Phân tích tác động của cụm chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chính sách phát triển gạch không nung tại phú yên (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2. Phân tích tác động của cụm chính sách

4.2.1. Các đối tượng chịu tác động của chính sách

Cụm chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng GKN sẽ tác động đến các đối tượng có thể thấy rõ bao gồm:

 Các chủ lò GTC (DN cũ);

 Các DN sản xuất gạch theo công nghệ tuynel (DN mới);

 Các DN sản xuất vật liệu không nung (DN thay thế);

 Người lao động ở khu vực nơng thơn (lao động của các lị GTC);

 Ngân sách nhà nước và môi trường.

4.2.2. Phân tích tác động của phương án hiện tại

Theo nghiên cứu của tác giả, việc triển khai cụm chính sách khuyến khích sử dụng GKN hiện nay của Việt Nam sẽ đi theo xu hướng cắt giảm nhanh chóng, tiến tới chấm dứt các lị GĐSN thủ cơng, khuyến khích phát triển đồng thời các sản phẩm GĐSN theo công nghệ tuynel và các sản phẩm GKN để thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bảng phân tích lợi ích chi phí của các nhóm đối tượng trên được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.4: Các đối tượng bị tác động

Đối tượng Định tính

Lợi ích Chi phí

Nhà nước - Quản lý dễ dàng, thu được các thuế liên quan như TNDN, VAT… - Thu được thuế tài nguyên.

- Quản lý được việc xả thải ra môi trường.

DN cũ - Mất đi ngành nghề hoạt động.

- Áp lực chuyển sang ngành nghề mới

DN mới - Được đầu tư vào một lĩnh vực rất an tồn vì thị trường có sẵn.

riêng.

DN thay thế - Được tạo điều kiện đầu tư.

- Sản phẩm đón đầu xu thế thị trường.

- Đối mặt với thị trường gần như là hoàn toàn mới

Người dân - Nông dân không bị mất ruộng để canh tác.

- Người dân xung quanh các lị TC khơng phải bị khói lị GTC gây ô nhiễm.

- Người tiêu dùng hưởng lợi từ vật liệu mới tốt hơn.

- Việc làm nông thôn sẽ bị mất đi rất nhiều.

Môi trường - Tiết kiệm được một phần năng lượng do công nghệ tuynel.

- Giảm xả khí thải do công nghệ tuynel.

- Vẫn chưa loại bỏ được khí thải từ việc đốt than đá trong các lò tuynel.

Đối với Nhà nước, ngân sách sẽ thu được thuế thu nhập doanh nghiệp thay vì thuế khốn cho từng hộ sản xuất GTC. Khoản chênh lệch này là 18%, trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%, thuế khốn cho hộ gia đình sản xuất GTC là 7%. Riêng thuế tài ngun và phí mơi trường vẫn như cũ vì chỉ chuyển thu từ nhóm sản xuất GTC sang nhóm sản xuất gạch Tuynel.

Đối với các DN cũ, họ đối mặt với việc mất hoàn toàn nghề cũ, áp lực chuyển sang sản xuất các loại gạch khác hoặc các sản phẩm khác.

Đối với các DN mới, với sự chấm dứt các DN cũ, họ hoàn toàn hưởng lợi từ việc thị trường ngày càng lớn hơn.

Đối với các DN thay thế, với cụm chính sách hiện tại, thị trường chỉ tiếp nhận các sản phẩm GĐSN, trong điều kiện chính sách khuyến khích chưa cụ thể, nên họ hồn tồn khơng hưởng được lợi ích nào.

Đối với người dân (ở đây là lao động nông thôn), công việc của họ gắn liền với các hoạt động của các lò GTC, do vậy họ đối mặt với nguy cơ mất việc làm (trong 10 tháng), phần lợi ích nhỏ của họ đến từ khả năng trợ cấp về chuyển đổi việc làm từ ngân sách nhà nước (khoảng 01 tháng lương hiện tại). Ngoài ra, người dân khác sẽ được hưởng lợi như nông dân, người dân xung quanh các lò GTC, người dân được sử dụng vật liệu mới (GKN).

