. Khi giá bất động sản xuống dốc, ngân hàng không thể thu được nợ và thực chất các khách hàng này khơng có nguồn trả nợ tốt, cùng với đó là việc giá trị tài sản thế chấp giờ đây khơng cịn đủ để đảm bảo cho khoản vay.

Bên cạnh đó, bởi vì thiếu sự kiểm sốt của Chính phủ nên các nhà đầu tư đã mạo hiểm quá mức đối với những cơng cụ tài chính phái sinh; và vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay nên các NHTM trở nên mạo hiểm hơn trong cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay. Sự sụp đổ của tín dụng bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ có một số đặc điểm như: tỷ lệ vay nợ cao, công ty kinh doanh lĩnh vực không quen thuộc, và niềm tin cho rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ không để những công ty lớn thất bại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)