Hiệu quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2007-2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 52)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng trưởng bình quân (%) 1. Hiệu suất sử dụng vốn 1,27 1,18 1,00 0,95 0,90 -8

2. NIM huy động %/năm 1,21 1,95 0,55 1,29 2,49 54

3. Tỷ lệ TNR từ HĐV (%) 28 35 19 39 56 32

- TNR từ HĐV (Tỷ đồng) 9,92 16,09 6,18 17,92 44,28 84

-Tổng TNR từ các hoạt động (Tỷ đồng) 35,52 45,42 32,88 45,94 78,74 28

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Bến Tre và tính tốn của tác giả

Bảng 2.8 cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn (tỷ lệ dư nợ/vốn huy động) ngày càng giảm phản ánh vốn huy động ngày càng tăng cao hơn dư nợ. Năm 2007 tỷ lệ này là 1,27 có nghĩa là Chi nhánh huy động được 1 đồng vốn thì cho vay là 1,27

đồng, phản ánh Chi nhánh mua vốn nhiều hơn bán vốn. Đến cuối năm 2010 và 2011 thì tỷ lệ này giảm dưới 1 phản ánh Chi nhánh bán vốn huy động nhiều hơn mua vốn. Tỷ suất sinh lời từ hoạt động huy động vốn ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2009, NIM huy động giảm thấp, chỉ 0,55%/năm thì đến năm 2010 tăng lên là 1,29%/năm và năm 2011 tiếp tục tăng lên 2,49%/năm, cao nhất trong các năm. Chính vì vậy, đã góp phần đưa thu nhập rịng từ huy động vốn cũng tăng cao. Năm 2009, thu nhập ròng từ HĐV chỉ đạt 6,18 tỷ đồng, giảm 62% so với năm 2008 và chỉ chiếm 19%/Tổng TNR thì đến năm 2010 tăng lên là 17,92 tỷ đồng, tỷ lệ TNR từ HĐV trong năm này cũng tăng rất cao và chiếm đến 39%. Đến năm 2011, TNR từ HĐV tăng mạnh và cao nhất qua các năm đã đưa tỷ lệ TNR từ HĐV trong năm này chiếm đến 56%/Tổng TNR của tồn Chi nhánh. Kết quả phân tích cho thấy, huy động vốn ngày càng tăng cao sẽ góp phần tăng thu nhập cho Chi nhánh an tồn và hiệu quả hơn hoạt động tín dụng theo cơ chế FTP.

2.3.2.3 Hiệu quả hoạt động dịch vụ

Bảng 2.9: Hiệu quả kinh doanh dịch vụ giai đoạn 2007-2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng trưởng bình quân (%) Tổng TNR từ các hoạt động (Tỷ đồng) 35,52 45,42 32,88 45,94 78,74 28 Dịch vụ ròng (Tỷ đồng) 3,13 6,98 10,44 14,34 14,67 53 Tỷ lệ thu DVR/Tổng TNR (%) 9 15 32 31 19 35

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Bến Tre và tính tốn của tác giả

Kết quả phân tích tại bảng 2.9 cho thấy, thu ròng từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng rất cao, bình quân tăng 53%, trong khi tổng thu nhập rịng từ các hoạt động chỉ tăng bình qn 28%/năm. Đặc biệt, thu dịch vụ rịng tăng mạnh trong năm 2009 và 2010 dẫn đến tỷ trọng thu dịch vụ ròng trong tổng thu từ hoạt động tăng cao: năm 2009 chiếm 32%, tăng 17% so với năm 2008, năm 2010 chiếm 31%. Qua đó, cho thấy chất lượng dịch vụ của BIDV Bến Tre khá tốt. Tuy nhiên, hầu hết các nguồn thu lớn đều tập trung ở các hoạt động mang tính truyền thống như: thanh

toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ. Thu từ các dịch vụ mới như dịch vụ thẻ, BSMS… rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô phát triển của một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Vì vậy, tốc độ thu dịch vụ rịng năm 2011 đã có xu hướng chậm lại và chỉ cịn chiếm 19%/Tổng TNR của Chi nhánh. Do đó, BIDV Bến Tre cần chú trọng để phát huy lợi thế sẵn có, tăng cường khai thác, cung cấp các dịch vụ mới để góp phần tăng hiệu quả hoạt động an toàn, phù hợp với xu hướng của một ngân hàng hiện đại.