Đối với mơi trường, cụm chính sách này mang lại lợi ích từ việc tiết kiệm năng lượng và khí thải do sử dụng cơng nghệ tuynel.

Nếu được tính tốn định lượng (ước lượng) dựa vào các số liệu sẵn có như Phụ lục 4, chúng ta có thể ước lượng tác động như sau:

Bảng 4.5: Tác động định lượng của các đối tượng18: ĐVT: đồng

Ký hiệu Đối tượng Nội dung Lợi ích Chi phí

A Nhà nước VAT 7.722.000.000 B TNDN 2.326.500.000 C Đào tạo nghề 7.500.000.000 D DN cũ 9.900.000.000 E DN mới 20.839.500.000 F DN thay thế - -

G Người dân Người lao động 67.800.000.000

H Nông dân 919.500.000

I Dân xung quan các lò GTC 6.815.340.000

K Người tiêu dùng 17.849.911.680

L Môi trường Xả thải 3.066.903.000

M Năng lượng 20.412.000.000

N Tổng cộng 79.951.654.680 85.200.000.000

Ghi chú: Thời gian ước lượng là ngay khi cấm xong các LTC, Theo CT 22/2011 là hết năm

2014.

4.2.3. Đánh giá sơ bộ phương án đang triển khai

Theo kết quả tính tốn ước lượng ở phần 4.2.2, có thể thấy chính sách này mang lại lợi ích thấp hơn chi phí nó tạo ra, vì vậy chính sách này cần phải thay đổi để mang lại nhiều lợi ích hơn cho xã hội nói chung. Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ thu được thêm các nguồn thuế bao gồm VAT và thuế TNDN, các nguồn này có được là do chênh lệch giữa thuế khốn của các lị GTC và thuế của các DN (các khoản A, B, C)

Đối với các đối tượng liên quan, chi phí mất đi của nhóm DN cũ sẽ chuyển giao tồn bộ cho nhóm DN mới thay vì chuyển giao một phần cho DN thay thế. Điều này cho thấy, chính sách chỉ ở mức loại bỏ đi những thành phần DN khơng thể kiểm sốt được (về môi

18 Xem thêm tính tốn ở Phụ lục 4

trường, tài nguyên hay thuế), để tập trung vào những DN có thể kiểm sốt được (là các cơng ty thay vì mơ hình kinh doanh hộ cá thể), chưa góp phần tạo nên sự thay thế một cách bền vững để hướng tới sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

Riêng đối với người dân (các lao động) thì sự mất đi chính là cơng việc hiện tại ở các lò GTC (khoảng 5.000 lao động). Bên cạnh đó, hiện tại, Phú Yên cũng chưa có các chính sách cụ thể để hỗ trợ chuyển đổi lao động của các lò GTC, con số 1,5 triệu đồng/người là dự kiến áp dụng theo mơ hình của TP.HCM. Do vậy trước mắt là giá trị lao động bị mất đi là 1,5 triệu đồng/lao động mất việc.

Đối với môi trường, việc sản xuất chỉ chuyển từ các lò GTC sang các lò tuynel, do vậy, lợi ích về mơi trường chỉ là phần tiết kiệm về năng lượng và mức xả thải do công nghệ tuynel mang lại. Trong khi đó, một phần lợi ích rất lớn do sự thay thế của GKN cho GĐSN bao gồm tiết kiệm tài nguyên đất, loại bỏ khí thải do sử dụng cơng nghệ nung truyền thống, lại hoàn tồn chưa có.

Xét về tổng thể, lợi ích mang lại nhỏ hơn chi phí mất đi, hay nói cách khác là tổng lợi ích xã hội đã bị âm. Có thể thấy, lý do chủ yếu là ở vấn đề lao động và vai trò của DN thay thế. Do vậy chính sách cần dựa vào các tiêu chí này để thay đổi cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chính sách phát triển gạch không nung tại phú yên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)