Giới thiệu tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế TPHCM (Trang 33)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đơng Nam Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Phía Nam thành phố tiếp giáp với biển Đông, mà trực tiếp là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.

Diện tích của thành phố là 2.095 km2, chiếm hơn 6,36% diện tích cả nước, trong đó có 442,13 km2

thuộc nội thành và 1.652,88 km2 ngoại thành.

TP.Hồ Chí Minh cách thủ đơ Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội

Dân số Thành phố Hồ Chí Minh tăng dần qua các năm, cụ thể dân số năm 2000 là 5.248.702 người với mật độ dân số là 2505 người/km2, còn năm 2011 là 7.521.138 người, mật độ dân số trung bình là 3.590 người/km2

. Do thành phố là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, vì vậy có sức hút lao động đến từ các địa phương khác.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam. Tổng sản phẩm (GDP) của thành phố trong những năm qua liên tục tăng, tuy tốc độ tăng trưởng giữa các năm có sự khác biệt. Năm 1990, GDP của thành phố là 52.754 tỷ đồng, năm 2010 là 150.928 tỷ đồng. Như vậy, trong vòng 10 năm, GDP của thành phố tăng 2,86 lần (tính theo giá so sánh năm 1994).

Cơ cấu kinh tế của thành phố hiện nay bao gồm: Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xây dựng, Nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, ngành Thương mại - Dịch vụ và Công nghiệp - Xây dựng chiếm ưu thế tuyệt đối trong thành phần GDP. Ngành Nông lâm ngư nghiệp có vai trị khơng đáng kể. Theo thống kê của Cục thống kê thành phố, năm 2010, cơ cấu các ngành lần lượt như sau: Thương mại - Dịch vụ chiếm 54,24%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 44,53%, Nông lâm ngư nghiệp chiếm 1,23%.

Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu tồn quốc. Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh tốn thơng qua thẻ ATM được mở rộng.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trị trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình. Về cơng tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông về số lượng, vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồn khác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Với những thành tựu đã đạt được, cùng với thế mạnh về nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật, Thành phố đã trở thành Trung tâm đào tạo, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của vùng và cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, chế tạo thiết bị công nghệ, điện tử và các ngành công nghệ cao khác vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu, tạo tốc độ tăng giá trị sản lượng.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh ln khẳng định vai trị là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và đầu tư công của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến năm 2011

2.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến năm 2011

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1990 – 2011 là 11,07%/năm, cụ thể giai đoạn 1991 – 1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 12,64%, giai đoạn từ năm 1996 – 2000 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 10,15%, giai đoạn 2001 – 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân là 11%/năm, rồi tăng lên 11,18%/năm ở giai đoạn 2006 – 2010. (xem bảng 2.1 và biểu đồ 2.1)

Nếu căn cứ vào thời điểm Việt Nam gia nhập WTO năm 2006, thì giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố đều duy trì ở mức 11%/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn 2000 – 2011, năm 2009 có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất là 8,65%/năm, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 – 2009, tuy nhiên đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của Thành phố đạt 11,75% so với năm 2009, đứng đầu trong cả nước. (xem bảng 2.1 và biểu đồ 2.1)

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố qua các năm

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

Giai đoạn năm 1996 – 2000 đã không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng bình quân do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VI đưa ra, nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, tốc độ tăng trưởng cả nước vào năm 1999 là 4,7%, cịn Thành phố Hồ Chí Minh đạt tốc độ là 5,95%/năm. Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII (2001 – 2005), tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt mục tiêu đề ra là 11%/ năm. (xem bảng 2.1 và biểu đồ 2.1)

Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân là 11%/ năm thấp hơn chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần VIII (2006 – 2010) là 12%/năm trở lên. Nguyên nhân chính là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế trên địa bàn vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cùng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý. (xem bảng 2.1 và biểu đồ 2.1)

Bảng 2.1. Giá trị gia tăng tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu Tăng bình qn (%)

1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Tổng số sản phẩm

(Giá so sánh 1994) 112,64 110,15 111,00 111,18

Phân theo khu vực kinh tế

Khu vực nhà nước 109,90 108,47 108,05 102,68

Khu vực ngoài nhà nước 115,49 111,58 113,09 115,46

Phân theo ngành kinh tế

Nông lâm thủy 103,79 101,12 105,04 104,91

Công nghiệp xây dựng 116,25 113,23 112,37 110,56

Dịch vụ 111,19 108,37 110,05 111,93

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh qua các năm và tính tốn của tác giả

- Xét theo khu vực kinh tế: (xem biểu đồ 2.2)