2.3.2.4 Hiệu quả HĐKD chung của BIDV Bến Tre giai đoạn 2007-2011 * Lợi nhuận trước thuế:

Bảng 2.10: Lợi nhuận trước thuếgiai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng trưởng bình quân (%) 1. Tổng thu nhập (không gồm thu nợ HTNB) 109,51 177,46 235,78 367,90 614,85 55 1.1 Thu từ lãi 106,17 165,28 225,05 353,45 599,84 55 1.2 Thu dịch vụ 3,19 12,10 10,57 14,41 14,76 76 1.3 Các khoản thu khác 0,15 0,09 0,160 0,040 0,25 122 2. Tổng chi phí (khơng gồm chi DPRR) 85,78 146,49 222,56 347,82 571,67 61 2.1 Chi trả lãi 66,53 112,07 173,35 316,55 537,10 69 2.2 Chi dịch vụ 0,28 5,48 0,13 0,39 0,09 471 2.3 Chi quản lý 11,32 13,77 19,55 21,73 31,29 30 2.4 Chi khác 7,65 15,19 29,53 9,15 3,19 15

3. Chênh lệch thu chi 23,73 30,97 13,22 20,09 43,18 35

4. Thu nợ HTNB 6,687 14,40 9,03 9,30 13,19 31

5. Trích dự phịng rủi ro 11,10 7,00 5,01 14,11 15,38 31

6. Lợi nhuận trước thuế 19,32 38,37 17,24 15,28 40,99 50

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Bến Tre và tính tốn của tác giả

Thu nhập của BIDV Bến Tre tăng trưởng bình quân rất cao (55%/năm) và tăng nhanh qua các năm, nhưng chênh lệch thu chi khơng ổn định, tăng trưởng bình quân thấp, chỉ đạt 35%/năm, lợi nhuận trước thuế cũng biến động mạnh qua các năm. Cụ thể theo biểu đồ 2.4 cho thấy lợi nhuận trước thuế không ổn định và tăng trưởng không đều. Năm 2008, lợi nhuận đạt 38,37 tỷ đồng, tăng 99% so với năm 2007, đến năm 2009 giảm 55% so với năm 2008, năm 2010 tiếp tục giảm 11% so

Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2007-2011

Năm 2011, lợi nhuận phục hồi và tăng rất nhanh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, (tăng 168%, tương đương 25,71 tỷ đồng so với năm 2010 và đạt 40,99 tỷ đồng. Đây được xem là năm đạt hiệu quả cao nhất của BIDV Bến Tre, nguyên nhân chủ yếu do thu nợ hạch tốn ngoại bảng cao, chất lượng tín dụng được cải thiện, vịng quay vốn tín dụng tăng và NIM huy động cao nhất trong các năm (2,49%) đã góp phần tăng chênh lệch thu chi và lợi nhuận.

* Tỷ lệ chênh lệch lãi cận biên (NIM)

Bảng 2.11: Tỷ lệ chênh lệch lãi cận biên giai đoạn 2007-2011

Chỉ tiêu 2.007 2.008 2.009 2.010 2011 Tăng

trưởng bình quân

(%)

Thu nhập ròng từ lãi (Tỷ đồng) 32,37 38,35 22,27 31,53 60,49 28

TSC sinh lời bình quân (Tỷ đồng) 863 1.047 1.264 1.439 1.720 19

NIM (%) 3,74 3,66 1,76 2,10 3,52 8

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Bến Tre và tính tốn của tác giả

Tỷ lệ chênh lệch lãi cận biên của BIDV Bến Tre chưa đều và không ổn định qua các năm. Năm 2009 và 2010 NIM liên tục giảm và đạt rất thấp (< 3%/năm), năm 2011, NIM tăng lên là 3,52% do thu ròng từ lãi trong năm này tăng rất cao (92%) so với năm 2010 nhưng giảm ròng 0,15% so với năm 2008 và giảm 0,22% so với năm 2007. Chi tiết theo biểu đồ 2.6 như sau.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ chênh lệch lãi cận biên (NIM) các năm 2007-2011

Kết quả phân tích cho thấy khả năng quản lý tài sản có sinh lời chưa hiệu quả. BIDV Bến Tre cần nghiên cứu để gia tăng tỷ lệ NIM cho vay, NIM huy động, bám sát thông báo giá bán vốn và mua vốn FTP từng thời điểm của Hội sở chính BIDV để quyết định lãi suất cho vay, huy động phù hợp bảo đảm từng giao dịch mua vốn hoặc bán vốn đều có lãi. Ngồi ra, Chi nhánh cần quản lý tốt các khoản tài sản có khơng sinh lời như: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, các khoản phải thu, tạm ứng nội bộ… Đây là các khoản khơng sinh lời mà cịn chịu chi phí FTP bán vốn của BIDV. Vì vậy, quản lý tốt các khoản mục này cũng góp phần hạn chế phát sinh chi phí trả lãi FTP, gia tăng nguồn thu từ lãi, cải thiện tỷ lệ chênh lệch lãi cận biên.

