Kiểm định mối liên hệ giữa mức nợ với ngành nghề 48

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 62)

4.1 Nội dung của đề tài nghiên cứu 40

4.1.2.1 Kiểm định mối liên hệ giữa mức nợ với ngành nghề 48

Bảng 4.3: Thống kê tỷ suất nợ trung bình của ngành qua 3 năm

Số DN Biến phụ thuộc Ngành Số quan

sát Tỷ suất nợ trung bình

Tỷ suất nợ ngắn hạn trung bình

Tỷ suất nợ dài hạn trung bình 1 Ngành dịch vụ 147 0.426046 0.337979 0.088071 2 Ngành công nghệ 54 0.451220 0.399302 0.051919 3 Ngành hàng tiêu dùng 108 0.427596 0.371175 0.056421 4 Ngành hàng công nghiệp 180 0.472356 0.312997 0.159355 5 Ngành nguyên vật liệu 141 0.466743 0.397250 0.069495 6 Ngành nông nghiệp 144 0.500340 0.435356 0.064984 7 Ngành y tế 36 0.465411 0.431169 0.034231 Total 810 0.460264 0.372713 0.087551

Với mẫu nghiên cứu là 270 doanh nghiệp, bảng thống kê mô tả cho thấy tỷ suất nợ , tỷ suất nợ ngắn hạn, tỷ suất nợ dài hạn trung bình của từng ngành có sự thay đổi theo từng năm. Nhìn chung nợ trung bình của các ngành đều chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản và gần 50% trên tổng tài sản. Trong đó tỷ lệ nợ trung bình ngắn hạn cao hơn tỷ lệ nợ trung bình dài hạn Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam sử

dụng quá nhiều nợ nhất là khoản nợ ngắn hạn mà điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Số liệu này cũng cho thấy ở khía cạnh nào đó, các doanh nghiệp vốn tự có rất ít chủ yếu dựa vào vay nợ. Chẳng hạn, tỷ suất nợ ngắn hạn trung bình của ngành dịch vụ chiếm 33.79% trên giá trị tổng tài sản nhưng tỷ suất nợ dài hạn chỉ chiếm 8.8% . Hầu hết các ngành khác đều có cơ cấu nợ như vậy tức là thực hiện vay nợ ngắn hạn nhiều hơn là dài hạn. Điều này cho thấy rằng đa số các doanh nghiệp vay nợ để xoay vòng sản xuất kinh doanh hơn là vay vốn để đầu tư vào tài sản mua sắm. Một lý do có thể giải thích nữa là: Vay dài hạn thì số tiền vay thường rất lớn chính vì thế chi phí lãi vay cũng cao hơn và doanh nghiệp ít vay nợ đầu tư vào các khoản này hơn.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy tỷ suất nợ ngắn hạn của khối ngành nông nghiệp ,y tế và tỷ suất nợ dài hạn của ngành công nghiệp qua các năm cao hơn so với các ngành khác. Điều này có thể giải thích là do đặc thù của ngành, ngành cơng nghiệp với giá trị lớn nên cần vốn vay dài hạn hơn so với những ngành khác. Còn khối ngành y tế và nơng nghiệp lại có vốn vay ngắn hạn nhiều hơn do sản phẩm và dịch vụ kinh doanh là những yếu tố cần thiết, không thể thiếu cho cuộc sống, vịng quay của nó nhanh hơn nên nhu cầu vốn vay ngắn hạn nhiều hơn.

Kiểm định sự tương quan giữa các biến thể hiện mức nợ và biến ngành nghề cho thấy, với giả thiết ban đầu Ho là khơng có sự tương quan giữa biến độc này với các chỉ số nợ, nếu chấp nhận với mức ý nghĩa 5% hay độ tin cậy là 95%, kiểm định One-Way ANOVA cho giá trị sig (xem phụ lục 3,4,5).

