Đầu tư có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, là một yếu tố nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế. Bên cạnh đấy chúng ta cũng biết rằng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.Vì vậy các nhà kinh tế đã tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến quá trình tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Một trong những nhân tố quan trọng được chú ý đến đó là đầu tư, và mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng kinh tế được thể hiện như sau:
1.3.1. Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế cả hai mặt: tổng cung và tổng cầu. Với hàm tổng cầu: Y = C + I + G + X – M
Trong đó Y là sản lượng hay thu nhập quốc dân C là tiêu dùng của dân cư
I là đầu tư
G là chi tiêu của Chính phủ X là xuất khẩu
M là nhập khẩu
Từ công thức trên cho thấy khi tăng giá trị đầu tư I thì trực tiếp làm cho thu nhập quốc dân Y cũng tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi.
Q trình này được thể hiện thông qua số nhân đầu tư. Số nhân đầu tư phản ánh vai trị của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị.
Cơng thức tính:
Trong đó:
∆Y là mức gia tăng sản lượng ∆I là mức gia tăng đầu tư k là số nhân đầu tư Từ cơng thức trên, ta có:
∆Y = k.∆I
Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1.
Vì khi I=S, có thể biến đổi thành:
MPC = Khuynh hướng tiêu dùng biên
MPS = Khuynh hướng tiết kiệm biên
Vì MPS < 1 nên k > 1
Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó độ khuếch đại của sản lượng càng lớn. Sản lượng càng tăng, công ăn việc làm càng gia tăng. Thực tế gia tăng đầu tư, dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…) và quy mô lao động. Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là gia tăng sản lượng trong nền kinh tế.
Theo lý thuyết Keynes, đầu tư đóng một vai trị quyết định đến quy mơ việc làm và theo đó là tăng trưởng kinh tế. Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho cơng nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Đây là quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới - nền kinh tế tăng trưởng.
Còn với hàm tổng cung, là tập hợp các yếu tố sản xuất được thể hiện qua phương trình sau: Y = F (K, L, T, R)
Trong đó K: vốn đầu tư L: lao động T: công nghệ
R: đất đai và nguồn tài nguyên
Hàm sản xuất cho thấy tổng sản lượng phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của các yếu tố đầu vào và cách thức phối hợp chúng. Mỗi yếu tố có một vai trị nhất định và có tác động lẫn nhau, tùy theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế mà có thể yếu tố nào đó sẽ được đề cao hơn yếu tố khác, nhưng khơng có nghĩa là chỉ phụ thuộc vào một yếu tố.
Trong quá trình sản xuất, vốn kết hợp với lao động và tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo ra của cải vật chất trong xã hội. Vốn khơng chỉ đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế với tư cách là yếu tố đầu vào của sản xuất (đóng góp về mặt lượng) mà cịn đóng góp một cách gián tiếp thông qua việc thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật do đầu tư mới mang lại, do lợi thế kinh tế nhờ quy mô lớn, tức một số ngành việc đầu tư mở rộng quy mô sẽ làm giảm chi phí sản xuất do chun mơn hố... đây là những đóng góp về mặt chất của đầu tư, tức là hiệu quả kinh tế đã được nâng cao. Xét theo trình tự thời gian, sau giai đoạn thực hiện đầu tư là vận hành kết quả đầu tư. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn sẽ tăng. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Khi tăng tiêu dùng sẽ kích thích tăng quy mơ đầu
tư, sản xuất phát triển. Mà sản xuất phát triển là nguồn gốc tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội.
Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan hệ biện chứng nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm.
1.3.2. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế,... do đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng kinh tế được biểu hiện qua cơng thức tính hệ số ICOR.
Hệ số ICOR là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng GDP tăng thêm. Vì vậy, hệ số này phản ánh của việc sử dụng vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Hệ số ICOR thay đổi tùy theo thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế.
Hệ số ICOR thấp chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao, hệ số ICOR thấp hơn có nghĩa là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng kinh tế cần một tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước thấp hơn. Tuy nhiên, theo quy luật về lợi tức biên giảm dần, nền kinh tế càng phát triển (GDP bình quân đầu người tăng lên) thì hệ số ICOR sẽ tăng lên, tức là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng cần một tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước cao hơn.
- Phương pháp thứ nhất:
ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm = Đầu tư trong kỳ
(1)
GDP tăng thêm GDP tăng thêm
Theo phương pháp này, các chỉ tiêu về vốn đầu tư và GDP để tính hệ số ICOR phải được tính theo cùng một loại giá (giá thực tế hay giá so sánh)
Ý nghĩa của phương pháp này: để tăng thêm đơn vị tổng sản phẩm trong nước, đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư thực hiện.