* Tỷ số Lợi nhuận trên tài sản có (ROA)

Bảng 2.12: ROA của BIDV Bến Tre giai đoạn 2007-2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng

trưởng bình quân

(%)

Tổng tài sản (Tỷ đồng) 1.001 1.195 1.386 1.795 2.142 21

Lợi nhuận trước thuế (Tỷ đồng) 19,32 38,37 17,24 15,28 40,99 50

Lợi nhuận ròng (Tỷ đồng) 14,49 28,78 12,93 11,46 30,74 50

ROA (%) 1,45 2,41 0,93 0,64 1,44 24

Biểu đồ 2.7: ROA của BIDV Bến Tre giai đoạn 2007-2011

Kết quả phân tích tại bảng 2.12 và biểu đồ 2.7 cho thấy ROA của BIDV Bến Tre các năm qua rất thấp (dưới 2%/năm), chỉ duy nhất năm 2008 ROA đạt 2,41%, năm 2009 chỉ đạt 0,93% giảm 61% (tương đương giảm ròng 1,48%) so với năm 2008 và đến năm 2010 tiếp tục giảm và thấp nhất trong các năm, chỉ còn 0,64%, năm 2011 ROA tăng 124%, tương đương tăng ròng 0,80% so với năm 2010 nhưng cũng chỉ đạt 1,44%.

Tóm lại, hiệu quả hoạt động của BIDV Bến Tre giai đoạn 2007-2011 chưa cao, không ổn định và chưa tương xứng với quy mô tăng trưởng của từng hoạt động: tín dụng, huy động vốn và dịch vụ.

2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HĐKD của BIDV Bến Tre.

Từ kết quả khảo sát lần I tại Phụ lục 05, tác giả lựa chọn các yếu tố có mức độ ảnh hưởng từ 50% trở lên để khảo sát tiếp ý kiến đánh giá và cho điểm của các chuyên gia theo phiếu khảo sát tại Phụ lục 04. Theo kết quả khảo sát lần II tại Phụ lục 06, tác giả sẽ lần lượt phân tích các yếu tố tác động từ bên ngoài đến bên trong theo theo thứ tự mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp, cụ thể tại bảng 2.13 như sau.

Bảng 2.13: Bảng tổng hợp kết quả cho điểm của các chuyên gia

STT Yếu tố Điểm

1 2 3 4 5 Bình quân

I Yếu tố bên ngoài

1 Đối thủ cạnh tranh trên địa bàn 0 2 4 9 10 4,08

2 Khách hàng 1 2 5 13 4 3,84

3 Chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước 2 1 8 9 5 3,56

4 Chiến lược, chính sách phát triển của tỉnh 5 10 7 1 2 2,40

5 Sự tiến bộ về khoa học công nghệ 7 11 5 2 0 2,08

II Yếu tố bên trong

1 Nguồn nhân lực 0 2 1 14 8 4,12

2 Cơ chế FTP 2 2 5 10 6 3,64

3 Bộ máy tổ chức hoạt động của ngân hàng 1 3 5 12 4 3,60

4 Mạng lưới hoạt động 1 4 5 11 4 3,52

5 Hoạt động Marketing 8 3 7 4 3 2,64

6 Năng lực tài chính của ngân hàng 8 7 5 3 2 2,36

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu chấm điểm của các chuyên gia tại Phụ lục 06

2.4.1 Yếu tố bên ngoài

2.4.1.1 Đối thủ cạnh tranh

Theo kết quả chấm điểm tại bảng 2.13 thì đây được đánh giá là yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng khá mạnh đến hiệu quả hoạt động của BIDV Bến Tre (4,08 điểm). Điều này chứng tỏ rằng lợi nhuận của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn. Hoạt động ngân hàng khác với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, chất lượng sản phẩm không phụ thuộc vào giá. Ngân hàng huy động với với lãi suất cao hay cho vay với lãi suất thấp khơng đồng nghĩa với ngân hàng đó có chất lượng cao. Do đó, khi xuất hiện càng nhiều ngân hàng trên cùng một địa bàn sẽ dẫn đến cạnh tranh càng gay gắt, để thu hút khách hàng chiếm lĩnh thị phần, nhất là trong công tác huy động vốn buộc các ngân hàng phải có các chính sách khách hàng linh hoạt, ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ… sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tại Phụ lục 07, ta thấy xét về quy mơ hoạt động thì khối NHTMNN chiếm thị phần rất lớn: huy động vốn chiếm từ 77% trở lên trong giai đoạn 2007-2011, dư

