Tỷ lệ chênh lệch lãi cận biên giai đoạn 2007-2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 55 - 56)

Chỉ tiêu 2.007 2.008 2.009 2.010 2011 Tăng

trưởng bình quân

(%)

Thu nhập ròng từ lãi (Tỷ đồng) 32,37 38,35 22,27 31,53 60,49 28

TSC sinh lời bình quân (Tỷ đồng) 863 1.047 1.264 1.439 1.720 19

NIM (%) 3,74 3,66 1,76 2,10 3,52 8

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Bến Tre và tính tốn của tác giả

Tỷ lệ chênh lệch lãi cận biên của BIDV Bến Tre chưa đều và không ổn định qua các năm. Năm 2009 và 2010 NIM liên tục giảm và đạt rất thấp (< 3%/năm), năm 2011, NIM tăng lên là 3,52% do thu ròng từ lãi trong năm này tăng rất cao (92%) so với năm 2010 nhưng giảm ròng 0,15% so với năm 2008 và giảm 0,22% so với năm 2007. Chi tiết theo biểu đồ 2.6 như sau.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ chênh lệch lãi cận biên (NIM) các năm 2007-2011

Kết quả phân tích cho thấy khả năng quản lý tài sản có sinh lời chưa hiệu quả. BIDV Bến Tre cần nghiên cứu để gia tăng tỷ lệ NIM cho vay, NIM huy động, bám sát thông báo giá bán vốn và mua vốn FTP từng thời điểm của Hội sở chính BIDV để quyết định lãi suất cho vay, huy động phù hợp bảo đảm từng giao dịch mua vốn hoặc bán vốn đều có lãi. Ngoài ra, Chi nhánh cần quản lý tốt các khoản tài sản có khơng sinh lời như: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, các khoản phải thu, tạm ứng nội bộ… Đây là các khoản không sinh lời mà cịn chịu chi phí FTP bán vốn của BIDV. Vì vậy, quản lý tốt các khoản mục này cũng góp phần hạn chế phát sinh chi phí trả lãi FTP, gia tăng nguồn thu từ lãi, cải thiện tỷ lệ chênh lệch lãi cận biên.

* Tỷ số Lợi nhuận trên tài sản có (ROA)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)