1.4 Ý nghĩa của việc gia tăng nguồn vốn huy động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu
1.4.2.3 Chi phí của nguồn vốn huy động
Chi phí của nguồn vốn huy động của NHTM bao gồm: chi phí trả lãi trực tiếp và chi phí phi trả lãi (chi cho tiếp thị quảng cáo để thu hút khách hàng gửi tiền, chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, chi phí mua máy móc thiết bị phục vụ công tác huy động vốn, và các chi phí khác liên quan...).
Chi phí nguồn vốn huy động = Chi phí trả lãi trực tiếp + Chi phí phi trả lãi Chi phí trả lãi trực tiếp là chi phí phải trả dựa trên lãi suất danh nghĩa mà ngân hàng công bố cho khách hàng từng thời điểm. Chi phí này phụ thuộc vào kỳ hạn gửi, sản phẩm gửi và mục tiêu gửi tiền của khách hàng, đồng thời nó cũng phụ thuộc vào chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ và tiện ích kèm theo. Nếu ngân hàng giảm chi phí HĐV bằng cách hạ lãi suất thì việc HĐV sẽ gặp khó khăn vì khơng thể cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, khoản chi phí phi trả lãi thì từng ngân hàng riêng lẻ có thể tự mình điều tiết đƣợc tùy theo sự điều hành của từng ngân hàng. Vì vậy, trong dài hạn, muốn giảm chi phí HĐV ta cần phải giảm thiểu chi phí phi lãi.
- Chỉ tiêu Chi phí vốn huy động/ tổng nguồn vốn huy động cho thấy: để huy
động đƣợc 01 đồng vốn thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Hiệu quả của nguồn vốn huy động đƣợc dựa trên chi phí của 01 đồng vốn huy động một cách hợp lý, bảo đảm các khoản thu nhập bù đắp đủ chi phí của ngân hàng và có lợi nhuận cho khách hàng.
- Chỉ tiêu chênh lệch thu chi lãi/chi phí trả lãi của ngân hàng để đánh giá
mối liên hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn. Chỉ tiêu này nói lên 01 đồng chi phí mà ngân hàng bỏ ra sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả công tác huy động vốn càng cao.
13