Về quy mô và tăng trưởng tài sản:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 54)

Quy mơ tổng tài sản NHTM Việt Nam cịn thấp so với các NHTM trong khu vực: Tổng tài sản của các NH TMCP hàng đầu ở Việt Nam nhỏ hơn nhiều so các NHTM nước ngoài, ở đây là các NHTM Thái Lan.

Bảng 2.5: Quy mô tổng tài sản của 01 số NH TMCP Việt Nam (tính đến 31/12/2010).

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng)

TT TÊN NGÂN HÀNG TỔNG TÀI SẢN

TỶ VND TỶ USD Nhóm 1: Vốn Điều Lệ trên 5.000 tỷ đồng 1 NH TMCP Ngoại Thương VN 307.496 15,77 2 NH TMCP Á Châu 205.103 10,52 3 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín 152.387 7,81 4 NH TMCP Công Thương VN 367.712 18,86 Nhóm 2: Vốn Điều Lệ từ 3.000 đến 5.000 tỷ đồng 5 NH TMCP Hàng Hải 115.336 5,91 6 NH TMCP Đông Á 55.873 2,87 7 NH TMCP Quốc Tế 93.827 4,81 8 NH TMCP Nam Á 46.414 2,38 9 NH TMCP Phương Nam 60.235 3,09 10 NH TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM 34.389 1,76 Nhóm 3: Vốn Điều Lệ dưới 3.000 tỷ đồng

11 NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương 16.812 0,86

Bảng 2.6: Quy mô tổng tài sản của 05 NH lớn nhất Thái Lan (tính đến 31/12/2010).

TT TÊN NGÂN HÀNG TỔNG TÀI SẢN

Tỷ Baht Tỷ USD

1 Bangkok Bank 1.950 48,7

2 Krungthai Banks 1.756 43,9

3 Siam Commercial Bank 1477 36,9

4 Kasikorn Bank 1.552 38,8

5 TMB Bank 590 14,7

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng)

Cụ thể bình quân tổng tài sản của các NHTM Việt Nam đạt gần 6 tỷ USD, trong khi con số này ở các NH Thái Lan là 36,6 tỷ USD, tức là thấp hơn gần 4.6 lần. Nếu ACB đạt 10,52 tỷ USD (205.801 tỷ đồng), Sacombank đạt 7,81 tỷ USD (152.801 tỷ đồng) và Vietcombank đạt 15,77 tỷ USD (307.496 tỷ đồng) thì 05 NH lớn nhất Thái Lan có quy mơ tổng tài sản cao hơn nhiều, cụ thể: chỉ tính tổng tài sản của NH top 05 của quốc gia này đã đạt hơn 14,7 tỷ USD cao hơn ACB hơn 04 tỷ USD.

Tăng trưởng tín dụng q nóng:

Biểu đồ 2.3 cho thấy mức tăng trưởng bình quân 31.55%, trong khi tốc độ tăng GDP chỉ khoảng 7% (Biểu đồ 2.4). Đây cũng là một trong những ngun nhân của tình trạng bong bóng tài sản mà nhiều nước mới nổi như Việt Nam mắc phải khi nguồn vốn chảy vào lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản.

Theo một số chuyên gia, với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%, mức tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức 14%-20% mà khơng gây bong bóng tín dụng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này vượt quá mức nêu trên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nền kinh tế. Việc tín dụng tăng trưởng nhanh hơn huy động trong hầu hết các năm trong khi GDP chỉ tăng ở mức 7% cũng làm tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Đây cũng chính là lý do một loạt các tổ chức sếp hạng quốc tế như Fitch

Ratings, S&P và Moody’s hạ bậc xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong năm 2010 với lo ngại về tăng trưởng tín dụng nóng.

Tỷ lệ nợ xấu có khuynh hướng gia tăng:

Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao kèm theo cơ cấu tín dụng khơng tốt làm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam có khuynh hướng tăng lên:

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam: (Đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng

2,48 1,38 2,13 1,99 2,16

(Nguồn : www.sbv.gov.vn)

Nếu năm 2006 tỷ lệ nợ xấu là 2,48% trên tổng dư nợ thì đến 2007 giảm xuống còn 1,38%. Năm 2008 tăng lên tới 2,13% (hơn 0.75%) rồi giảm còn 1,99 năm 2009, đến năm 2010 tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên tới 2,16% (hơn 0.17%). Qua đó cho thấy, tỷ lệ nợ xấu thay đổi qua các năm theo đồ thị Sin, nếu dự báo theo đồ thị này thì năm 2011 tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm đi.

