Tổng vốn đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế TPHCM (Trang 40 - 43)

2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và đầu tư cơng tại Thành phố Hồ Chí

2.2.2.1. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây tăng rất nhanh góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố. (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2. Vốn đầu tư qua các giai đoạn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu Giai đoạn (tỷ đồng)

1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Tổng sản phẩm (giá thực tế) 119.428 304.155 596.965 1.466.581 GDPg 59.799 134.299 220.766 370.445 GDPp 59.630 169.856 376.199 1.096.136 Vốn đầu tư 36.870,4 110.362,1 204.948 600.732 Khu vực nhà nước 20.620,2 43.603,6 69.309 184.573 Khu vực ngoài nhà nước 16.250,2 66.758,5 135.639 416.159 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP 30,9 36,3 34,33 40,96 VĐTg/GDP 17,26 14,34 11,61 12,59 VĐTp/GDP 13,61 21,95 22,72 28,38

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh qua các năm và tính tốn của tác giả

Nguồn vốn để huy động vào đầu tư là từ GDP, nghĩa là trong tổng sản phẩm do xã hội làm ra bên cạnh phần tiêu dùng sẽ có một phần được tiết kiệm và được dùng cho tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mức độ đầu tư so với tổng sản phẩm thể hiện mức độ tiết kiệm dùng cho đầu tư của nền kinh tế và cho phép đánh giá khả năng huy động thêm vốn đầu tư từ nội tại nền kinh tế hay phải sử dụng đến các nguồn bên ngồi thơng qua kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vay vốn nước ngoài, nhận các khoản viện trợ đối với quy mô của quốc gia, đối với quy mô của một địa phương cịn có thể huy động thêm từ nguồn hỗ trợ trực tiếp từ trung ương.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của thành phố 1990 – 2010

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố các năm 1990 - 2010

Từ năm 1990 đến năm 2010, tỷ lệ đầu tư trên GDP của Thành phố tăng bình quân là 37,3%/năm. Giai đoạn 1996-2000 tỷ lệ đầu tư trên GDP bình quân là 36,3%/năm đã giảm xuống còn 34,3% cho giai đoạn 2001-2005, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á nên năm 1999 có tỷ lệ thấp nhất là 27,5%. Đánh dấu cho giai đoạn 2006-2010 là Việt Nam đã gia nhập WTO, điều này đã làm cho tỷ lệ đầu tư trên GDP bình quân tăng lên 40,96%, tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và suy thối kinh tế toàn cầu năm 2009 đã ảnh hưởng đến vốn đầu tư của các năm về sau có sự giảm nhẹ về tỷ lệ đầu tư trên GDP của Thành phố. ( xem biểu đồ 2.5)

So sánh đầu tư trong hai khu vực thì tỷ lệ đầu tư trên tổng GDP của cả hai khu vực đều tăng lên qua hai giai đoạn, cụ thể ở khu vực nhà nước, tỷ lệ vốn đầu tư trên tổng GDP tăng từ 6,78% giai đoạn 1991-1995, và 7,3% cho giai đoạn 1996- 2000, 11,61% giai đoạn 2001-2005 lên 12,59% giai đoạn 2006-2010. Trong khi đó tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trên tổng GDP của thành phố tăng cao

hơn, cụ thể giai đoạn 1991-1995 là 13,61%, giai đoạn 1996-2000 tăng lên với tỷ lệ là 21,95%, và từ 22,72% của giai đoạn 2001-2005 lên 28,38% giai đoạn 2006-2010.

Tỷ lệ vốn đầu tư của hai khu vực có sự chuyển biến ngược với nhau, vốn đầu tư của khu vực nhà nước ngày càng giảm, cịn vốn đầu tư khu vực ngồi nhà nước ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước phát triển nhanh chóng, thu hút được nhiều vốn cho đầu tư phát triển kinh tế Thành phố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế TPHCM (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)