Mức độ phát triển và hiệu quả của thị trường tài chính 2 4-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 36)

2.1 Tổng quan về nợ và cơ cấu vốn của doanh nghiệp

2.1.3.16 Mức độ phát triển và hiệu quả của thị trường tài chính 2 4-

Đây là một kênh tài trợ vốn cho doanh nghiệp từ bên ngoài gồm 2 thị trường là

thị trường chứng khốn và ngân hàng. Trong đó ngân hàng chiếm ưu thế trong hệ

thống tài chính chính thức ở hầu hết các nước nhất là nhóm các nước đang phát triển. Trên thị trường chứng khoán, khi thị trường vượt trội và phát triển, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn hoặc sẽ

được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu nhiều hơn dẫn đến vốn chủ sở hữu cao hơn. Từ đó

doanh nghiệp sẽ quan tâm đến nguồn vốn huy động từ thị trường này hơn là vay từ các tổ chức tín dụng.

Nếu xét ở góc độ thị trường tín dụng mà cụ thể là khối ngân hàng, nếu ngân hàng gia tăng lãi suất cho vay hoặc thu hẹp điều kiện cho vay, doanh nghiệp sẽ khó có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng này, do đó tỷ suất nợ cũng sẽ thấp hơn. Nghiên cứu của Trần Đình Khơi Ngun và Neelakantan

Ramachandran (2006) cũng minh chứng mối liên hệ giữa ngân hàng có ảnh hưởng

đến tỷ suất nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Hai thị trường này ở Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán trầm lắng trong khi các ngân hàng dư nợ từ vốn huy động rất lớn nhưng khơng dám cho vay vì rủi ro của doanh nghiệp quá lớn hoặc doanh nghiệp không tiếp cận được do lãi suất cho vay quá cao .

Như vậy sự biến động giữa tính hiệu quả của thị trường tài chính và tỷ suất nợ có thể cùng chiều hoặc ngược chiều do đó hệ số β có thể là âm (-) hoặc dương (+). Những doanh nghiệp lớn khi công bố lượng hàng tồn kho dư thừa thì thị trường chứng khốn có tác động ít tiêu cực hơn so với các cơng ty có kỳ vọng tăng trưởng cao và tỷ số địn bẩy tài chính cao ( Hendricks và Singhal, 2009).

2.1.3.17 Vị thế tín dụng của doanh nghiệp

Nhân tố này liên quan đến việc thực hiện đúng hạn và đầy đủ những cam kết

của doanh nghiệp đối với người cho vay. Vị thế tín dụng của doanh nghiệp phụ thuộc vào lịch sử giao dịch của doanh nghiệp trong q khứ, tình hình tài chính hiện tại cũng như kế hoạch thực hiện và những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải. Để đánh giá vị thế tín dụng, ở Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ được xếp hạng theo 9 mức kí hiệu

AAA,AA,A, BBB, BB, B,CCC, CC, C từ cao đến thấp. Doanh nghiệp có hệ số tín dụng cao thì khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay cao hơn và do đó tỷ suất nợ cũng sẽ cao hơn và ngược lại. Từ đó, kì vọng hệ số β trong mơ hình hồi quy là dương(+).

2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về mức nợ của các doanh nghiệp trên thế giới

Cấu trúc tài chính đã và đang là một đề tài nóng bỏng của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, tình hình kinh tế đầy

khó khăn và đang trong giai đọan khơi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Trong phần này, sau một thời gian ngắn xem xét các nghiên cứu thực nghiệm liên quan về mơ hình cấu trúc tài chính linh hoạt của các doanh nghiệp trên thế giới, tác giả đã rút ra một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nợ và địn bẩy tài chính với nội dung khái qt như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 36)