Trong biểu đồ 2.7 cho thấy NH có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là VCB (2.83%), OCB (2.05%), các NH có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là ACB (0.34%) và Vietinbank (CTG) 0.66%. Ngồi ra, Nhóm NH có vốn nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao hơn như Agribank (VBARD) 3.7%,Vietcombank (VCB) 2.83% và BIDV 2.7% do tài trợ tín dụng cho các tập đồn, cơng ty nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Nhóm NH TMCP có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn NH Hàng Hải (MSB) 1.87%, ACB 0.34% và Sacombank (STB) 0.54% do chất lượng nguồn khách hàng và công tác xét duyệt tín dụng tốt hơn.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ NHNN, nợ xấu và nợ dưới chuẩn của các ngân hàng Việt Nam đang ở mức 3,1% tổng dư nợ tại ngày 30/6/2011 tương đương 04 tỷ USD và có thể tăng lên đến 5%. Cộng thêm các vụ vỡ nợ gần đây cũng như khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán (chiếm 12% dư nợ, tương đương 12 tỷ USD) làm cho dự báo nợ xấu và nợ dưới chuẩn có thể cịn tăng.

Tỷ lệ nợ xấu của 01 số NHTM trong năm 2010 thể hiện trong Biểu đồ 2.7:

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu một số NH năm 2010

2.83% 0.34%0.54% 0.66% 1.87% 1.59%1.59% 0.83% 1.84% 0.83% 1.91%2.05% 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 VCB ACB STB CTG MSB EAB VIB NAB PNB HDB SGB OCB

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng)

Tuy nhiên, theo đánh giá của Fitch, con số thực tế nếu đánh giá theo chuẩn quốc tế (IAS) phải là 13% tổng dư nợ, một con số đáng lo ngại. Có sự khác biệt trong cách phân loại nợ giữa VAS và IAS do hầu hết các NHTM Việt Nam đều phân loại nợ dựa vào định lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (VAS), nghĩa là các NH Việt Nam chỉ xếp phần nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là đủ tiêu chuẩn.

Bảng 2.8 : Hệ số CAR của BIDV theo Chuẩn mực Việt Nam và quốc tế

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Hệ số CAR theo VAS (%) 9,1 11,10 8,94 9,53 9,32 Hệ số CAR theo IFRS (%) 5,9 6,7 6,5 7,55 n.a

(Nguồn : Báo cáo thường niên của BIDV)

Lãi suất huy động bình quân khá cao:

Trong 6 tháng đầu năm lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tương đối ổn định. Nếu như trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại thì bước sang tháng đầu tiên của Quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh khơng lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố

tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%.

Bảng 2.9 : Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010:

Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 (đơn vị: %)

Ngày 1

tháng tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 31/12/09 10,29 10,29 10,35 10,37 10,36 10,37 10,37 10,39 10,38

26/06/10 11,19 11,28 11,38 11,47 11,47 11,51 11,29 11,32 11,32

31/12/10 13,68 13,69 13,65 13,34 13,05 13,38 12,32 12,34 12,35

(Nguồn: theo trang SBV, Xuân Đảng (2011) tổng hợp)

Trong 6 tháng đầu năm lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tương đối ổn định. Nếu như trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại thì bước sang tháng đầu tiên của Quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh khơng lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%.

Theo Nghị quyết 23/NQ – CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với nguồn vốn của các ngân hàng. Kết quả: sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10. Trước nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất vay vốn ngày càng cao, dưới sự hỗ trợ của NHNN và sự đồng thuận của các ngân hàng, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11%.

Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay

quay mức 17 – 18%. Năm 2011, trong khi lãi suất huy động quy định là 14%/năm nhưng với nhiều cách thức khác nhau như tặng thêm tiền mặt, chi thêm hoa hồng môi giới, v.v. các NH đã đẩy lãi suất này lên rất cao, phổ biến ở mức 16%-18%, đặc biệt có nơi chào lãi suất 19%-20% cho những khoản tiền lớn, rơi vào những kỳ hạn ngắn từ 1- 3 tháng. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng lên khá cao 13%-15%, có lúc lên tới 17,5%-18%. Khi chỉ thị 02/CT-NHNN ra đời chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam không quá 14%, đã buộc các NH tuân thủ theo quy định nếu không muốn bị phạt nặng. Ngày 7/10/2011 thanh tra nhà nước đã phát hiện và xử lý kỷ luật hơn 21 cán bộ của HDBank do liên quan đến huy động vượt trần lãi suất và chi hoa hồng môi giới. Đây là hành động cứng rắn nhất mà NHNN áp dụng, cho thấy quyết tâm rất lớn của nhà nước trong việc tái lập sự ổn định của thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)