Tỷ số khả năng chi trả lãi vay 1 6-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 27)

2.1 Tổng quan về nợ và cơ cấu vốn của doanh nghiệp

2.1.2.3 Tỷ số khả năng chi trả lãi vay 1 6-

Công thức:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ** Tỷ số

khả năng chi trả lãi vay

=

Chi phí lãi vay

x 100%

Ý nghĩa:

Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì cơng ty hồn tồn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc cơng ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.

Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi .

Dựa vào các chỉ tiêu trên, chủ nợ thấy được mức độ an toàn đối với những món nợ đã cho vay. Một tỷ lệ nợ cao phản ánh vốn góp của chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng nguồn vốn. Điều này có thể trở thành động cơ tiêu cực khuyến khích

thái độ thiếu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh. Họ có

thể đưa ra các quyết định đầu tư vượt ngoài khả năng kiểm sốt, đầu cơ hoặc kinh

doanh trái phép nhằm tìm kiếm suất sinh lời cao. Nếu thất bại thì chủ doanh nghiệp sẽ chịu phần ít và phần lớn rủi ro sẽ do chủ nợ gánh chịu. Chính vì vậy, các chủ nợ thường thích doanh nghiệp duy trì một tỷ số nợ vừa phải. Tỷ số nợ càng thấp thì các món nợ càng được đảm bảo có khả năng chi trả trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.

Cịn về phía chủ doanh nghiệp, tỷ số nợ cao có nghĩa là vốn đầu tư hoạt động

kinh doanh chủ yếu từ nợ vay. Chủ doanh nghiệp sẽ được lợi là vẫn nắm quyền kiểm soát với một số vốn đóng góp ít hoặc thậm chí khơng cần phải góp thêm vốn. Ngồi ra, chủ doanh nghiệp cịn có cơ hội gia tăng thêm suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

nếu như hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt (tỷ suất lợi nhuận trên số vốn vay lớn hơn lãi vay). Như vậy, chủ doanh nghiệp cần xem xét giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn để ra quyết định một tỷ số nợ hợp lý.

Đối với nhà đầu tư, một doanh nghiệp có tỷ số nợ cao thì rủi ro tài chính cao. Vì vậy họ sẽ địi hỏi suất sinh lời lớn hơn để có mức đền bù tương xứng với những rủi ro này và ngược lại. Đây là một trong số chứng cứ quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định giá trị nội tại của các chứng khốn và từ đó ra quyết định. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được suất sinh lời kỳ vọng nói trên thì họ sẽ khơng chấp nhận đầu tư

vốn hoặc sẽ tìm cách rút vốn và ngược lại.

Từ những phân tích trên cho thấy, gia tăng lợi nhuận luôn là sự mong mỏi của các nhà quản lý, của chủ sở hữu, các chủ nợ và nhà đầu tư tuy nhiên họ khơng thích rủi ro. Chính vì thế các quyết định đầu tư hợp lý cần phải được cân nhắc nhằm đảm

bảo được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận (hai yếu tố này thường tỷ lệ nghịch với nhau).

Từ những khác biệt giữa phương thức tài trợ bằng nợ và phương thức tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, tùy theo mỗi ngành nghề, kết hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như rủi ro trong quyết định đầu tư, các nhà quản lý sẽ

phải cân nhắc sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu sao cho hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 27)