Thống kê từ tám NH đang niêm yết cho thấy, trong quý 1/2011, tổng doanh thu các NH này tăng hơn 80% so cùng kỳ nhưng chủ yếu đến từ tín dụng. Hệ quả làm tăng chi phí DPRR cho các TCTD, cụ thể: DPRR tín dụng của VietinBank lên đến gần 2.000 tỉ đồng cao gấp bảy lần so với cùng kỳ; Sacombank trích lập DPRR hơn 200 tỉ đồng, tăng gần 20 lần so với cùng kỳ năm trước; theo bảng cân đối tài sản, chi phí DPRR tín dụng tính đến 31/3năm nay của ACB là 76 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chi phí này là 17 tỉ đồng; Vietcombank cũng phải trích lập dự phòng 400 tỉ đồng trong quý 1.
Theo các chuyên gia ngân hàng, việc trích lập DPRR tín dụng tăng cao chưa phản ánh được tình trạng nợ xấu nhưng đó là một biểu hiện khơng tốt. Rủi ro tín dụng có thể do cơ cấu cho vay có rủi ro cao, trong đó có các khoản vay phi sản xuất như bất động sản, chứng khoán. Trong cơ cấu cho vay của các ngân hàng thì tỷ lệ cho vay phi sản xuất chiếm khoảng 55%. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm tỷ lệ này xuống 22% trước ngày 30 tháng 6.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán lao dốc, giảm dưới 400 điểm, bất động sản nhìn chung trầm lắng làm khả năng rủi ro đến từ hai khu vực này tăng cao, cụ thể: theo tính tốn, các khoản vay phải thu hồi ở các cơng ty chứng khốn tính tới ngày 4/5 là hơn 11.000 tỉ đồng, dư nợ phi sản xuất của NH vẫn chiếm trên 30% tổng dư nợ (phần lớn là các khoản vay bất động sản có thời hạn từ ba năm trở lên). Dù các NH đã vận động các doanh nghiệp trả nợ nhưng do tình hình thị trường nên khơng phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng trả nợ trước hạn.