Bảng 4.4 Bảng thống kê giá trị sig trong kiểm định ANOVA giữa biến ngành và các biến phụ thuộc phản ánh mức nợ

Biến phụ thuộc Giá trị sig theo năm

Tỷ suất nợ 0.068

Tỷ suất nợ ngắn hạn 0.000

Tỷ suất nợ dài hạn 0.000

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp kết quả từ dữ liệu khảo sát

Với điều kiện chấp nhận giả thiết khi sig > 0.05 cho thấy, tỷ suất nợ nói chung khơng có mối liên hệ với ngành nghề doanh nghiệp hoạt động( do sig = 0.068>0.05). Tuy

nhiên nếu xét theo từng loại nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và dài hạn đều có mối liên hệ với ngành nghề trong đó tỷ suất nợ dài hạn có mối liên hệ chặt chẽ với ngành nghề hơn thông qua giá trị sig nhỏ hơn qua các năm. Điều này cho thấy mỗi ngành nghề ở

những giai đoạn kinh doanh khác nhau sẽ có mục tiêu vay vốn khác nhau .

4.1.2.2 Kiểm định mối liên hệ giữa mức nợ với khả năng chi trả lãi vay

Nợ của doanh nghiệp có thể chia làm nhiều mức độ khác nhau là doanh nghiệp có mức nợ cao, doanh nghiệp có mức nợ thấp và doanh nghiệp có mức nợ trung bình. Căn cứ để đánh giá mức nợ cao hay thấp là dựa trên tỷ suất nợ của doanh nghiệp năm t với tỷ suất nợ trung bình của ngành năm t mà doanh nghiệp hoạt động. Trong nghiên cứu này, tác giả phân ra làm 2 mức nợ là doanh nghiệp có mức nợ cao khi tỷ suất nợ lớn hơn tỷ suất nợ trung bình của ngành và doanh nghiệp có mức nợ thấp khi tỷ suất nợ nhỏ hơn hoặc bằng tỷ suất nợ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt

động.

Biến khả năng chi trả lãi vay trong nghiên cứu được phân làm 3 góc độ là” Có khả năng thanh tốn lãi vay”, “ Khơng có khả năng thanh tốn lãi vay” và “ Đã thanh tốn lãi vay trong kì trước hoặc khơng vay nợ” để đánh giá tình trạng và khả năng

toán lãi vay “ ( được xác định bởi công thức **) khi so sánh với giá trị 1. Sau khi

được mã hóa vào đưa vào phần mềm SPSS, bằng kiểm định Chi –Square Test cho

thấy giá trị Sig trong Pearson Chi Square qua các năm có giá trị gần bằng 0 tức nhỏ hơn 0.05.Với độ tin cậy 95% và giả thiết đưa ra Ho: Khơng có mối tương quan giữa tình trạng nợ và khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp ( Xem phụ lục 2) cho thấy 2 biến này có mối quan hệ tương quan với nhau vì giả thiết đưa ra bị bác bỏ.

Bảng 4.5 Bảng thống kê tình trạng nợ của doanh nghiệp trong 3 năm

Khả năng chi trả lãi vay Tình trạng tỷ lệ nợ

1 Có khả năng thanh tốn lãi vay

2 Khơng có khả năng thanh tốn lãi vay

3 Đã thanh

tốn lãi vay trong kì trước hoặc khơng vay nợ Tổng cộng %/ tình trạng tỷ lệ nợ 71.0% 6.6% 22.5% 100.0% Nợ thấp %/Khả năng

chi trả lãi vay 52.8% 17.8% 67.4% 48.9%

%/ tình trạng

tỷ lệ nợ 60.6% 29.0% 10.4% 100.0%

Nợ cao

%/Khả năng

chi trả lãi vay 47.2% 82.2% 32.6% 51.1%

Từ bảng số liệu 4.5 cho thấy khi nghiên cứu mẫu với 270 doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp khi vay nợ dù là doanh nghiệp có nợ cao hay thấp đều có khả năng thanh tốn lãi vay (chiếm một tỷ trọng cao là 71% và 60.6%).

Qua số liệu nghiên cứu thống kê mô tả cũng cho thấy “Đã thanh tốn lãi vay trong kì trước hoặc khơng vay nợ” đều rơi vào những doanh nghiệp có nợ thấp (

chiếm 67.4%) trong khi “ Khơng có khả năng thanh toán “ chủ yếu lại rơi vào những doanh nghiệp có nợ cao( chiếm 82.2%). Điều này chứng tỏ rằng những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao thì khả năng rơi vào tình trạng phá sản là càng lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)