2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam:
Ngày 6/5/1951, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Đây là một bước ngoặc lịch sử, đã bắt nguồn cho sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam sau này.
Giai đoạn 1951-1985: trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cơ chế kế
hoạch hóa tập trung trước đây đã tỏ ra kém hiệu quả, kìm hãm sức sản xuất xã hội, lưu thơng hàng hóa ách tắc, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng, lạm phát ở mức phi mã, đời sống nhân dân hết sức khó khăn.
Hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn này được tổ chức theo hệ thống một cấp (one-tier system), mang nặng tính bao cấp, theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh hành chính, trong đó NHNN đóng vai trị là cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời làm chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Mơi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng còn rất sơ khai, Hiến pháp mới được ban hành 1980 tự nó chưa đủ cụ thể để điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là hoạt động ngân hàng.
Giai đoạn từ 1986-nay: từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước
ta bước vào công cuộc đổi mới sâu sắc về kinh tế - chính trị - xã hội, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Hàng loạt đạo luật được ban hành sau đó.
Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) đã ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển ngân hàng sang hoạt động kinh doanh XHCN, góp phần hình thành mơ hình ngân hàng mới ở dạng sơ khai của hệ thống ngân hàng hai cấp (two-tier system). Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ và thực thi nhiệm vụ của một NHTW; các NHTM và tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.
Khi hai Pháp lệnh về Ngân hàng có hiệu lực, các Ngân hàng đã được thành lập trước đó như NH Sài Gịn Cơng Thương, NH Xuất Nhập Khẩu, NH Phát triển Nhà Hà Nội và một số NH khác ở thành thị và nông thôn phải điều chỉnh tổ chức và hoạt động theo Pháp lệnh, đồng thời cũng có nhiều HTX tín dụng, quỹ tín dụng đã sáp nhập, hợp nhất. Đến thời điểm cuối năm 1996, cả nước có 52 NH TMCP hoạt động ở 18 tỉnh, thành phố. Sự hình thành và phát triển của NH TMCP là một tất yếu khách quan, phù hợp với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và có đóng góp đáng kể vào cơng cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta.
Tháng 12/1997, Luật các TCTD ra đời đã khẳng định lại sự tồn tại và cụ thể hóa về tổ chức, hoạt động cũng như bản chất và nội dung kinh tế của từng loại hình tổ chức tín dụng khác nhau với các hình thức sở hữu khác nhau trong hệ thống TCTD ở Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/2010 ở nước ta có 42 NHTM với mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch có mặt khắp nơi trên cả nước.Từ việc chỉ nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay tư nhân, cá thể, các NHTM đã gia tăng cung ứng các tiện ích ngân hàng nhiều hơn như nhận tiền gửi thanh toán để thực hiện nghiệp vụ thanh toán, cho vay doanh nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại hối, các nghiệp vụ chuyển tiền nhanh toàn cầu và thanh toán SWIFT, v.v. cho thấy sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của hệ thống NHTM ở nước ta.
2.1.2. Các loại hình NHTM Việt Nam:
Hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm nhiều loại hình với nhiều hình thức sỡ hữu khác nhau, được tổ chức và hoạt động dưới một hành lang pháp lý với văn bản quy phạm pháp luật cao nhất là Luật các TCTD. Theo Luật các TCTD cũng như trên thực tiễn hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam có các loại hình sau đây:
Ngân hàng thương mại Nhà nước: Theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã
thành lập bằng 100% vốn Ngân sách Nhà nước”, cịn theo Luật các TCTD “Các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm có tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, tổ chức tín dụng hợp tác”. Hiện nay, cịn 03 NH TMNN: Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (sẽ cổ phần hóa vào cuối tháng 12/2011); Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB).
Ngân hàng thương mại cổ phần (sở hữu cổ phần giữa Nhà nước, nhân dân
và có thể có sở hữu cổ phần của nước ngoài): NH TMCP là NHTM được thành lập
dưới hình thức cơng ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định. Luật các TCTD năm 1997 tạo ra một khuôn khổ hành lang pháp lý vững chắc cho việc tồn tại, thành lập, tổ chức và hoạt động của các loại hình NHTM trong đó có NHTM cổ phần của Nhà nước và nhân dân. Các chủ sở hữu của NH TMCP có thể là các cá nhân người Việt Nam, các cá nhân người nước ngoài, các tổ chức ngồi quốc doanh (pháp nhân khơng phải của Nhà nước) hoặc các tổ chức nước ngồi. Hiện nay, có 39 NH TMCP đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngân hàng liên doanh (sở hữu hỗn hợp giữa Ngân hàng Việt Nam và ngân
hàng nước ngồi): là loại hình ngân hàng có sở hữu đang xen giữa ngân hàng Việt Nam và NHNNg, là loại hình sở hữu hỗn hợp giữa Việt Nam và nước ngoài trong cùng một pháp nhân. Cho đến nay trong hệ thống có có 05 ngân hàng liên doanh ở Việt Nam.
Ngân hàng nước ngoài và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (100% vốn
nước ngoài): theo quy định của Luật các TCTD: “Tổ chức tín dụng nước ngồi là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngồi được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phịng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính
100% vốn nước ngồi, cơng ty cho th tài chính liên doanh, cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi”. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc
của ngân hàng nước ngoài, khơng có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Hiện nay, có hơn 53 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoại hoạt động tại Việt Nam.
Ngân hàng hợp tác (sở hữu tập thể): là một loại hình TCTD hợp tác với hình thức sở hữu tập thể, được Luật các TCTD quy định “là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hịa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân”.