- Phương pháp thứ hai:
ICOR = Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP (2)
Tốc độ tăng GDP
Lưu ý: Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP phải tính trên cơ sở vốn đầu tư và GDP theo cùng một thời giá (cùng giá cố định 1994 hay giá so sánh của năm nào đó hoặc cùng giá thực tế của năm nghiên cứu). Còn tốc độ tăng GDP khi so sánh giữa hai năm khác nhau tất nhiên ln ln phải tính theo cùng một loại giá hay hiện nay đang tính theo giá cố định 1994.
Ý nghĩa của phương pháp này: để tăng thêm 1 phần trăm (%) tổng sản phẩm trong nước, đòi hỏi phải tăng bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.
ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình tự phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Ở các phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có chi phí cao. Cịn đối với các nước chậm phát triển, ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng cơng nghệ kém hiện đại có giá rẻ hơn. Thơng thường ICOR trong nơng nghiệp thấp hơn trong cơng nghiệp và ICOR ln có xu hướng tăng lên.
Số liệu thống kê về ICOR của các nước và lãnh thổ trong những năm qua như sau:
Bảng 1.1. Hệ số ICOR của các nước qua các năm
Mỹ 4,31 5,05 5,49 Pháp 6,33 7,59 7,37 Hồng Kông 2,44 3,36 6,01 Hàn Quốc 3,28 3,43 5,88 Anh 6,72 5,64 7,37 Thái Lan 4,30 4,23 5,36 Malaysia 2,55 4,19 4,64 Ấn Độ 3,42 4,08 3,76
Nguồn: Tính tốn theo số liệu trong International Financial Statistics, Yearbook năm 1999 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Hệ số ICOR của Việt Nam thời kỳ 1995- 2011 không ngừng gia tăng, thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2. Hệ số ICOR của Việt Nam thời kỳ 1995- 2011 Năm Vốn đầu tư
(tỷ đồng) GDP giá thực tế (tỷ đồng) Tốc độ tăng GDP (%) Vốn ĐT/GDP (%) ICOR (lần) 1995 72.447 228.892 9,54 31,65 3,32 1996 87.394 272.036 9,34 32,13 3,44 1997 108.370 313.623 8,15 34,55 4,24 1998 117.134 361.017 5,76 32,45 5,63 1999 131.171 399.942 4,77 32,80 6,88 2000 151.183 441.646 6,79 34,23 5,04 2001 170.496 481.295 6,89 35,42 5,14 2002 200.145 535.762 7,08 37,36 5,28 2003 239.246 613.443 7,34 39,00 5,31 2004 290.927 715.307 7,79 40,67 5,22 2005 343.135 839.211 8,44 40,89 4,84 2006 404.712 974.266 8,23 41,54 5,05
2007 532.093 1.143.715 8,46 46,52 5,50
2008 616.735 1.485.038 6,31 41,53 6,58
2009 708.826 1.658.389 5,32 42,74 8,03
2010 830.300 1.980.914 6,78 41,91 6,18
2011 877.900 2.535.008 5,89 34,6 5,75
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính tốn của tác giả
Ưu và nhược điểm của hệ số ICOR: Ưu điểm:
- ICOR là chỉ tiêu quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai.
- Trong những trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. Khi ICOR giảm cho thấy rằng: để tạo ra một đơn vị GDP tăng thêm, nền kinh tế chỉ phải bỏ ra một số lượng vốn đầu tư ít hơn (nếu các điều kiện khác ít thay đổi)
Nhược điểm:
- Hệ số ICOR chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm.
- Hệ số ICOR cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách,...
- Hệ số ICOR khơng tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí (tử số và mẫu số của công thức)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Lý thuyết về đầu tư và các mơ hình tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế đều kết luận rằng có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời họ thừa nhận đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng đối với q trình tăng trưởng kinh tế, đó là muốn có sự tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư.
Trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi, đầu tư cơng ln giữ vai trị quan trọng trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội góp phần vào phát triển đất nước. Đặc điểm của đầu tư vào các loại hàng hố cơng là nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm hoặc không thể thu hồi vốn, phần lớn các loại hàng hố này do Chính phủ cung cấp nhằm đảm bảo phúc lợi xã hội và tạo động lực thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác phát triển. Do đó, địi hỏi phải có vai trị chủ động của Nhà nước trong việc định hướng phát triển các ngành kinh tế, nhà nước phải tạo những tiền đề nhất định như hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực,... để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của dân cư, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần vào việc xố đói giảm nghèo và thực hiện cơng bằng xã hội.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH