Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng
trưởng bình quân
(%)
Tổng tài sản (Tỷ đồng) 1.001 1.195 1.386 1.795 2.142 21
Lợi nhuận trước thuế (Tỷ đồng) 19,32 38,37 17,24 15,28 40,99 50
Lợi nhuận ròng (Tỷ đồng) 14,49 28,78 12,93 11,46 30,74 50
ROA (%) 1,45 2,41 0,93 0,64 1,44 24
Biểu đồ 2.7: ROA của BIDV Bến Tre giai đoạn 2007-2011
Kết quả phân tích tại bảng 2.12 và biểu đồ 2.7 cho thấy ROA của BIDV Bến Tre các năm qua rất thấp (dưới 2%/năm), chỉ duy nhất năm 2008 ROA đạt 2,41%, năm 2009 chỉ đạt 0,93% giảm 61% (tương đương giảm ròng 1,48%) so với năm 2008 và đến năm 2010 tiếp tục giảm và thấp nhất trong các năm, chỉ còn 0,64%, năm 2011 ROA tăng 124%, tương đương tăng ròng 0,80% so với năm 2010 nhưng cũng chỉ đạt 1,44%.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động của BIDV Bến Tre giai đoạn 2007-2011 chưa cao, không ổn định và chưa tương xứng với quy mô tăng trưởng của từng hoạt động: tín dụng, huy động vốn và dịch vụ.
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HĐKD của BIDV Bến Tre.
Từ kết quả khảo sát lần I tại Phụ lục 05, tác giả lựa chọn các yếu tố có mức độ ảnh hưởng từ 50% trở lên để khảo sát tiếp ý kiến đánh giá và cho điểm của các chuyên gia theo phiếu khảo sát tại Phụ lục 04. Theo kết quả khảo sát lần II tại Phụ lục 06, tác giả sẽ lần lượt phân tích các yếu tố tác động từ bên ngoài đến bên trong theo theo thứ tự mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp, cụ thể tại bảng 2.13 như sau.
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp kết quả cho điểm của các chuyên gia
STT Yếu tố Điểm
1 2 3 4 5 Bình quân
I Yếu tố bên ngoài
1 Đối thủ cạnh tranh trên địa bàn 0 2 4 9 10 4,08
2 Khách hàng 1 2 5 13 4 3,84
3 Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước 2 1 8 9 5 3,56
4 Chiến lược, chính sách phát triển của tỉnh 5 10 7 1 2 2,40
5 Sự tiến bộ về khoa học công nghệ 7 11 5 2 0 2,08
II Yếu tố bên trong
1 Nguồn nhân lực 0 2 1 14 8 4,12
2 Cơ chế FTP 2 2 5 10 6 3,64
3 Bộ máy tổ chức hoạt động của ngân hàng 1 3 5 12 4 3,60
4 Mạng lưới hoạt động 1 4 5 11 4 3,52
5 Hoạt động Marketing 8 3 7 4 3 2,64
6 Năng lực tài chính của ngân hàng 8 7 5 3 2 2,36
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu chấm điểm của các chuyên gia tại Phụ lục 06
2.4.1 Yếu tố bên ngoài
2.4.1.1 Đối thủ cạnh tranh
Theo kết quả chấm điểm tại bảng 2.13 thì đây được đánh giá là yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng khá mạnh đến hiệu quả hoạt động của BIDV Bến Tre (4,08 điểm). Điều này chứng tỏ rằng lợi nhuận của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn. Hoạt động ngân hàng khác với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, chất lượng sản phẩm không phụ thuộc vào giá. Ngân hàng huy động với với lãi suất cao hay cho vay với lãi suất thấp khơng đồng nghĩa với ngân hàng đó có chất lượng cao. Do đó, khi xuất hiện càng nhiều ngân hàng trên cùng một địa bàn sẽ dẫn đến cạnh tranh càng gay gắt, để thu hút khách hàng chiếm lĩnh thị phần, nhất là trong công tác huy động vốn buộc các ngân hàng phải có các chính sách khách hàng linh hoạt, ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ… sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tại Phụ lục 07, ta thấy xét về quy mơ hoạt động thì khối NHTMNN chiếm thị phần rất lớn: huy động vốn chiếm từ 77% trở lên trong giai đoạn 2007-2011, dư
nợ tín dụng chiếm từ 81% trở lên. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng thì khối NHTMNN tăng ít hơn khối NHTMCP và thị phần giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2007, huy động vốn chiếm đến 90% thị phần trên địa bàn, đến năm 2011, thị phần của khối NHTMNN chỉ còn 77%, giảm ròng 23% so với cuối năm 2007 trong khi khối NHTMCP chiếm chỉ 10% cuối năm 2007, thì đến cuối năm 2011 chiếm đến 23%, tăng 13% so với năm 2007. Dư nợ tín dụng cũng vậy, thị phần tín dụng từ 95% cuối năm 2007 và 2008 thì đến cuối năm 2011 chỉ còn 81%, giảm ròng 14% . BIDV Bến Tre khơng nằm ngồi tác động trên, thị phần huy động và tín dụng giảm dần qua các năm kể từ khi xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới. Cụ thể: thị phần huy động vốn năm 2007 chiếm 24% thì đến năm 2011 chỉ cịn 20%, thị phần tín dụng năm 2007 chiếm 18% thì đến năm 2011 chỉ chiếm 17%. Đây là nguy cơ đe dọa đối với BIDV Bến Tre nói riêng và khối NHTMNN nói chung trước áp lực canh tranh thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần của các NHTMCP.
Biểu đồ 2.8: Thị phần tín dụng và huy động vốn của BIDV Bến Tre
Mặc dù hoạt động huy động vốn tăng trưởng rất tốt qua các năm 2007-2011, bình quân tăng 31%/năm, nhưng thị phần huy động vốn giảm. Do sự xuất hiện và mở rộng mạng lưới ngày càng nhiều của các NHTM trên địa bàn đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động huy động vốn và cho vay. Năm 2007 chỉ có 02 NHTMCP là Sacombank và SCB thì đến năm 2008 đã xuất hiện thêm NHTMCP Đông Á và NHTMCP Kiên Long, đầu năm 2010 NHTMCP Đại Tín xuất hiện và đến năm 2011 thì NHTMCP Á Châu và NHTMCP Phương Nam lại khai
trương hoạt động trên địa bàn càng tạo áp lực cạnh tranh gay gắt trong hoạt động của các NHTM. Đặc biệt là công tác huy động vốn, để giữ được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, duy trì nguồn vốn huy động,... BIDV Bến Tre phải tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, khuyến mại, quảng cáo... làm tăng chi phí trong hoạt động, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến hiệu quả trong thời gian qua.
2.4.1.2 Khách hàng
Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư và phát triển của tỉnh đã thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre ngày càng nhiều. Chính vì thế mà khách hàng của BIDV Chi nhánh Bến Tre khá đa dạng: từ các doanh nghiệp nhà nước đến các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể. Có thể phân tích khách hàng theo hai nhóm đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp và cá thể.
Bảng 2.14: Khách hàng của BIDV Bến Tre các năm 2007 - 2011
Đơn vị tính: khách hàng Khách hàng 2.007 2.008 2.009 2.010 2011 Tăng trưởng bình quân (%) Doanh nghiệp 630 714 835 912 916 10 Tỷ trọng (%) 3 3 3 2 3 -8 Cá nhân 18.094 24.476 30.845 31.536 37.054 20 Tỷ trọng (%) 97 97 97 98 97 0,2 Tổng 18.724 25.190 31.680 32.448 37.970 20
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Bến Tre
Bảng 2.14 cho thấy khách hàng của BIDV hầu hết là khách hàng cá nhân, bình quân chiếm đến 97%. Đây là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng tiền gửi lớn nhất trong tổng tiền gửi của BIDV Bến Tre (bình quân chiếm 71,5%), tập trung nhiều nhất ở địa bàn Thành phố Bến Tre và các huyện có mạng lưới của BIDV Bến Tre như Bình Đại và Mỏ Cày. Trong đó, nhóm khách hàng ảnh hưởng lớn đến nền vốn của BIDV là các Đại lý vé số trong và ngồi tỉnh của Cơng ty Xổ số Kiến thiết tỉnh Bến Tre, bình quân chiếm đến 20%/vốn huy động của BIDV Bến Tre. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là gửi tiền để ký quỹ cho Công ty Xổ số kiến thiết
Bến Tre, tiền gửi rất ổn định, số dư lớn, nhưng hầu hết gửi ngắn hạn dưới 12 tháng, thường gửi vào đầu năm và thanh toán vào cuối năm gây khó khăn rất lớn cho BIDV Bến Tre trong cân đối vốn vào thời điểm cuối năm. Đây là điểm yếu mà BIDV cần phải xem xét trong thực hiện chính sách khách hàng cũng như thiết kế sản phẩm phù hợp với đối tượng này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng hiệu quả sử dụng vốn của BIDV. Ngoài ra, số lượng khách hàng cá thể đông nhưng dư nợ bán lẻ chiếm rất thấp (bình quân chỉ chiếm 26%/tổng dư nợ), thu nhập từ khách hàng cá thể trong các sản phẩm dịch vụ cịn hạn chế, do đó trong tương lai BIDV cần nghiên cứu triển khai thêm nhiều sản phẩm hướng tới đối tượng khách hàng này nhằm tạo nguồn thu ổn định, bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của một ngân hàng bán lẻ hiện đại.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng lại là đối tượng khách hàng sử dụng hầu hết các sản phẩm, dịch vụ của BIDV, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho BIDV Bến Tre. Chính vì vậy mà hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bến Tre gắn liền với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Gắn với đặc điểm quá trình thành lập và phát triển, khách hàng truyền thống của BIDV Bến Tre là các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi...tạo nên lợi thế cho Chi nhánh trong cho vay các dự án đầu tư, xây dựng lớn và khai thác tốt các dịch vụ bảo lãnh, thanh toán, bảo hiểm.... Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn cho BIDV Bến Tre, các cơng trình, dự án đầu tư xây dựng thuộc vốn nhà nước thường thanh toán chậm, liên quan đến nhiều cấp phê duyệt, do đó phát sinh nợ quá hạn lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Cụ thể, năm 2009, Công ty BOT Cầu Rạch Miễu phát sinh nợ quá hạn là 56,98 tỷ đồng (từ tháng 1/2009 đến tháng 7/2009) do lãi đến hạn khơng thanh tốn kịp (8,2 tỷ đồng) đã làm cho chênh lệch thu chi của Chi nhánh bị âm suốt 7 tháng đầu năm. Nguyên nhân do tiến độ thi công chậm, lãi vay phát sinh cao hơn dự tốn. Cơng ty được thu phí từ tháng 4/2009, nhưng thời gian đầu nguồn thu chưa đủ để trả lãi. Vì vậy đã ảnh hưởng đến chênh lệch thu chi của Chi nhánh, làm phát sinh tăng lãi FTP do tài khoản thu nhập và chi phí đều được Hội sở chính áp dụng giá mua/bán vốn
FTP kỳ hạn 3 tháng, nên khi chi phí cao hơn thu nhập thì Chi nhánh lại phải ghánh chịu thêm chi phí trả lãi FTP.
Ngồi ra, nhóm khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu lớn của tỉnh như Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy Sản Bến Tre, Công ty cổ phần Đông Hải, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty cổ phần Lâm thủy Sản Bến Tre... đều là khách hàng truyền thống của BIDV Bến Tre. Nhóm khách hàng này sử dụng hầu hết các sản phẩm dịch vụ của BIDV Bến Tre như: tiền vay, tiền gửi, dịch vụ, đặc biệt chiếm doanh số rất lớn trong dịch vụ tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ. Đây là đối tượng khách hàng luôn thu hút sự quan tâm, chú ý và lôi kéo của các NHTM khác trên địa bàn. Hiện nay, các khách hàng này đã có sự chọn lựa và chia sẻ trong sử dụng các sản phẩm dịch vụ của BIDV với các NHTM khác. Do đó, để giữ chân khách hàng, BIDV Bến Tre thường xuyên áp dụng các chính sách linh hoạt, cạnh tranh như: giảm lãi suất tiền vay, ưu đãi phí dịch vụ, tỷ giá mua, bán ngoại tệ... cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh.
2.4.1.3 Chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước
Với vai trò đặc biệt quan trọng của NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cho nên mọi tác động từ các chính sách của Nhà nước đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của NHTM. Nhìn chung, các cơ chế, chính sách của Nhà nước tuy đã phát huy được tác dụng với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, trong giai đoạn nền kinh tế trong nước diễn biến phức tạp do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008. Hàng loạt các gói giải pháp như miễn, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất đã có tác động tích cực đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội... Tuy nhiên, cũng có những chính sách q cứng nhắc, ràng buộc từ phía NHNN ảnh hưởng đến khả năng tự chủ trong kinh doanh của các NHTM như quy định trần lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản một thời gian khá dài (từ năm 2008 đến tháng 4/2010), đã cột chặt đầu ra của các NHTM trong khi đầu vào liên tục tăng, lãi suất huy động tăng nhanh theo xu thế chung của giá cả và lạm phát nhưng lãi suất cơ bản gần như khơng thay đổi. Các NHTM tìm mọi cách để lách trần lãi suất như thu phí thu trong hoạt động tín dụng, làm méo mó
lãi suất tiền vay, rối loạn trong hoạt động tín dụng... Cơ chế điều hành tỷ giá chưa phù hợp theo diễn biến của thị trường và hoạt động kiểm tra, giám sát chưa nghiêm nên lúc nào cũng tồn tại hai tỷ giá giữa ngân hàng với bên ngoài. Hoạt động thanh tra giám sát thiếu hiệu quả ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, dẫn đến ngân hàng nào chấp hành nghiêm túc sẽ mất khách hàng do cạnh tranh kém, giảm hiệu quả... gây rối loạn cho nền kinh tế, bất ổn cho xã hội.
Hoạt động thanh tra của NHNN thiếu độc lập do đó hiệu lực xử lý chưa cao. Mơ hình tổ chức bộ máy thanh tra cồng kềnh nhưng kém hiệu quả, hoạt động thanh tra kiểm soát trùng lắp. Đơn cử đợt cho vay hỗ trợ lãi suất vừa qua, các Chi nhánh của NHTM tiếp rất nhiều đoàn thanh tra từ thanh tra của Chi nhánh NHNN Tỉnh đến thanh tra của NHNN Trung Ương, kiểm toán Nhà nước... gây lãng phí, tốn kém thay vì chỉ tập trung kiểm tra tại Hội sở chính của NHTM.
2.4.1.4 Chiến lược, chính sách phát triển của tỉnh Bến Tre
Từ sau Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VIII, tỉnh Bến Tre đã có những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết đề ra. Kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng giao thông, thủy lợi được tập trung đầu tư đầu tư và đưa vào sử dụng như Cầu Rạch Miễu, Cầu Hàm Luông đã giúp Bến Tre phá thế biệt lập về địa lý, mở rộng giao lưu với các tỉnh, thành trong khu vực. Qua đó, tác động tích cực đến thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh, tạo ra diện mạo mới cho toàn tỉnh. Đời sống người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 1.100 USD, gần gấp đôi so với năm 2007. Các thành phần kinh tế chuyển biến tích cực: Kinh tế Nhà nước sau khi sắp xếp lại và cổ phần hoá hoạt động khá hiệu quả; Kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về vốn đầu tư và quy mô sản xuất, trong 5 năm (2005-2010), tăng 42,4% về số lượng doanh nghiệp và gấp 2,14 lần về vốn đăng ký so với 5 năm trước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng khá... Kết quả đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM phát triển sản phẩm tín dụng, thu hút tiền gửi và các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, đem lại hiệu quả cho ngân hàng. Đặc biệt, từ năm 2007, khi có Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân Tỉnh Bến Tre đã ban hành các văn bản (số 3920/UBND-NC ngày 22/10/2007 và 4966/UBND-TMXDCB ngày 20/12/2007) chỉ đạo và đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể trong Tỉnh thực hiện đã góp phần tích cực cho các NHTM phát triển dịch vụ thẻ ATM, thanh toán lương qua tài khoản và cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại như: internetbanking, homebanking, BSMS, VNTopup... Tuy nhiên, thời gian qua, sự phối hợp giữa các ban, bộ phận trong tỉnh