nợ tín dụng chiếm từ 81% trở lên. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng thì khối NHTMNN tăng ít hơn khối NHTMCP và thị phần giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2007, huy động vốn chiếm đến 90% thị phần trên địa bàn, đến năm 2011, thị phần của khối NHTMNN chỉ còn 77%, giảm ròng 23% so với cuối năm 2007 trong khi khối NHTMCP chiếm chỉ 10% cuối năm 2007, thì đến cuối năm 2011 chiếm đến 23%, tăng 13% so với năm 2007. Dư nợ tín dụng cũng vậy, thị phần tín dụng từ 95% cuối năm 2007 và 2008 thì đến cuối năm 2011 chỉ cịn 81%, giảm ròng 14% . BIDV Bến Tre khơng nằm ngồi tác động trên, thị phần huy động và tín dụng giảm dần qua các năm kể từ khi xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới. Cụ thể: thị phần huy động vốn năm 2007 chiếm 24% thì đến năm 2011 chỉ cịn 20%, thị phần tín dụng năm 2007 chiếm 18% thì đến năm 2011 chỉ chiếm 17%. Đây là nguy cơ đe dọa đối với BIDV Bến Tre nói riêng và khối NHTMNN nói chung trước áp lực canh tranh thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần của các NHTMCP.

Biểu đồ 2.8: Thị phần tín dụng và huy động vốn của BIDV Bến Tre

Mặc dù hoạt động huy động vốn tăng trưởng rất tốt qua các năm 2007-2011, bình quân tăng 31%/năm, nhưng thị phần huy động vốn giảm. Do sự xuất hiện và mở rộng mạng lưới ngày càng nhiều của các NHTM trên địa bàn đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động huy động vốn và cho vay. Năm 2007 chỉ có 02 NHTMCP là Sacombank và SCB thì đến năm 2008 đã xuất hiện thêm NHTMCP Đông Á và NHTMCP Kiên Long, đầu năm 2010 NHTMCP Đại Tín xuất hiện và đến năm 2011 thì NHTMCP Á Châu và NHTMCP Phương Nam lại khai

trương hoạt động trên địa bàn càng tạo áp lực cạnh tranh gay gắt trong hoạt động của các NHTM. Đặc biệt là công tác huy động vốn, để giữ được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, duy trì nguồn vốn huy động,... BIDV Bến Tre phải tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, khuyến mại, quảng cáo... làm tăng chi phí trong hoạt động, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến hiệu quả trong thời gian qua.

2.4.1.2 Khách hàng

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư và phát triển của tỉnh đã thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre ngày càng nhiều. Chính vì thế mà khách hàng của BIDV Chi nhánh Bến Tre khá đa dạng: từ các doanh nghiệp nhà nước đến các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh, tư nhân, cá thể. Có thể phân tích khách hàng theo hai nhóm đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp và cá thể.

Bảng 2.14: Khách hàng của BIDV Bến Tre các năm 2007 - 2011

Đơn vị tính: khách hàng Khách hàng 2.007 2.008 2.009 2.010 2011 Tăng trưởng bình quân (%) Doanh nghiệp 630 714 835 912 916 10 Tỷ trọng (%) 3 3 3 2 3 -8 Cá nhân 18.094 24.476 30.845 31.536 37.054 20 Tỷ trọng (%) 97 97 97 98 97 0,2 Tổng 18.724 25.190 31.680 32.448 37.970 20

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Bến Tre

Bảng 2.14 cho thấy khách hàng của BIDV hầu hết là khách hàng cá nhân, bình quân chiếm đến 97%. Đây là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng tiền gửi lớn nhất trong tổng tiền gửi của BIDV Bến Tre (bình quân chiếm 71,5%), tập trung nhiều nhất ở địa bàn Thành phố Bến Tre và các huyện có mạng lưới của BIDV Bến Tre như Bình Đại và Mỏ Cày. Trong đó, nhóm khách hàng ảnh hưởng lớn đến nền vốn của BIDV là các Đại lý vé số trong và ngồi tỉnh của Cơng ty Xổ số Kiến thiết tỉnh Bến Tre, bình quân chiếm đến 20%/vốn huy động của BIDV Bến Tre. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là gửi tiền để ký quỹ cho Công ty Xổ số kiến thiết

Bến Tre, tiền gửi rất ổn định, số dư lớn, nhưng hầu hết gửi ngắn hạn dưới 12 tháng, thường gửi vào đầu năm và thanh toán vào cuối năm gây khó khăn rất lớn cho BIDV Bến Tre trong cân đối vốn vào thời điểm cuối năm. Đây là điểm yếu mà BIDV cần phải xem xét trong thực hiện chính sách khách hàng cũng như thiết kế sản phẩm phù hợp với đối tượng này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng hiệu quả sử dụng vốn của BIDV. Ngoài ra, số lượng khách hàng cá thể đông nhưng dư nợ bán lẻ chiếm rất thấp (bình quân chỉ chiếm 26%/tổng dư nợ), thu nhập từ khách hàng cá thể trong các sản phẩm dịch vụ cịn hạn chế, do đó trong tương lai BIDV cần nghiên cứu triển khai thêm nhiều sản phẩm hướng tới đối tượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)