Bình quân mỗi năm tốc độ tăng trưởng của Thành phố từ năm 1990 đến nay khoảng 11,24%, tuy nhiên căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố qua các thời kỳ, tốc độ tăng trưởng bình qn được tính cho từng giai đoạn là 5 năm. Cụ thể giai đoạn năm 1991-1995 tốc độ tăng trưởng bình qn là 12,64%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vự tư là 15,49%/năm, cịn khu vực cơng chỉ có 9,9%/năm. Mặc dù ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, nhưng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có tỷ lệ tăng trưởng cao so với cả nước, các năm trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng trưởng chậm và thấp nhất vào năm 1999 với tỷ lệ 5,95%/năm, nhưng nhanh chóng khơi phục với tỷ lệ 8,99% năm 2000, 9,54% năm 2001. Do đó giai đoạn từ 2000 – 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố đạt tỷ lệ do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố đưa ra, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực ngồi nhà nước (tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,16%/năm) cao hơn khu vực nhà nước (tốc độ tăng trưởng trung bình là 5,48%/năm). Cụ thể

năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt tỷ lệ cao nhất là 12,6% so với năm trước, trong đó tốc độ tăng trưởng của khu vực ngoài nhà nước đạt tỷ lệ cao nhất là 22,6%, cịn khu vực nhà nước thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế so với năm 2006 là 0,6%. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, tuy tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước giảm nhưng quy mô và hiệu quả tăng lên, phát huy được vai trò dẫn dắt thị trường, còn các thành phần kinh tế khác như khu vực kinh tế tập thể, tư nhân, đầu tư nước ngồi đã phát triển nhanh, đóng góp tích cực vào q trình phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

-1 E + 26 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Toàn thành phố Khu vực nhà nước Khu vực ngoài nhà nước

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân qua các giai đoạn của các khu vực từ năm 1990 – 2011

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

0 2 4 6 8 10 12 14 16 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nông lâm thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ

Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP các ngành kinh tế từ 2000 – 2011

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đều có sự tăng lên cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của các ngành đều tăng qua các năm, trong đó:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn của ngành nơng lâm thủy sản giai đoạn 2001 – 2005 là 5,04%/năm đã giảm xuống còn 4,91%/năm ở giai đoạn 2006 – 2010. Đối với ngành công nghiệp – xây dựng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,37%/năm (2001-2005) đã giảm xuống còn 10,56%/năm, chưa đạt chỉ tiêu từ 12- 13%, do năm 2004 thành phố đã có chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và di dời doanh nghiệp sản xuất công nghiệp gây ỗ nhiễm từ nội thành ra khu quy hoạch, đã di dời 1.360 trên tổng số 1.402 đơn vị sản xuất gây ô nhiễm (cả doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa phương) nên đã làm giảm tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp; từ cuối năm 2010 sau khi cơ bản hồn thành việc di dời thì tốc độ tăng trưởng ngành cơng nghiệp thành phố đạt 13,6%. Trong khi đó ngành

dịch vụ lại tăng từ 10,05%/ năm lên 11,93%/năm. Chủ trương của Thành phố tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần VIII đã thơng qua các chương trình mục tiêu hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế để khuyến khích đầu tư vào các ngành cơng nghiệp hiện đại, kỹ thuật cao, ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển các ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất nhằm tạo sự chuyển biến về chất cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố. Chính vì thế bước đầu thực hiện đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành có sự thay đổi và theo hướng phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

0 10 20 30 40 50 60 1990 1995 2000 2005 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu kinh tế của Thành phố theo ngành qua các năm

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp qua các năm. Cụ thể tỷ trọng của nhóm ngành nơng lâm thủy sản giảm từ 1,96% năm 2001 xuống 1,28% năm 2005 và còn 1,23% năm 2011. Tỷ trọng của ngành dịch vụ đã tăng từ 52,63% năm 2000 lên 54,24% năm 2011 và là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần IX xác định cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp với tỷ lệ 57% - 42% - 01%. (xem biểu đồ 2.4)

2.2.2. Thực trạng đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến năm 2011

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây tăng rất nhanh góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố. (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2. Vốn đầu tư qua các giai đoạn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu Giai đoạn (tỷ đồng)

1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Tổng sản phẩm (giá thực tế) 119.428 304.155 596.965 1.466.581 GDPg 59.799 134.299 220.766 370.445 GDPp 59.630 169.856 376.199 1.096.136 Vốn đầu tư 36.870,4 110.362,1 204.948 600.732 Khu vực nhà nước 20.620,2 43.603,6 69.309 184.573 Khu vực ngoài nhà nước 16.250,2 66.758,5 135.639 416.159 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP 30,9 36,3 34,33 40,96 VĐTg/GDP 17,26 14,34 11,61 12,59 VĐTp/GDP 13,61 21,95 22,72 28,38

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh qua các năm và tính tốn của tác giả

Nguồn vốn để huy động vào đầu tư là từ GDP, nghĩa là trong tổng sản phẩm do xã hội làm ra bên cạnh phần tiêu dùng sẽ có một phần được tiết kiệm và được dùng cho tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mức độ đầu tư so với tổng sản phẩm thể hiện mức độ tiết kiệm dùng cho đầu tư của nền kinh tế và cho phép đánh giá khả năng huy động thêm vốn đầu tư từ nội tại nền kinh tế hay phải sử dụng đến các nguồn bên ngồi thơng qua kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vay vốn nước ngoài, nhận các khoản viện trợ đối với quy mô của quốc gia, đối với quy mơ của một địa phương cịn có thể huy động thêm từ nguồn hỗ trợ trực tiếp từ trung ương.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của thành phố 1990 – 2010

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố các năm 1990 - 2010

Từ năm 1990 đến năm 2010, tỷ lệ đầu tư trên GDP của Thành phố tăng bình quân là 37,3%/năm. Giai đoạn 1996-2000 tỷ lệ đầu tư trên GDP bình quân là

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế TPHCM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)